Nghệ thuật truyền thống

Các tác phẩm tại triển lãm và đấu giá 'Vị nghệ thuật' lần hai

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 23/05/2017 10:08:41 SA |  Admin |  0 bình luận |   1501 lượt xem

(cailuong.net) - Các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam đã thành huyền thoại và các tác phẩm thời danh sẽ được triển lãm và đấu giá từ ngày 20 đến 27.5 tại khách sạn Hôtel des Arts Saigon.

Phiên đấu giá Vị nghệ thuật lần thứ nhất diễn ra vào 17.12.2016 tại TP.HCM đã mở rộng phạm vi ra các tác giả kịch bản cải lương bên ngoài Việt Nam. Lần thứ hai này, nhà đấu giá Lythi Auction chọn lọc những tác phẩm nội địa, gói gọn trong 18 lô hàng, đa dạng về phong cách nghệ thuật. Đây là những tên tuổi: hoặc đã thành huyền thoại của nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam, hoặc thời danh, hoặc đang còn là nhân tố bí ẩn, cần khám phá.

Phiên đấu này có những tiếp nối thế hệ nghệ thuật và nhịp cầu cha con. Đầu tiên đó là họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) và họa sĩ Tô Ngọc Thành (sinh 1940) - ông là người con duy nhất của Tô Ngọc Vân nối nghiệp cha.

Tình cha con thứ hai là họa sĩ Hoàng Lập Ngôn (1910-2006) và họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm (1959-2011). Hoàng Lập Ngôn là sinh viên khóa 9 của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông có sức làm việc bền bỉ, liên tục, kĩ lưỡng. Theo thi sĩ Hoàng Cầm: “Tuy anh vẽ không nhiều, nhưng chỉ cần mấy chục bức tranh chân dung, một số văn nghệ sĩ của anh cũng tạm đủ góp một phần không nhỏ vào tài sản của Hội Mỹ thuật Việt Nam”. Hoàng Hồng Cẩm thì gần như ngược lại cha mình, tuổi đời ngắn, ngao du cũng ít hơn, thậm chí không có ý định thành họa sĩ, nhưng lại rất thích vẽ, vẽ rất nhiều. 

Phiên đấu này còn có một tác phẩm thuốc nước thuộc giai đoạn hoàn mỹ của họa sĩ Lưu Công Nhân (1929-2007): hai thập niên 1950-1960. Cũng thật tình cờ, người thầy đầu tiên và trực tiếp của ông chính là Tô Ngọc Vân - khóa mỹ thuật kháng chiến tại Việt Bắc (1950 -1953), nhưng thần tượng sâu kín của ông lại là Auguste Renoir (1841-1919). Renoir tiên phong về phong cách biểu hiện, luôn đề cao vẻ đẹp tự nhiên, đặc biệt cơ thể phụ nữ. Lưu Công Nhân chịu ảnh hưởng rất rõ về quan niệm này.

Các tác phẩm tại triển lãm và đấu giá 'Vị nghệ thuật' lần hai

Màu nước trên giấy Góc phố cổ Hà Nội của Lưu Công Nhân. Giá dự kiến: 6000-8000USD

Hơn 10 năm gần đây tác phẩm của Văn Đen (1919-1988) lại được tìm kiếm nhiều hơn. Dù từ trước 1975, ông đã có 6 triển lãm cá nhân và hơn 10 triển lãm nhóm, là một họa sĩ được chú ý, nhưng do hoàn cảnh lịch sử, hội họa miền Nam nói chung đã chịu những lép vế nhất định. Văn Đen sinh tại Cần Thơ, tự học vẽ từ năm l921, năm 1950 ông qua Pháp học dự thính Cao đẳng Mỹ thuật Paris, đến 1953 thì trở về nước. Ông là giảng viên mỹ thuật từ 1964 đến 1988 tại Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định (sau này Đại học Mỹ thuật TP.HCM).

