Nghệ sĩ

Nhạc sĩ Văn Bền - bệnh nặng nhưng vẫn đàn

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 26/10/2015 7:25:28 SA |  Admin |  0 bình luận |   2190 lượt xem

(cailuong.net) - CLVNCOM - Nhạc sĩ Văn Bền giờ đi đứng khó khăn, phải có từ một hai hai người dìu đỡ nhưng khi ngồi vào đàn, tiếng đàn vẩn như xưa, vẩn nao lòng người nghe, con gái rượu của nhạc sĩ, nghệ sĩ Kiều Trang khuyên cha " cha ơi nghỉ đàn đi" nhưng ông trả lời ngay " chừng nào chết mới nghỉ...". Nhạc sĩ Văn Hạnh luôn túc trực 24/24 chăm sóc cha già, nên gia đình lâm vào khó khăn, nhất là khi cải lương xuốc dốc, số lượng học viên học đàn học ca giảm rõ rệt, nghệ sĩ Kiều Trang đi hát phục vụ cho quán nghệ sĩ, bám nghề được là mừng lắm rồi chớ đâu dám nghĩ đến chữ giàu.

Dầu ông có ra sao , nhưng tiếng đàn của ông sẽ không bao giờ mất vì ông có đến hai hậu duệ theo nghề đàn, và một cô con gái theo kiếp cầm ca, dù gia đình khó khăn do ông lâm bệnh nhưng chưa ai bỏ nghề...Một gia đình khiến chúng ta cảm phục, nể trọng....những học trò của ông gần xa, xưa và nay, những khán giả mộ điệu còn yêu mến cải lương nếu có hảo tâm thì giới thiệu học viên, hay ủng hộ tinh thần vật chất, giới thiệu show cho nhạc sĩ Văn Bền tại địa chỉ trong hình bên trên...

Một kiếp tẳm của sân khấu Việt Nam không sai chút nào.

khangianhandan


Nhạc sĩ mù Văn Bền - người cống hiến thầm lặng cho #cailuong#

Gần 70 tuổi, người học trò của đệ nhất danh cầm Văn Vĩ vẫn lặng lẽ đào tạo học trò và đóng góp cho những hoạt động thiện nguyện.

Trong những buổi diễn văn nghệ hàng tháng tại Viện Dưỡng lão Nghệ sĩ, TP HCM, khán giả thường thấy một nhạc sĩ mù ngồi khuất trong hậu trường, lặng lẽ đàn cho các nghệ sĩ hát trên #sankhau#. Đó chính là nhạc sĩ Văn Bền, một trong các học trò xuất sắc của đệ nhất danh cầm khiếm thị Văn Vĩ - người giúp giọng ca Út Bạch Lan tỏa sáng trên #sankhau# và tạo ra các tiết mục ăn khách cùng thời.

Văn Bền sinh năm 1945, bị khiếm thị từ nhỏ do di chứng của bệnh đậu mùa. Năm 12 tuổi ông theo học đàn với thầy Văn Vĩ. Không hề có bất cứ nguyên tắc nhạc lý nào, thầy giáo truyền nghề cho ông bằng cách đàn trước, ông nghe âm thanh rồi mò mẫm mô phỏng lại trên đàn của mình. Cuộc đời lấy đi của ông đôi mắt nhưng bù lại cho ông đôi tai có khả năng thẩm âm rất chuẩn xác.Với những bài vọng cổ khó, người sáng mắt phải học đến một tháng, còn ông chỉ mất nửa tháng để luyện tập. Cũng do bị mù mà quá trình học của nhạc sĩ bị gián đoạn bởi không phải lúc nào người nhà cũng có điều kiện chở ông qua nhà thầy Văn Vĩ luyện tập. “Tôi phải mất 7 đến 8 năm mới học xong những bài vọng cổ phổ biến. Năm 20 tuổi tôi chính thức đàn cho các #nghesi# hát trên #sankhau#”, nhạc sĩ cho biết.

DSC04915-JPG-2832-1415957515.jpg

Nhạc sĩ Văn Bền với chiếc guitar phím lõm đã gắn bó với ông nhiều năm. Ảnh:Hoàng Phố.

Văn Bền đã trưởng thành qua nhiều đoàn hát nổi tiếng của thế kỷ trước như Thanh Bình - Kim Mai, Huỳnh Long, Bông Sen, từng đàn cho các danh ca Út Trà Ôn, Minh Vương, Thiên Kim, Diệu Hiền... Năm 1966, ông ngừng tham gia các đoàn hát, chính thức trở thành thầy dạy ca và đàn cho nhiều thế hệ #nghesi# #cailuong# sau này. Lý do là các đoàn hát lưu diễn tỉnh nhiều quá, mắt ông lại kém nên đi lại khó khăn.

