Tin tức

NGHỆ SĨ HẢI NGOẠI TƯỞNG NIỆM 100 NGÀY SG VIỄN CHÂU

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 19/05/2016 7:34:04 CH |  Admin |  0 bình luận |   2361 lượt xem

(cailuong.net) - Trưa Chủ Nhật, 8 Tháng Năm, Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Việt Nam Hải Ngoại phối hợp cùng Ðoàn Nghệ Thuật Sân Khấu Văn Lang đã tổ chức lễ Tưởng Niệm nhân 100 ngày mất của Soạn Giả Viễn Châu, tại phòng hội nhật báo Việt Báo, Westminster, với sự có mặt của rất đông nam nữ nghệ sĩ ngành sân khấu cải lương hải ngoại.

.

 

NGHỆ SĨ HẢI NGOẠI TƯỞNG NIỆM 100 NGÀY SG VIỄN CHÂU
Ðại diện các nghệ sĩ hữu danh làm lễ dâng hương trước bàn thờ soạn giả Viễn Châu. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

 

Nghi thức Cúng Tuần 100 ngày mất của soạn giả Viễn Châu được các nghệ sĩ Phượng Liên, Phương Mai, Quỳnh Trang cùng các thành viên Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Việt Nam Hải Ngoại và Ðoàn Nghệ Thuật Sân Khấu Văn Lang cử hành trước bàn thờ cố soạn giả, đặt phía bên phải sân khấu.

Tiếp đó, ông Dũng Nguyễn, hội trưởng Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Việt Nam Hải Ngoại, chào mừng anh chị em nghệ sĩ và quan khách. Trong dịp này, ông hội trưởng đã nhắc lại mục đích của hội được thành lập là để duy trì và phát huy nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, đồng thời cũng là để lưu truyền cho các thế hệ trẻ ở hải ngoại biết đến những tinh hoa của nét văn hóa này.

Trong giới nghệ sĩ cổ nhạc cải lương, soạn giả Viễn Châu là một nghệ sĩ đa tài đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành cải lương. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn không chỉ cho ngành cải lương mà cả nền văn hóa của dân tộc.

Kể đến, nghệ sĩ Mai Chân, trưởng Ðoàn Nghệ Thuật Sân Khấu Văn Lang, đọc tiểu sử cố soạn giả Viễn Châu.

Ngoài ra, soạn giả Yên Lang cho biết thêm những chi tiết mà ông có được nhiều dịp cùng hoạt động chung với cố soạn giả Viễn Châu.

Ông cho biết cố soạn giả không chỉ là bậc đàn anh trong ngành mà còn là một đồng nghiệp rất thân tình. Công lao to lớn của ông cho ngành cải lương là sự đóng góp những sáng tác phẩm cải lương thật phong phú, cống hiến cho người nghe được thưởng thức một nghệ thuật của người dân dã miền Nam. Ông là một cây cổ thụ trong ngành âm nhạc cải lương. Trong đời hoạt động của ông, ông từng tranh đấu không ngưng nghỉ cho quyền lợi của các tác giả kịch bản cải lương, những người đã cống hiến tim óc trong âm thầm và thường bị bỏ quên cả về danh tiếng cũng như quyền lợi vật chất. Giới soạn giả trong ngành cải lương rất biết ơn ông và không bao giờ quên được hình ảnh người anh cả trong làng soạn nhạc cải lương.

 

NGHỆ SĨ HẢI NGOẠI TƯỞNG NIỆM 100 NGÀY SG VIỄN CHÂU
Các nghệ sĩ cùng nhau trình diễn một loạt ca khúc cải lương trong ngày tưởng niệm cố soạn giả Viễn Châu. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

 

Sau đó là phần nói chuyện của Giáo Sư Trần Văn Chi.

Ông nhận định: “Viễn Châu là người nghệ sĩ tài ba, một nhà văn hóa lớn của đất Nam Bộ.”