“Cũng như Bùi Xuân Phái, Văn Đen đã để lại một hình ảnh toàn vẹn về hội họa lẫn nhân cách. Mỗi người một bản sắc. Mỗi người một đỉnh cao, nhưng hơn thế nữa, hai họa sĩ đã trở thành biểu tượng chung cho tình yêu con người, quê hương, lòng vị tha và trái tim tận hiến”, họa sĩ Trịnh Cung nhận định. Từ góc độ sưu tập, có thể nói bộ sưu tập về tranh Văn Đen của gia đình kiến trúc sư Christian Pedelahore (khá nổi tiếng ở Paris hiện nay) là đầy đủ nhất.

Nổi bật trong phiên đấu giá này là tác phẩm Bản giao hưởng trắng của Hoàng Tích Chù (1912-2003). Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 11 (1936-1941), sau đó trở thành hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1957, ngay khi hội mới thành lập. Ông giữ nhiều chức vụ trọng yếu tại Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1955-1969), tại Viện Mỹ nghệ Hà Nội, tại Hội Mỹ thuật Việt Nam…

Bản giao hưởng trắng được vẽ ngay sau khi Việt Nam kết thúc chiến tranh (tháng 4/1975). Nhân vật trong tranh được cho là lấy hình mẫu từ chính người vợ của Hoàng Tích Chù, một tiểu thư xinh đẹp phố Hàng Bạc, Hà Nội.

Bùi Quang Ngọc (sinh năm 1934) là sinh viên khóa đầu tiên của Đại học Mỹ thuật Việt Nam, ngay chiến thắng Điện Biên Phủ (1955-1957), với tên gọi khóa Tô Ngọc Vân, nhằm tưởng nhớ người thầy lớn của khóa mỹ thuật kháng chiến. Thời đó, Bùi Quang Ngọc được học những tên tuổi lớn như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Sĩ Ngọc, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Tỵ, Trần Đình Thọ… Về sau này, ông nổi danh với mảng ký họa, tranh chân dung và tranh khỏa thân. Tranh phong cảnh của ông, dù không nhiều, nhưng có cách tiếp cận và bút pháp riêng. Khi đặt chân đến Đà Lạt năm 1977, ông đã ứa nước mắt vì phong cảnh, nề nếp sống nơi đây quá khác nơi vợ con đang sống. Trong sự xúc động đó, ông đã vẽ khá nhiều ký họa và làm tư liệu, về sau ông hoàn tất. Như tác phẩm Đà Lạt 1977 tại phiên đấu giá này cũng vậy, ông có quá trình thai nghén từ năm 1977 đến 2000 mới hoàn chỉnh. Đây cũng là dịp hiếm hoi mà Bùi Quang Ngọc chấp nhận gởi một tác phẩm đến phiên đấu giá, dù lời đề nghị trước đây không ít.

Chóe (Nguyễn Hải Chí, 1943-2003) là tên tuổi lớn trong làng hí họa của Việt Nam, và một phần thế giới. “Tôi vẫn xem công việc hàng ngày của tôi là bọt biển. Nhưng chính bọt biển lại cho tôi biết được thủy triều, sức gió, sức bão và độ mặn của biển sâu”, Chóe từng bày tỏ quan điểm như vậy. Ông còn nổi tiếng với việc vẽ tranh phác họa cuộc đời của nhân vật, và vẽ theo bộ. Ví dụ bộ Những tổng thống Mỹ (41 tranh sơn dầu khổ lớn, bộ sưu tập tư nhân tại Hoa Kỳ); Phụ nữ nước tôi (10 hí họa, các năm 1995 và 1996, sưu tập của gia đình Chóe); Những nhân vật Việt Nam (57 tranh sơn dầu, bộ sưu tập tư nhân tại TP.HCM); Họa thơ Hồ Xuân Hương (27 tranh sơn dầu, bộ sưu tập tư nhân tại TP.HCM); Những phụ nữ Nobel (40 tranh sơn dầu, bộ sưu tập tư nhân tại TP.HCM); Vision d’Été 1998 (20 tranh sơn dầu, sưu tập của gia đình Chóe); Chân dung văn tiểu sử nghệ sĩ” (28 tranh sơn dầu, bộ sưu tập tư nhân tại Mỹ)… Tác phẩm tại phiên đấu này kết hợp cả hí họa và cả phác họa đặc trưng con người Hemingway, nhà văn nổi tiếng với Chuông nguyện hồn ai, Ngư ông và biển cả…

