Nghệ sĩ

Gặp Nguyễn Ngọc Tư ở Sài Gòn

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 16/10/2016 7:00:03 SA |  Admin |  0 bình luận |   1714 lượt xem

(cailuong.net) - “Lên Sài Gòn”, Nguyễn Ngọc Tư chỉ trao cho những người làm sân khấu một cái tứ để làm “vốn” và rất may, cái vốn ấy đã sinh lời.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, từ khi được phát hiện với giải nhất Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2 năm 2000 (Báo Tuổi Trẻ) đến nay, vẫn sống tại quê nhà, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. “Không làm ở cơ quan nào, chỉ ở nhà viết văn và... nấu cơm cho chồng con” nhưng người ta vẫn “thấy” chị đều đều qua các con chữ ở truyện ngắn hay trong các tạp bút đăng tải trên các báo.

Năm 2010, Nguyễn Ngọc Tư lần đầu “lộ diện” gần hơn với khán giả cả nước qua bộ phim Cánh đồng bất tận (đạo diễn cải lương Nguyễn Phan Quang Bình), một tác phẩm gây tranh cãi cả ở văn học lẫn ở điện ảnh với những nhận định khen chê đều hết cỡ. Ngay sau đó, khán giả sân khấu phía Nam tiếp tục được “chiêm ngưỡng” vẻ đẹp của nữ nhà văn miệt sông nước này qua các vở kịch được chuyển thể từ những truyện ngắn của chị như Chuyện của Điệp (sân khấu Thuần Việt), Cánh đồng bất tận (nhà hát 5B Võ Văn Tần), Đời Như Ý (sân khấu Thế Giới Trẻ).

Sức hút của Nguyễn Ngọc Tư mạnh đến độ vở Cánh đồng bất tận, dù diễn ở khán phòng chật hẹp đơn sơ ở sân khấu 5B chưa tới vài trăm ghế, hay ra Nhà hát Thành phố năm bảy trăm chỗ, với không gian tiền sảnh được thiết kế công phu như một phiên chợ quê, thì vé vẫn “cháy” sạch và nhà sản xuất kiêm đạo diễn của vở là Minh Nguyệt luôn mỉm cười tự tin khoe “hễ mở màn là có lời”. Vở Đời Như Ý do đạo diễn trẻ Bùi Quốc Bảo viết kịch bản và dàn dựng cho sân khấu Thế Giới Trẻ thì đoạt tới năm giải thưởng tại Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2012 và cho đến nay vẫn nằm trong danh sách các vở “hot” nhất của điểm diễn này.

Còn bây giờ, người Sài Gòn muốn gặp Nguyễn Ngọc Tư thường xuyên, hãy đến sân khấu Hoàng Thái Thanh.

Gặp Nguyễn Ngọc Tư ở Sài Gòn

Nguyễn Ngọc Tư

Vào trung tuần tháng 6 vừa qua, mặc cho ông trời nổi cơn giông gió, người ta vẫn chen nhau ngồi kín khán phòng sân khấu Hoàng Thái Thanh trong suất diễn ra mắt vở Rau răm ở lại, cảm tác từ truyện ngắn Ơi Cải về đâu của Nguyễn Ngọc Tư. Chuyện là ông Năm Nhỏ, sau khi cô bé Cải con riêng của vợ vì một bữa làm mất trâu sợ quá bỏ nhà đi biệt xứ khiến ông cũng phải bỏ ruộng, bỏ vườn lang thang đi tìm.

Ông đi tìm con về cho vợ đồng thời cũng để gỡ tiếng oan người ta vu cho mình, rằng cha dượng không thương nên đã giết đứa con mình không sinh ra. Ông xin theo đoàn hát làm chân sai vặt, chỉ để chờ thời gian nghỉ giữa hai tiết mục, ông ké cái micro để nói “Cải ơi, ba Nhỏ đây nè, về đi con, mẹ chờ”. Không gặp được Cải, nhưng trên bước đường lắt le của mình trong hơn mười năm đằng đẵng, ông lại gặp những phận đời cũng không kém phần le lắt, để rồi gắn bó, chia ngọt sẻ bùi như tình thâm ruột thịt.

