Nghệ sĩ

“Đệ nhất nguyệt cầm” Ba Tu

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 25/10/2015 6:23:03 CH |  Admin |  0 bình luận |   1506 lượt xem

(cailuong.net) - Ông là bậc thầy đáng kính trong làng cổ nhạc có cái tâm hiền lành và luôn giữ nhân cách, đạo đức sáng ngời của người thầy đờn

Nhạc sĩ, danh cầm Ba Tu được xem là báu vật của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) và sân khấu cải lương. Gần tuổi 80, ông vẫn lên sàn diễn cùng con cháu hòa đờn, đặc biệt là vẫn dạy học trò theo ý nguyện, truyền thụ ngón đờn kìm độc nhất vô nhị để nâng bước thế hệ nhạc công trẻ phát triển nghề. Với ngón đờn tinh hoa bậc nhất, ông đã hoàn thành công trình nghiên cứu về ĐCTT Nam Bộ: độc tấu đờn kìm với bộ đĩa 20 bản tổ nhạc tài tử cho tỉnh Long An - quê hương ông - để bảo tồn nguồn gốc, sự sáng tạo của loại nhạc cụ này trong đời sống ĐCTT hôm nay.

Ngón đàn mê hoặc nghệ sĩ

GS-TS Trần Văn Khê, khi còn sống, mỗi lần hội ngộ với danh cầm Ba Tu, ông đã nhận xét ngón đờn Ba Tu nhấn chữ xang nức nở đến đổ hột như người có tâm sự kể về những trạng thái của mình bằng hơi thở, con tim. Ba Tu đờn bản vọng cổ có nhiều chữ nhạc rất mới, tạo nét duyên dáng. Các thể điệu Bắc hùng tráng, Nam - Oán của ngón đờn đó rất mùi mẫn. Kỹ thuật nhấn nhá, chạy chữ, chẻ, xốc nhịp vô cùng kịch tính.

Ông lớn lên trong nghèo khó, từ nhỏ đã bộc lộ niềm đam mê cổ nhạc, nhất định chọn cây đờn kìm để học. Ông cho biết khi đã nằm lòng 20 bài bản tổ của nghệ thuật đờn ca tài tử, mình bắt đầu học qua nhiều loại nhạc cụ khác như: cò, tranh, sến, guitar phím lõm.

Danh cầm Ba Tu kể cha của ông cũng là người biết ĐCTT, thấy con trai quá mê đờn nên cha ông có phần la rầy, bắt phải học chữ, học văn hóa trước để có kiến thức rồi mới học chuyên môn và chọn nó làm cái nghề. Từ đó, mỗi buổi sáng, ông phải học văn hóa; buổi tối mới học đờn. Ông kể tiếp: “Ba tôi quyết tìm thầy giỏi cho con theo học. Tôi đã làm quen với cây đờn kìm dưới sự hướng dẫn của thầy Chín Phàn, sau đó là các thầy Hai Võ, Bảy Quế. Họ đều là những người thầy xuất thân từ ĐCTT ở làng thôn. Nếu ông Hai Võ có ngón đờn cò độc đáo thì thầy Bảy Quế đờn tranh rất ngọt. Hơn 11 năm, tôi thọ giáo 3 người thầy, đem đam mê đổi lấy kinh nghiệm, rồi trên những nẻo đường theo các gánh hát #cailuong#, tôi lại tích cóp thêm cho ngón đờn của mình những cảm xúc”.

 

Danh cầm Ba Tu hòa nhạc trong chương trình ĐCTT tại Nhà Văn hóa Thanh Niên sáng 19-9
Danh cầm Ba Tu hòa nhạc trong chương trình ĐCTT tại Nhà Văn hóa Thanh Niên sáng 19-9

Những năm kháng chiến chống Pháp, danh cầm Ba Tu lên Sài Gòn gia nhập Đoàn Cải lương Tiếng Vang Thủ Đô đi lưu diễn khắp nơi. Những năm 1960, ông là nhạc trưởng của ban cổ nhạc trên sân khấu các đoàn Phước Thành, Minh Tơ. Sau năm 1975, ông vẫn giữ vị trí độc tôn với ngón đờn kìm trứ danh của Đoàn Cải lương Sài Gòn 3 và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cho đến lúc nghỉ hưu.