Nhắc lại một chút tiểu sử của soạn giả Viễn Châu, Giáo Sư Chi nói đến sự sáng tạo lớn lao gây nhiều ảnh hưởng trong làng ca nhạc cải lương. Ðó là việc soạn giả Viễn Châu tạo ra hình thức tân cổ giao duyên và vọng cổ hài. Và sáng tạo thứ hai là đưa nhịp điệu Bolero trong tân nhạc hòa trộn vào làn điệu cải lương.

Theo Giáo Sư Chi, vào năm 1958, soạn giả Viễn Châu đã khai phá một thể loại nhạc mới với cái tên là tân cổ giao duyên. Tác phẩm đầu tiên “Chàng Là Ai” vào năm 1964 với giọng ca Lệ Thủy lập tức gây nhiều tranh cãi. Nhiều người khen mà cũng lắm kẻ chê. Nhưng soạn giả Viễn Châu vẫn tiếp tục con đường sáng tạo của mình và đến nay thì thể loại này đã được khẳng định như một hình thức trong cải lương.

Về việc đưa nhịp điệu Bolero bên tân nhạc vào cổ nhạc cải lương, theo Giáo Sư Chi, soạn giả Viễn Châu đã hết sức tài tình nắm bắt được khiếu thẩm âm của người bình dân Việt Nam nên đã đưa được nhạc điệu Bolero thất cung của Nam Mỹ vào hòa trộn với cổ nhạc cải lương ngũ cung một cách rất êm ái không bị “chỏi” đến độ khách hâm mộ cải lương khi nghe cũng không phân định được ngay.

Do đó mà sự sáng tạo này đã không gây nên một tranh luận nào như lần sáng tạo tân cổ giao duyên.

Phân tích về những sáng tạo này của cố soạn giả Viễn Châu, Giáo Sư Trần Văn Chi cho rằng tiết điệu Bolero của Tây Ban Nha ảnh hưởng lớn tại Nam Mỹ và nhiều nơi trên thế giới là một tiết điệu mềm, êm ả, dễ nhớ, dễ nghe rất thích hợp với những bài cổ nhạc cải lương vốn là những bài ca tình cảm, ướt át, mùi mẫn.

Cái chất buồn của Bolero rất gần gũi với cái chất oán trong cải lương. Khi đưa được nhịp điệu Bolero vào ngũ cung cải lương, soạn giả Viễn Châu rõ ràng là đã làm giầu cho nghệ thuật cải lương, một nghệ thuật có đến 90% người dân miền Nam và nhiều nơi ở miền Trung cũng như miền Bắc say mê thưởng thức, mà sự thưởng thức ấy lại là một phần trong đời sống tinh thần của người dân Việt miền Nam.

Nguyễn Huy - NV

 

Đọc bài thơ của Viễn Châu trong lễ tưởng niệm cố soạn giả 

Hiện soạn giả Yên Lang đang lục lại bài thơ của Viễn Châu từng viết tặng cho ông để đọc lên trong buổi lễ tưởng niệm nói trên.

 

NGHỆ SĨ HẢI NGOẠI TƯỞNG NIỆM 100 NGÀY SG VIỄN CHÂU
Hai soạn giả Viễn Châu (phải) và Yên Lang. (Hình của soạn giả Yên Lang cung cấp)

 

Sẵn dịp này chúng tôi ghi lại chuyện cũ từng xảy ra trong thời cải lương cực thịnh thập niên 1960, đã đưa đến sự thân thiết giữa các soạn giả của hai thế hệ.

Số là vào năm 1965 giới soạn giả mở đại hội tại trụ sở Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu ở đường Cô Bắc, Sài Gòn. Ðại hội nhằm mục đích tăng tiền bản quyền soạn giả từ 5% lên 6%. Lúc bấy giờ Yên Lang đang là soạn giả thường trực của công ty Kim Chung, cung cấp nhiều tuồng hương xa màu sắc cho các đoàn Kim Chung.

Ông Bầu Long không muốn Yên Lang tham dự đại hội soạn giả này, vì nó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các đoàn Kim Chung, và ông hứa sẽ ưu đãi Yên Lang nhiều hơn nếu như soạn giả không tham gia đại hội.