Trước đây hơn một năm, khi ra mắt vở Bao giờ sông cạn dựa theo truyện ngắn Dòng nhớ của Nguyễn Ngọc Tư, sân khấu Hoàng Thái Thanh cũng lấy không biết bao nhiêu nước mắt của khán giả. Người đàn ông trong Dòng nhớ cả một đời bị... trầm cảm vì thương một người mà phải lấy một người, khiến cả hai người đàn bà dính líu tới ông cũng đeo sầu mang lụy suốt kiếp người.

Vài ba năm trước nữa, Dòng nhớ là vở kịch làm nên tên tuổi của diễn viên cải lương Hạnh Thúy: từ chỗ chỉ được biết đến như một diễn viên chuyên đóng vai tính cách, nhờ chuyển thể và dàn dựng thành công vở kịch Dòng nhớ (đoạt giải đạo diễn xuất sắc trong Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp) mà trở thành một trong những nữ đạo diễn trẻ sáng giá.

Lùi thời gian xa chút nữa, khoảng trên dưới năm năm, sân khấu Hoàng Thái Thanh đã khiến trái tim khán giả “ngơ ngác” vì sức hấp dẫn của vở kịch Nửa đời ngơ ngác dựa theo tác phẩm Chiều vắng của Nguyễn Ngọc Tư. Người đàn ông tên Tư Nhớ được cả hai chị em ruột trong một nhà là Thu Lê, Thu Lý đem lòng nhớ thương.

Tư Nhớ yêu và lấy cô chị làm vợ, có với nhau một đứa con sắp sinh. Nhưng bà má vợ tham phú phụ bần, đẩy anh con rể đi tù, làm con gái sẩy thai để bắt về gả cho người kẻ chợ. Suốt mười lăm năm sau đó, cô em Thu Lý tìm cách lui tới tình nguyện làm người nâng khăn sửa túi thay chị, cũng là để “tạ tội” thay cho má nhưng Tư Nhớ vẫn hận, vẫn chờ. Chỉ đến khi Thu Lê ghé về, một Thu Lê đã rất khác xưa và nghe Thu Lý... té giếng, Tư Nhớ mới chợt hiểu lâu nay trái tìm mình đã thực sự thuộc về “Thu” nào.

Khác với sự đầy đặn của một cuốn tiểu thuyết, tương đối thuận lợi cho việc chuyển thể sang loại hình sân khấu, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường rất ngắn, chỉ tầm vài ngàn chữ, trong khi câu chuyện kể ở một vở kịch trên sân khấu chuyên nghiệp, với thời lượng hơn hai tiếng đồng hồ cần một số chữ nhiều gấp hai ba chục lần như vậy, buộc người viết kịch bản gần như luôn phải... xóa bàn làm lại.

Những gì của Nguyễn Ngọc Tư giờ chỉ còn là cái “tứ truyện”, cách kể thế nào để tải được cái tứ ấy thì... bao la, mỗi người một kiểu. Cách kể “bao la” nhưng sàn diễn có mấy mét vuông cố định, người kể dẫu hứng cỡ nào cũng phải biết gom sao cho vừa đủ, vừa đầy. Vậy nên cho dù kịch bản đã được viết trước đó, từng gặt hái giải thưởng như Dòng nhớ của Hạnh Thúy hoặc là vở “hit” ở kịch cà phê như Cải ơi của Ngọc Tưởng (Thái Thanh Tùng dựng) thì khi bước qua sàn diễn Hoàng Thái Thanh, cũng đều phải lần nữa được “xóa bàn làm lại”.