Cho đến nay, ngón đờn của ông sở dĩ vẫn giữ được nét trẻ trung, tươi mượt chinh phục người mộ điệu là do trong tiếng đờn có tâm tính hiền lành của ông.

Khơi mạch ngầm cảm xúc

“Thông thường, mỗi danh cầm có một sở trường diễn tấu, người theo thể điệu Bắc, Nam hoặc Oán, đằng này danh cầm Ba Tu đều giỏi các thể điệu trong âm nhạc tài tử, #cailuong#. Ông không chỉ thuộc lòng bản mà còn thuộc cả cách thể hiện của người nghệ sĩ để nhấn nhá từng chữ nhạc một cách chuẩn xác. Tiếng đờn kìm của ông đã tạo được màu sắc rắn rỏi, nâng bài ca cổ và bài bản ĐCTT lên với cảm xúc chân thật nhất” - danh ca Phương Quang nói.

Những thanh âm trầm bổng, réo rắt nhặt khoan từ cây đờn kìm (2 dây, 9 phím) của ông đã làm mê hoặc nhiều nghệ sĩ. “Tiếng đờn của chú Ba Tu nâng giọng ca của mình lên như diều gặp gió” - nghệ sĩ Lệ Thủy nói.

Bà còn nhớ: “Thời đi theo các gánh hát, biết các diễn viên trẻ còn hạn chế về nhịp, chú Ba Tu sau mỗi buổi diễn đều kêu đến chỉ dạy, rồi đệm đờn để giúp họ khắc phục hạn chế. Ông là người thầy có tâm với nghề”.

Ngày xưa, dàn nhạc ngũ âm trong cung đình theo phong cách tứ tuyệt (kìm, cò, tranh, độc) hay ngũ tuyệt (kìm, cò, tranh, độc, sáo), đờn kìm vẫn giữ vai trò lĩnh xướng. Trong nhạc tài tử #cailuong#, bài bản dựa vào chữ nhạc chính từ cung bậc của đờn kìm; người học ca, các loại nhạc cụ khác cũng dựa vào nền tảng âm nhạc của đờn kìm. Cây đờn kìm (nguyệt cầm) được tôn vinh là “thầy” của các loại nhạc cụ khác là vì vậy.

“Bây giờ, #cailuong# dần mất khán giả, một nguyên nhân lớn chính là đoàn hát xem nhẹ dàn cổ nhạc. Có đoàn chỉ lèo tèo 3 cây nhạc cụ: guitar, tranh, đờn organ điện tử. Và từ khi đưa guitar điện vào thay thế vị trí số 1 của đờn kìm, đã làm giảm đi giá trị của dàn cổ nhạc” - danh cầm Ba Tu tâm sự.

Với nhạc sĩ Thanh Hải: “Danh cầm Ba Tu đúng nghĩa là một nhạc sĩ cổ nhạc tận tụy với nghề, hiền lành và sâu sắc trong cảm nhận, do vậy học trò của ông cũng học tâm tính như thầy, đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu”. Với các thế hệ học trò, những nhạc công cổ nhạc trẻ, danh cầm Ba Tu thật sự là một vị “tổ” hiền tài.

Phải giữ lấy lề

“Khó khăn nhưng phải giữ lấy lề thì nghệ thuật #cailuong# sẽ không chết. Ngày giỗ Tổ năm nào cũng vậy, học trò quây quần bên tôi báo công, họ đi tứ tán khắp nơi để mưu sinh nhưng vẫn giữ cái lề của nghề, đó là cái tâm và cảm xúc chân thật. Hễ giả vờ yêu, giả vờ có cảm xúc để đờn lấy tiền thì xem như phản Tổ nghiệp” - danh cầm Ba Tu nói.

