Nghệ thuật truyền thống

Một triển lãm tranh “lộng giả thành chân”

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 16/10/2016 7:00:13 SA |  Admin |  0 bình luận |   1501 lượt xem

(cailuong.net) - Có lẽ chưa có sự kiện mỹ thuật nào tai tiếng như triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (12-21.7) khi 15 bức tranh trong tổng số 17 bức đã được xác định là giả! Bao nhiêu là bức xúc và giận dữ trước sự...

Chiều 14.7, họa sĩ Thành Chương gọi điện cho tôi. Anh vừa vào Sài Gòn để hôm sau chấm thi Hoa hậu bản sắc Việt toàn cầu. Chúng tôi hẹn cà phê ngay tối đó vì lâu ngày mới lại gặp nhau. Trong câu chuyện hàn huyên, tôi hỏi anh có biết đến cuộc triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - cuộc triển lãm mà báo chí đang đánh dấu hỏi về tính xác thực của 17 bức tranh được cho là tác phẩm của những bậc thầy hội họa Việt Nam, gồm: Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tiến Chung, Sỹ Ngọc và Tạ Tỵ, và người sở hữu 17 bức tranh ấy - ông Vũ Đức Chung - đã mua được chúng từ một “chuyên gia cấp cao” về mỹ thuật Viêt Nam là ông Jean-François Hubert. Tất nhiên Thành Chương có theo dõi câu chuyện này qua báo chí.

video cải lương/14697810872016-07-29.gif" alt="Một triển lãm tranh “lộng giả thành chân”" >

Họa sĩ Thành Chương và ông Trịnh Xuân Yên trong cuộc gặp báo chí ngày 16.7 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, hôm đó dù đã đồng ý gặp tác giả kịch bản cải lương thực sự của bức tranh được ký tên Tạ Tỵ nhưng ông Vũ Đức Chung đã lánh mặt. Ảnh: N.C

Dù Thành Chương chỉ ở TP.HCM ba hôm, lại rất bận rộn với công việc giám khảo, họp hành... nhưng tôi khuyên anh dành thời gian đến xem phòng tranh, bởi chẳng phải lúc nào cũng có cơ hội xem một bộ sưu tập tranh được cho là của các danh họa hàng đầu Việt Nam nhưng lại khiến những người xem có kiến thức về mỹ thuật nước nhà hay là “dân trong nghề” thất vọng não nề đến vậy. Thành Chương nói chắc chắn sẽ đến xem sáng hôm sau (15.7) nhưng do bận chấm thi nên không đi được. Đến trưa ngày 16.7, anh gọi điện cho tôi, gần như hét trong máy: “Tôi đang ở triển lãm đây, ông có tin chuyện này không: bức tranh ký tên Tạ Tỵ chính là tranh của tôi... Tôi dựng cả tóc gáy lên khi thấy bức này ông ạ. Tôi còn nhớ vẽ nó vào khoảng năm 1970, 1971 gì đó; cũng chẳng vẽ trừu tượng gì cả mà vẽ chân dung một người chắc ông cũng biết là Kim Anh, và vẽ theo ngôn ngữ hội họa lập thể mà tôi rất thích hồi đó”. Tôi chơi thân với Thành Chương đã gần 40 năm qua nên biết rõ những “bóng hồng” trong cuộc đời anh và tin hoàn toàn những gì anh nói về bức chân dung lập thể vẽ Kim Anh và được anh giải thích thêm sau đó: “Vẽ chân dung nữ họa sĩ nên có cái giá vẽ với tấm toan ở phía sau nàng...”.