Những nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư thường được lướt qua vài dòng như những khái niệm, nhưng khi “về Sài Gòn”, họ được hóa phép thành hình hài đỏ da thắm thịt, được (bị) đô thị hóa, trở nên những con người không đơn giản, luôn có nội tâm giằng xé. Truyện nào của Nguyễn Ngọc Tư đọc xong cũng có cảm giác buồn hiu hắt nhưng một vở diễn sân khấu phải hội đủ các yếu tố yêu ghét, khóc cười mới giữ người ta ngồi yên trên ghế suốt mấy tiếng đồng hồ nên phải xây dựng thêm những tình huống, những xung đột, những nhân vật phụ, để những cuộc đời ấy được mở thêm ra.

Nếu truyện Chiều vắng chỉ như một câu ca buồn của Út Lý, thì vở kịch Nửa đời ngơ ngác là bức tranh quê sống động với những cuộc đời chất chứa nhiều bất ngờ, buộc người xem khóc cười theo. Nếu truyện Dòng nhớ chỉ là lời tự sự của người con, thì vở kịch Bao giờ sông cạn là một câu chuyện đầy tính xung đột, chuyển đứa con gái chết trong truyện thành thằng con trai sống, biến sự tương tư, ám ảnh đơn thuần là một dòng nhớ âm ỉ của người đàn ông thành nỗi khát khao mãnh liệt muốn vét cạn cả dòng sông của hai người đàn bà.

Còn nếu Ơi Cải về đâu mới dừng lại ở sự cuống quít muốn minh oan của người cha dượng, thì Rau răm ở lại là chân dung rõ nét về tình người, lòng tốt cứ bật ra như dòng đời vẫn chảy.

Gặp Nguyễn Ngọc Tư ở Sài Gòn

“Nếu Ơi Cải về đâu mới chỉ dừng lại ở sự cuống quít muốn minh oan của người cha dượng, thì Rau răm ở lại (ảnh) là một chân dung rõ nét về tình người, lòng tốt”. Ảnh Hoàng Thái Thanh cung cấp

Nghệ sĩ Ái Như kể rằng, mỗi lần nhóm tác giả kịch bản cải lương của Hoàng Thái Thanh đưa truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư lên bàn... “hội nghị” để khai mở một kịch bản, công việc đầu tiên là chất vấn nhau “sát ván” chung quanh tình huống các nhân vật xuất hiện, cho đến khi tìm ra câu trả lời thỏa đáng mới thôi. “Nhóm tác giả” thường gồm hai người là Thành Hội và Ái Như, cộng thêm người thứ ba là biên kịch chuyển thể ban đầu như Trần Mỹ Trang (Nửa đời ngơ ngác), Nguyễn Thị Minh Ngọc (Bao giờ sông cạn), Thái Kim Tùng (Rau răm ở lại)...

Nhóm tác giả này có lợi thế rất lớn là họ đều là đạo diễn, chỉ vì không tìm đâu ra kịch bản hay đành phải tự cầm bút để viết, nên khi kịch bản hoàn thành cũng coi như xong bản dựng. Vì vậy ở sân khấu Hoàng Thái Thanh, kịch bản ở sàn tập cũng là kịch bản ở sàn diễn. Buổi tổng duyệt nội bộ cũng hoàn chỉnh không sai một li như buổi công diễn chính thức.

Trên sân khấu Hoàng Thái Thanh, những người đàn ông Nam bộ “của” Nguyễn Ngọc Tư luôn có sức hấp dẫn bởi dáng vẻ bảnh trai (như Trí Quang, Đại Nghĩa trong Nửa đời ngơ ngác, Đoàn Thanh Tài trong Bao giờ sông cạn, Rau răm ở lại...), cùng phận đời đầy trắc trở, đáng thương. Một chàng Tư Nhớ 15 năm mất ngủ mới tải được nỗi đau bị bắt mất vợ của mình; một người đàn ông tên Chờ gần 20 năm nằm bên vợ vẫn hằng đêm trông ngóng tiếng tát nước của người tình dưới sông; một ông Năm Nhỏ lầm lũi 12 năm đi tìm con mà không dám quay về chỉ vì không muốn thấy ánh mắt thất vọng của vợ...