Với soạn giả Viễn Châu, đạo đức của người thầy đờn chính là ở “tâm tấu”. “Ba Tu cũng như thế hệ chúng tôi, được xem là thầy đờn chính vì làm sáng hơn tâm tấu. Từ khi tôi đau yếu rời xa sàn diễn, không còn nhận học trò, các danh cầm khác như: Năm Cơ, Văn Vĩ, Hai Thơm, Chín Trích... đều đã quy tiên, chỉ còn mỗi Ba Tu là miệt mài rèn giũa tâm tấu” - ông vua vọng cổ ghi nhận.

Chính thời gian theo các đoàn hát, danh cầm Ba Tu tích lũy biết bao kinh nghiệm để hình thành giáo trình giảng dạy nhạc cụ theo lối truyền ngón cho học trò. Dù tuổi cao sức yếu, NSƯT Ba Tu vẫn đang miệt mài với công việc đào tạo, truyền nghề tại nhà. Vừa xuất viện vài hôm là ông điện thoại giục học trò đến để dạy. Ông là bậc thầy đáng kính trong làng cổ nhạc có cái tâm hiền lành và luôn giữ nhân cách, đạo đức sáng ngời.

Băn khoăn chuyện bảo tồn

Trăn trở với việc làm sao bảo tồn nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ, danh cầm Ba Tu nói: “Nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tôi hạnh phúc vì câu chuyện bảo tồn loại hình nghệ thuật này đến nay đã có hướng đi chính danh. Tuy nhiên, vẫn còn băn khoăn chưa tìm được lời giải căn cơ là tre đã già như tôi mà măng bắt đầu mới mọc nhưng có nguy cơ không lớn nổi khi thế hệ nghệ nhân đờn, ca chưa có chính sách tích cực hơn từ phía nhà nước để họ có thể nuôi sống bản thân và gia đình. Liệu họ có đổ hết tâm huyết mà bảo tồn, truyền thụ?”.

 

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nguồn: cailuongvietnam.com

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ liên quan

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!  1398

 28/06/2022 7:01:24 SA

Ông luôn nói đời nghệ sĩ có ăn cơm Tổ mới hiểu hết nỗi niềm và tiết lộ sau đại dịch Covid-19 sẽ góp sức thúc đẩy sàn diễn cải lương sáng đèn

Xem chi tiết 
NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu

NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu  2795

 12/04/2022 12:05:23 CH

NSƯT Hùng Minh chia sẻ: “Tính đến nay cũng đã 65 năm đi hát. Tôi vẫn nhớ mãi một thời tuổi trẻ bôn ba, vất vả vì miếng cơm, manh áo. Ngẫm nghĩ thấy cuộc đời mình cũng có nhiều may mắn, được ông Tổ nghề thương, nên từ một cậu bé nghèo chẳng biết hát xướng là gì, trong dòng đời xuôi ngược nhận được những cơ may để từng bước thành danh với nghiệp ca diễn”.

Xem chi tiết 
Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha

Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha  1632

 12/04/2022 8:02:14 SA

Ngày 1-4 là ngày sinh cố nghệ sĩ Chinh Nhân. Trên trang cá nhân, diễn viên múa Jacky, con trai của nghệ sĩ Chinh Nhân, đã viết những dòng tâm sự khiến cư dân mạng xúc động

Xem chi tiết 
Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết

Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết  1656

 11/10/2021 10:01:57 SA

Không chỉ nhằm thu hút đông đảo khán giả mà cơ hội để sàn diễn cải lương sáng đèn đang là thử thách lớn cho nhiều người làm nghề

Xem chi tiết 
Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều

Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều  1615

 11/10/2021 7:00:52 SA

Theo lời kể của nghệ sĩ Hồng Nga, bà bị cảnh sát giam ô tô khi đi lạc trên xa lộ tại tiểu bang California – Mỹ, tối 29 Tết.

Xem chi tiết 
Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991

Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991  868

 24/09/2021 8:02:26 SA

Tối nay (26-10), vòng chung kết cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020" sẽ khai mạc tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM). Nghệ sĩ Thanh Hằng tâm sự về mùa giải đầu tiên mà chị được vinh danh cùng các đồng nghiệp năm 1991.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...