Các tác phẩm tại triển lãm và đấu giá 'Vị nghệ thuật' lần hai

Sơn dầu trên toan, chân dung nhà văn Hemingway của Chóe. Giá dự kiến: 3600-4000USD

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, tại phiên đấu buổi tối có tên Asian 20th Century & Contemporary Art của nhà Christie’s tại Hong Kong, cũng ngày 27/5, sẽ bán tác phẩm sơn mài Nostalgie du Haut Tonkin (Nhớ trung du Bắc bộ, 80 cm x 40 cm, 1968) của Nguyễn Gia Trí với giá ước đoán từ 154.812 đến 232.217 USD. Tại phiên đấu này của Lythi Auction xuất hiện chính bản ký họa trên giấy can của tác phẩm vừa kể, với tên gọi là Phong cảnh đồng quê (74 cm x 40 cm, 1968). Do hai tác phẩm này được thực hiện trong cùng một năm, nên độ xê xích hình họa từ ký họa đến sơn mài không nhiều. Thao tác ký họa giấy can kĩ lưỡng, nên Phong cảnh đồng quê hoàn toàn có thể đứng như một tác phẩm độc lập.

Các tác phẩm tại triển lãm và đấu giá 'Vị nghệ thuật' lần hai

Ký họa trên giấy can của Nguyễn Gia Trí. Giá dự kiến: 14.000 - 20.000 USD

Ngoài ra, phiên đấu này còn giới thiệu những tên tuổi thời danh khác như Hồ Hữu Thủ, Mai Long, Đỗ Xuân Doãn, Lê Quảng Hà, Lê Kinh Tài, Đoàn Hồng, Dương Sen…

Các tác phẩm hội họa Việt Nam thế kỷ XX và đương đại này được triển lãm từ 20 đến 27.5 tại Hôtel des Arts Saigon (76 – 78 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3). Buổi đấu giá sẽ diễn ra lúc 14g ngày 27.5 cũng tại địa điểm này.

Phạm Vi

 

Nguồn: nguoidothi.vn

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ thuật truyền thống liên quan

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm  3126

 03/01/2019 12:03:49 CH

Sự kiện được nhận xét thu hút sự quan tâm của công chúng, giúp người xem có cái nhìn cởi mở hơn về ảnh nude.

Xem chi tiết 
Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'

Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'  3204

 02/01/2019 5:06:17 CH

Nghệ sĩ nhận xét sân khấu cải lương xã hội hóa chưa nhận hỗ trợ kịp thời từ cơ quan chức năng nên liên tục lỗ nặng khi hoạt động.

Xem chi tiết 
Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội

Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội  2707

 29/12/2018 7:09:01 CH

Chương trình hòa nhạc quy tụ các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, diễn ra vào 20h ngày 1/1/2019 tại Nhà hát Lớn.

Xem chi tiết 
Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện

Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện  2920

 28/12/2018 4:07:24 CH

Tài tử cùng vợ và diễn viên Thái Hòa, đạo diễn Charlie Nguyễn mừng Vân Sơn ra mắt show mới ở TP HCM.

Xem chi tiết 
Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương

Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương  3595

 27/12/2018 7:08:19 CH

Từ đôi đào, kép ở tỉnh, hai nghệ sĩ trở thành thần tượng được mến mộ trong làng cổ nhạc thập niên 1990.

Xem chi tiết 
'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch

'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch  2213

 25/12/2018 10:03:02 SA

Truyện nổi tiếng của Tô Hoài được chuyển thể thành nhạc kịch với dàn giao hưởng, nhạc cụ dân tộc...

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...