Một triển lãm tranh “lộng giả thành chân”

Họa sĩ Thành Chương với tờ chứng nhận của bức tranh được ký Tạ Tỵ, do ông Jean-François Hubert ký, không hề có dấu của nhà Christie’s Hong Kong mà ông là “tư vấn cấp cao” như ghi trên đầu tờ giấy. Ảnh: N.C

Tôi phải dài dòng một chút về việc họa sĩ Thành Chương phát hiện bức tranh của anh nhưng được ký tên Tạ Tỵ bởi nếu không có phát hiện “động trời” của Thành Chương thì có thể cuộc triển lãm vẫn cứ tiếp diễn cho đến ngày bế mạc, bất chấp những ý kiến, nhận xét của bất kỳ ai, kể cả giới chuyên môn và của dư luận báo chí, bởi hai lẽ: ông Vũ Xuân Chung đã mua được 17 bức tranh kể trên từ ông Jean-François Hubert lại có đầy đủ giấy xác nhận từng bức tranh từ chính ông Hubert; chẳng lẽ ông người Pháp ấy lại không đáng tin ư khi ông từng viết cả cuốn sách dày cộp về mỹ thuật Việt? Ngoài việc nghi ngờ, kể cả quả quyết nhiều bức tranh trong triển lãm là đồ giả, thế nhưng ai có thể cung cấp bằng chứng có giá trị pháp lý?

Vì thế khi Thành Chương đứng ra xác nhận bức tranh của ông được “hô biến” thành tranh Tạ Tỵ thì đúng là “bằng chứng vàng” cho một cuộc triển lãm quá nhiều tai tiếng. Ngay sau đó đã có cuộc gặp giữa Thành Chương với giới chức trách nhiệm của Bảo tàng để lập một biên bản về bức tranh theo yêu cầu của anh. Điều bất ngờ là ngay sau đó, ông Jean-François Hubert lại tung lên một tờ báo có số phát hành vào loại cao nhất nước một bức ảnh cũ mà ông coi là bằng chứng cụ thể về bức Trừu tượng là của Tạ Tỵ, khi mà nó được “treo” trong một ngôi nhà với sự hiện diện của những tên tuổi lớn của mỹ thuật Việt như họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhà phê bình Thái Bá Vân, nhà sưu tập Nguyễn Bá Đạm... Có điều đó là một bức ảnh ngụy tạo bằng cách ghép thêm bức tranh vào một cách thật vụng về mà không cần phải là người am tường công cụ photoshop cũng dễ nhận ra cách làm giả trá đó. Có thể nói, đến lúc này thì không chỉ trường hợp Thành Chương mà toàn bộ những nghi vấn chung quanh “Những bức tranh trở về từ châu Âu” gần như đã có lời đáp.

Một triển lãm tranh “lộng giả thành chân”

Bức tranh sơn mài Ba cô gái được cho là của Dương Bích Liên trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” với cách tạo hình cực xấu, nhiều người cho rằng ngay cả sinh viên mỹ thuật nếu có chép tranh cũng không tệ hại như thế

Để một triển lãm “lộng giả thành chân” như thế diễn ra, có nhiều nguyên nhân. Trước hết, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM hiện không có cán bộ lãnh đạo đủ chuyên môn và tầm nhìn để quyết định cho phép hay không một triển lãm nếu như “có vấn đề”. Bà Mã Thanh Cao, nguyên giám đốc Bảo tàng, người từng được đào tạo về chuyên môn ở Nga đã nghỉ hưu, còn họa sĩ Hứa Thanh Bình, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn - nghiệp vụ của Bảo tàng lại đi Mỹ trong thời gian tiến hành tổ chức triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, và anh cũng sắp nghỉ hưu. Người phụ trách bảo tàng hiện nay là Phó giám đốc phụ trách hành chính - quản trị Trịnh Xuân Yên. Bảo tàng cũng có một hội đồng nghệ thuật, khi cần có thể mở rộng với nhiều thành viên là các họa sĩ nổi tiếng, song qua vụ việc này có thể thấy hội đồng đó gần như không hoạt động hoặc không có cơ chế thích hợp.