Trong lúc Yên Lang đang chần chờ chớ chưa dứt khoát, thì anh em soạn giả đề cử soạn giả Viễn Châu đi mời Yên Lang, vì thời điểm này vai trò của Yên Lang khá quan trọng, có liên quan đến nhiều đoàn Kim Chung đang hoạt động. Cuối cùng thì Yên Lang tham dự và đã góp phần đưa đại hội đến thành công.

Nếu như người ta căn cứ vào tuổi tác thì soạn giả Yên Lang thuộc thế hệ đàn em của Viễn Châu, cả hai mỗi người một nét phục vụ nghệ thuật. Viễn Châu thì viết tuồng cho các gánh hát lớn như Thanh Minh-Thanh Nga, Dạ Lý Hương... và chuyên về viết bài ca tân cổ giao duyên, hàng trăm bài vọng cổ loại nầy được thu thanh dĩa hát phát hành rộng rãi. Còn Yên Lang thì chuyên viết tuồng thuộc loại hương xa màu sắc, và đặc biệt là tuồng của Yên Lang rất ăn khách đã làm giàu cho bảng hiệu Kim Chung.

Yên Lang thuộc thế hệ đàn em của Viễn Châu, nhỏ hơn đến mười mấy tuổi, nhưng sau đại hội thành công, các soạn giả tổ chức ăn mừng, thì Viễn Châu không đi chung với nhóm soạn giả lớn tuổi như Hoàng Khâm, Mộc Linh... mà ông lại nhập với nhóm trẻ của Yên Lang cùng đi ăn nhậu. Từ đó Viễn Châu và Yên Lang thân nhau và rất thường gặp mặt, nhưng không biết hai người có trao đổi cho nhau bí quyết và kinh nghiệm viết kịch bản?

Tuy ra hải ngoại, nhưng mỗi lần về nước là Yên Lang đến thăm Viễn Châu. Cách đây hơn một năm cũng trong dịp về quê hương, Yên Lang gặp lại Viễn Châu thấy rằng ông đã đau yếu nhiều, và ông có nói “chưa chắc gì về lần sau mà gặp ông.” Thật vậy, lần đó coi như lần cuối cùng mà hai soạn giả gặp nhau. Viễn Châu về với tổ nghiệp, vĩnh viễn ra đi cách đây vài tháng.

Bài thơ của Viễn Châu viết tặng Yên Lang không biết có mang ý nghĩa gì đặc biệt chăng? Nhưng dù sao nó cũng lưu lại vết tích một soạn giả đã để lại cho đời nhiều bài ca được giới mộ điệu ưa chuộng, và đã đi vào lịch sử văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Những năm gần cuối đời, Viễn Châu không có soạn thêm tuồng cải lương nào, mà nếu như có viết thêm tuồng thì tiêu thụ ở đâu? Gánh hát dẹp hết rồi! Cũng như bài vọng cổ tân cổ giao duyên thì đâu còn hãng dĩa nào “đặt hàng,” thành thử ra cuộc sống của ông không khá gì.

Mấy năm trước người đại diện Hội Kim Hoàn ở San Jose về nước, có đến đặt hàng Viễn Châu viết bài vọng cổ cho hội này hát trong ngày họp mặt. Viết cho các chủ tiệm vàng thì tiền thù lao khá cao, nghe nói họ trả bằng tờ trăm đô la, nhưng không biết là mấy tờ.

Ngành Mai - NV

Buổi tưởng niệm 100 ngày mất Của Soạn Giả Viễn Châu
Bài THANH PHONG

WESTMINSTER - Trưa Chủ Nhật ngày 8 tháng 5, 2016 vừa qua tại hội trường Việt Báo, Westminster, Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Hải Ngoại & Đoàn Nghệ Thuật Sân Khấu Văn Lang đã long trọng tổ chức tưởng niệm 100 ngày mất của soạn giả Viễn Châu.

Gần 200 quan khách và đồng hương cùng hầu hết các nghệ sĩ cổ nhạc từ khắp nơi đã về tham dự như Phượng Liên, Phượng Mai, Bình Trang, Minh Hùng, Thanh Hiền, Vĩnh Khang, Tuấn Phong, Quốc Hải, Hữu Thọ, Thanh Vũ, Thành Thái, Huỳnh Hoa, Yến Trang, v.v..

Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm do Phạm Khanh điều hợp, ông Dũng Nguyễn, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Hải Ngoại, đại diện ban tổ chức lên có lời chào mừng quan khách và các thân hữu. Ông Dũng Nguyễn nói, “Tôi không phải là nghệ sĩ nhưng vì tiếp nối việc làm của thân phụ tôi, người đã sáng lập ra Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Hải Ngoại này với hoài bảo là bảo tồn và phát huy văn hóa cổ truyền dân tộc tại xứ người, trong đó cụ thể nhất là bộ môn cải lương. Để hoàn thành ước nguyện của thân phụ, chúng tôi đã nhận trách nhiệm này và mong được sự thương mến của quý nghệ sĩ, thân hữu cùng quý đồng hương tiếp tay với chúng tôi thực hiện hoài bảo trên, và trong tinh thần đó, hôm nay chúng ta làm lễ tưởng niệm 100 ngày cố soạn giả Viễn Châu đã ra đi; chúng ta hãy dành phút lắng lòng tưởng nhớ người nghệ sĩ tài hoa đã hiến trọn cuộc đời cho nền cố nhạc Việt Nam.”

NGHỆ SĨ HẢI NGOẠI TƯỞNG NIỆM 100 NGÀY SG VIỄN CHÂU
Thắp hương và cầu nguyện trước chân dung cố soạn giả Viễn Châu trong buổi tưởng niệm trưa Chủ Nhật, ngày 8 tháng 5, 2016. (Thanh Phong/ Viễn Đông)



Sau lời phát biểu của ông Hội Trưởng, MC Phạm Khanh mời ông Hội Trưởng Nguyễn Dũng Chinh và các thành viên Ban Chấp Hành gồm: giáo sư Trần Văn Chi, GS Nguyễn Thanh Giàu, soạn giả Yên Lang, soạn giả Trần Văn Hương, ký giả Nguyễn Thanh Huy và một số nghệ sĩ lên trước bàn thờ có chân dung cố soạn giả Viễn Châu thắp hương và cầu nguyện cho người nghệ sĩ này sớm siêu thoát.

Tiếp theo, nghệ sĩ Mai Chân tuyên đọc tiểu sử cố soạn giả Viễn Châu, ông có tên khai sinh là Huỳnh Trí Bá, sinh tại Trà Cú vào năm 1924 và theo cách gọi miền Nam gọi ông là Bảy Bá. Ông mê đờn ca cổ nhạc từ thuở nhỏ và chịu khó học hỏi với những đàn anh trong làng cổ nhạc như bầu Lúa, bầu Phục, bầu Hùng,Văn Võ. Ngoài giọng ca thiên phú ông còn có khiếu viết văn, làm thơ và mới 15 tuổi ông đã tỏ ra xuất chúng về Đàn Tranh. Năm 1943 ông được đài phát thanh Saigon nhận vào hát cổ nhạc cho đài. Được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ cổ nhạc tên tuổi như Năm Châu, Trần Hữu Trang, Duy Lân … nên ông học hỏi được nhiều kinh nghiệm và bắt đầu sáng tác vở cải lương “Hồn Chiến Sĩ”, và từ đó tên tuổi Viễn Châu nổi như cồn, ông tiếp tục sáng tác nhiều vở cải lương khác như “Nát Cánh Hoa Rừng, Tình Mẫu Tử, Chuyện Tình Hàn Mặc Tử, Ai Điên Ai Tỉnh v.v.. được thâu vào dĩa nhựa và dân miền Nam rất ái mộ.

Trong suốt cuộc đời gắn bó với nền cổ nhạc, soạn giả Viễn Châu đã để lại cho đời hai ngàn bản vọng cổ nói lên nhiều khía cạnh như chống thực dân Pháp, ca ngợi thi sĩ Hàn Mặc Tử và nhiều bài vọng cổ ca ngợi quê hương đất nước, tưởng nhớ người xưa cùng những bài vọng cổ châm biếm, hài hước được nhiều người thuộc nằm lòng..