Họ không hề nhậu nhẹt, không bạo hành gia đình, bề ngoài mộc mạc, thô ráp nhưng tư duy sâu sắc, biết sống rất con người. Một hình tượng quá đẹp về người đàn ông Nam bộ. Đó phải chăng là khát vọng thầm kín của riêng Nguyễn Ngọc Tư và của chung những người làm sân khấu ở Sài Gòn?

“Lên Sài Gòn”, Nguyễn Ngọc Tư chỉ trao cho những người làm sân khấu một cái tứ để làm “vốn” và rất may, cái vốn ấy đã sinh lời. Nghệ sĩ Ái Như cho rằng “cái tứ” của Nguyễn Ngọc Tư là sự cứu rỗi cho những người làm sân khấu trong tình hình kịch bản hay bị khan hiếm trầm trọng. Nhưng để Nguyễn Ngọc Tư lên và ở lại được Sài Gòn, từ cái tứ tốt tới một vở kịch hay còn là chặng đường lao động sáng tạo đầy chông gai.

Chính vì vậy hiện nay, nhóm tác giả Hoàng Thái Thanh vẫn đang còn vài ba “cái tứ” của Nguyễn Ngọc Tư đang trong tình trạng “bế tắc”, chưa mở được lối ra cho một kịch bản, dù đã được đưa lên “bàn hội nghị” vài năm nay.

Cát Vũ

Nguồn: nguoidothi.vn

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ liên quan

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!  1509

 28/06/2022 7:01:24 SA

Ông luôn nói đời nghệ sĩ có ăn cơm Tổ mới hiểu hết nỗi niềm và tiết lộ sau đại dịch Covid-19 sẽ góp sức thúc đẩy sàn diễn cải lương sáng đèn

Xem chi tiết 
NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu

NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu  2884

 12/04/2022 12:05:23 CH

NSƯT Hùng Minh chia sẻ: “Tính đến nay cũng đã 65 năm đi hát. Tôi vẫn nhớ mãi một thời tuổi trẻ bôn ba, vất vả vì miếng cơm, manh áo. Ngẫm nghĩ thấy cuộc đời mình cũng có nhiều may mắn, được ông Tổ nghề thương, nên từ một cậu bé nghèo chẳng biết hát xướng là gì, trong dòng đời xuôi ngược nhận được những cơ may để từng bước thành danh với nghiệp ca diễn”.

Xem chi tiết 
Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha

Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha  1723

 12/04/2022 8:02:14 SA

Ngày 1-4 là ngày sinh cố nghệ sĩ Chinh Nhân. Trên trang cá nhân, diễn viên múa Jacky, con trai của nghệ sĩ Chinh Nhân, đã viết những dòng tâm sự khiến cư dân mạng xúc động

Xem chi tiết 
Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết

Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết  1759

 11/10/2021 10:01:57 SA

Không chỉ nhằm thu hút đông đảo khán giả mà cơ hội để sàn diễn cải lương sáng đèn đang là thử thách lớn cho nhiều người làm nghề

Xem chi tiết 
Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều

Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều  1772

 11/10/2021 7:00:52 SA

Theo lời kể của nghệ sĩ Hồng Nga, bà bị cảnh sát giam ô tô khi đi lạc trên xa lộ tại tiểu bang California – Mỹ, tối 29 Tết.

Xem chi tiết 
Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991

Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991  900

 24/09/2021 8:02:26 SA

Tối nay (26-10), vòng chung kết cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020" sẽ khai mạc tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM). Nghệ sĩ Thanh Hằng tâm sự về mùa giải đầu tiên mà chị được vinh danh cùng các đồng nghiệp năm 1991.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...