Một triển lãm tranh “lộng giả thành chân”

Tranh sơn dầu Mùa xuân và thiếu nữ in trong tập Dương Bích Liên (NXB Mỹ Thuật, 2003), tác phẩm này hiện thuộc sưu tập của ông Nguyễn Hào Hải

Tuy nhiên, sâu xa hơn là Việt Nam không hề có một cơ quan giám định các tác phẩm mỹ thuật, đặc biệt là tác phẩm của các bậc thầy; hậu quả là việc đánh giá, giám định được trao cho người nước ngoài, những người được coi là “chuyên gia hàng đầu”, “chuyên gia đáng tin cậy” của mỹ thuật Việt Nam, những người đưa ra các phán đoán cuối cùng về số phận tác phẩm của họa sĩ người Việt - thật trớ trêu! Chính vì thế, ai dám chắc rằng chính các “chuyên gia” ấy có dính vào các “phi vụ” làm tranh giả hay cổ vật giả của người Việt. Hơn nữa, còn có tâm lý sùng ngoại ngay trong lĩnh vực sưu tầm tác phẩm mỹ thuật: hễ ông Tây A, bà Tây B nói là đáng tin. Cụ thể, với triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, khi xem các giấy chứng nhận tác phẩm mà ông Vũ Xuân Chung đưa ra, đó chỉ là những tờ giấy viết tay loằng ngoằng của ông Hubert và chữ ký của ông ta, có thêm dấu xác nhận chữ ký từ Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM, nghĩa là giống như xác nhận chữ ký của UBND phường xã, ngoài ra chẳng có dấu má gì của Christie’s hay logo, entête của hãng đấu giá danh tiếng này. Nói tóm lại, những tờ chứng nhận đó chẳng có giá trị pháp lý gì và cũng không thể coi là sự chứng nhận các bức tranh là thật! Chưa kể, các tên tuổi như Christie’s và Sotheby’s đã từng bị kiện vì bán tranh giả và phải bồi thường cho nguyên đơn - người bị hại (*).

Vụ việc đã có hồi kết, song nó cảnh báo nếu không có những giải pháp, biện pháp tích cực từ các cơ quan có thẩm quyền thì trong tương lai sẽ không tránh khỏi các triển lãm tương tự, bởi đó là một cách hợp pháp hóa các rác thải mỹ thuật, tranh giả sẽ tiếp tục được đưa ra thị trường trong và ngoài nước, tiếp tục làm xấu đi hình ảnh đã không còn đẹp của hội họa Việt Nam vốn đầy dẫy những vấn nạn tranh giả, tranh nhái, tranh chép...

Nguyệt Cầm


 (*) Xem thêm các ví dụ: http://www.smh.com.au/nsw/barrister-louise-mcbride-wins-case-against-christies-auction-house-over-fake-albert-tucker-painting-20141204-11zy98.html, http://www.thetimes.co.uk/tto/arts/visualarts/article3396958.ece

và http://www.dailymail.co.uk/news/article-2135373/Russian-oligarch-paid-1-7million-painting-Christies-demands-refund-thinks-work-fake.html).

 

Nguồn: nguoidothi.vn

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ thuật truyền thống liên quan

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm  3221

 03/01/2019 12:03:49 CH

Sự kiện được nhận xét thu hút sự quan tâm của công chúng, giúp người xem có cái nhìn cởi mở hơn về ảnh nude.

Xem chi tiết 
Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'

Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'  3303

 02/01/2019 5:06:17 CH

Nghệ sĩ nhận xét sân khấu cải lương xã hội hóa chưa nhận hỗ trợ kịp thời từ cơ quan chức năng nên liên tục lỗ nặng khi hoạt động.

Xem chi tiết 
Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội

Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội  2765

 29/12/2018 7:09:01 CH

Chương trình hòa nhạc quy tụ các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, diễn ra vào 20h ngày 1/1/2019 tại Nhà hát Lớn.

Xem chi tiết 
Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện

Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện  2972

 28/12/2018 4:07:24 CH

Tài tử cùng vợ và diễn viên Thái Hòa, đạo diễn Charlie Nguyễn mừng Vân Sơn ra mắt show mới ở TP HCM.

Xem chi tiết 
Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương

Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương  3685

 27/12/2018 7:08:19 CH

Từ đôi đào, kép ở tỉnh, hai nghệ sĩ trở thành thần tượng được mến mộ trong làng cổ nhạc thập niên 1990.

Xem chi tiết 
'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch

'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch  2257

 25/12/2018 10:03:02 SA

Truyện nổi tiếng của Tô Hoài được chuyển thể thành nhạc kịch với dàn giao hưởng, nhạc cụ dân tộc...

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...