Sau phần tiểu sử, soạn giả Yên Lang lên trình bày một số kỷ niệm của ông với cố soạn gỉa Viễn Châu. Kế tiếp, GS Trần Văn Chi có bài phát biểu rất công phu, nhiều chi tiết về cuộc đời và con người soạn giả Viễn Châu mà từ trước đến nay ít người được biết, GS Trần Văn Chi gọi cố soạn giả Viễn Châu là một nhà văn hóa lớn của Việt Nam.

Chương trình bước sang phần trình diễn một số trích đoạn cải lương và ca vọng cổ của các ca, nhạc sĩ cổ nhạc như Chí Tâm, Phượng Liên, Hương Huyền, Ngọc Đáng được mọi người nồng nhiệt vỗ tay tán thưởng. Sau cùng, liên khúc “Nhớ Ơn Thầy” được các nghệ sĩ cùng trình diễn đã kết thúc buổi Tưởng Niệm cố soạn giả Viễn Châu, một bậc Thầy trong nền cổ nhạc Việt Nam đã ra đi.

 

Viễn Đông Daily
Nguồn: http://www.viendongdaily.com/buoi-tuong-niem-100-ngay-mat-cua-soan-gia-vien-chau-gV


Nguồn: cailuongvietnam.com

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Tin tức liên quan

Cải lương trở lại trong âu lo

Cải lương trở lại trong âu lo  1296

 26/05/2022 12:03:11 CH

Sau hơn 2 năm yên ắng, sàn diễn cải lương chuẩn bị trở lại. Nghệ sĩ đều xúc động chia sẻ những gian nan mà họ sẽ đối mặt khi sàn diễn được sáng đèn

Xem chi tiết 
Sân khấu phải mang hơi thở cuộc sống

Sân khấu phải mang hơi thở cuộc sống  1402

 12/04/2022 8:01:58 SA

Khi kịch bản về đề tài hôn nhân, gia đình không còn đi vào lối mòn do cách viết, cách bố cục và tư duy dễ dãi như trước, sẽ là tiền đề để các đạo diễn hào hứng tiếp tục chinh phục đề tài này trên sân khấu

Xem chi tiết 
NSƯT Vũ Linh trở lại sân khấu sau cơn bạo bệnh

NSƯT Vũ Linh trở lại sân khấu sau cơn bạo bệnh  1809

 04/12/2021 7:00:23 SA

Thông tin NSƯT Vũ Linh trở lại sàn diễn sau thời gian điều trị bệnh đã khiến khán giả hâm mộ phấn khởi.

Xem chi tiết 
ĐOÀN CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ HUỲNH LONG: Tìm chỗ đứng trong khán giả trẻ

ĐOÀN CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ HUỲNH LONG: Tìm chỗ đứng trong khán giả trẻ  1980

 27/10/2021 3:03:09 CH

Chiều 18-1, nghệ sĩ (NS) Bình Tinh và NS Nhật Khánh đã giới thiệu vở diễn sân khấu "Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng giang", do Đài Truyền hình TP HCM thực hiện.

Xem chi tiết 
NSƯT Hoài Linh suy sụp khi nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời

NSƯT Hoài Linh suy sụp khi nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời  1447

 23/09/2021 12:00:41 CH

Nghệ sĩ Chí Thiện - anh trai nghệ sĩ Chí Tài, đang ở Mỹ - cho biết gia đình đặt trọn niềm tin vào Việt Hương và Hoài Linh, để cả hai cùng lo thủ tục đưa thi hài em trai ông về Mỹ sớm nhất có thể.

Xem chi tiết 
Nguyễn Quốc Nhựt - quán quân Chuông vàng vọng cổ 2020

Nguyễn Quốc Nhựt - quán quân Chuông vàng vọng cổ 2020  869

 07/08/2021 10:00:59 SA

Vượt qua 2 thí sinh trong đêm thi chung kết xếp hạng Chuông vàng vọng cổ 2020 lần XV diễn ra tại Nhà hát Truyền hình HTV vào tối 27-9, thí sinh Nguyễn Quốc Nhựt (tỉnh Long An) đã đoạt giải Chuông vàng.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...