Nghệ sĩ mù không nhớ đãhướng dẫnđàn, ca cho bao nhiêu học trò. Có thời điểm số lượng học trò một khóa lên tới vài trăm người. Trong số đó, có nhiều nhạc sĩ khiếm thị thành danh sau này như Văn Tâm, Văn Chánh,hiệngiảng dạy tại Cao đẳng Nghệ thuật TP HCM. Cách dạy của ông cũng giống thầy Văn Vĩ ngày trước. Ông đàn làm mẫu, trò đàn theo, thầy nghe rồi nhận xét. Một học trò của ông, tên Hiền, ngoài 50 tuổi, nói: "Tôi theo học thầy Bền gần 20 năm tuy không thường xuyên. Thầy có ngón đàn độc và tai nghe nhạc rất tinh tường. Tuy không nhìn thấy nhưng nghe qua âm thanh, thầy biết học trò sai chỗ nào, cần sửa chỗ nào".Còn #nghesi# Hồng Liên của đoàn Trần Hữu Trang chia sẻ: “Tôi chỉ theo học thầy trong 6 tháng nhưng nhờ đó mà được vững nhịp ca như ngày hôm nay".

Văn Bền cho biết, ông không có bí quyết nào ngoài việc đem hết khả năng, kinh nghiệm ra truyền cho học trò. "Muốn học trò ra nghề được, mình phải dạy thật tình, dạy kỹ lưỡng, sửa giọng, sửa tiếng cho từng người. Mất thời gian, công sức một chút nhưng các em ra nghề sẽ vững vàng và có chỗ đứng trên #sankhau#".

DSC04916-JPG-1570-1415957515.jpg

Nhạc sĩ Văn Bền dạy học trò tại tư gia. Ảnh: Hoàng Phố.

Khi #cailuong# ở thời kỳ đỉnh cao, thù lao đi dạy của thầy Văn Bền có thể nuôi sống cả gia đình gồm vợ và ba người con. Những năm gần đây, số lượng học viên giảm. Ngoài học viên lâu năm và ổn định, mỗi khóa học (kéo dài 3 tháng) hiện chỉ có chừng 10 đến 15 trò. Với mức học phí 300nghìn đồngmột tháng, thu nhập của nhạc sĩ dao động từ 3 - 4 triệu đồng, cùng 150nghìnđồng tiền trợ cấp từ Ban ái hữu hội #nghesi# TP HCM. Số tiền này được dùng chi phí cho tiền chữa bệnh dạ dày, thấp khớp của nhạc sĩ và tiền sinh hoạt của hai cha con. Hiện nhạc sĩ sống cùng con trai út,vợ ông đã mất cách đây nhiều năm, hai con lớn lập gia đình và ra ở riêng.

Gần 70 tuổi, sức khỏe không cho phép, nhạc sĩ Văn Bền không còn dạy được nhiều như trước, thi thoảng con trai vẫn phụ giúp ông dạy học trò. “Tôi không lấy học phí cao vì những người yêu vọng cổ giờ ít lắm, họ đến học là có tâm rồi. Thành công lớn nhất của tôi là ba đứa con đều theo nghiệp cha, đứa đi hát, đứa đi đàn. Tôi không mong gì hơn được trao truyền cổ nhạc cho thế hệ sau”, nhạc sĩ tâm sự.

Hơn 40 năm qua, không chỉ âmthầm đào tạo nhiều lớp #nghesi# vọng cổ, nhạc sĩ Văn Bền còn đóng góp tiếng đàn vào các phong trào văn nghệ địa phương.Ông luôn là người lặng lẽ ngồi sau cánh gà, đàn cho các thành viên đội văn nghệ quận 4 trong các kỳ hội diễn văn nghệ cấp thành phố. Văn Bền cũng là nhạc sĩ được địa phương chọn mặt gửi vàng tham gia tranh giải trong các cuộc thi đờn ca tài tử miền Đông Nam bộ và luôn giành được giải cao.

Đượcvinh danh trong nhiều cuộc thi, nhưng ông không nhận phần thưởng về mình mà nhường thành tích cho tập thể. Trong ngôi nhà nhỏ, ông chỉ treo đàn và những tấm ảnh cũ, mọi bằng khen, giấy khen ghi nhận thành tích, ông đều gửi treo trên văn phòng Ủy ban quận với suy nghĩ, thành tích là của tập thể chứ không phải cá nhân mình.

Dù đời sống không mấy khá giả, nhạc sĩ Văn Bền vẫn nhận đào tạo miễn phí học trò nghèo, phần lớn là các em thiếu nhi. Hiện có gần 10 em được ông dạy miễn phí tại nhà. Với học trò nào ông cũng dành sự tận tâm như nhau. "Các em nghèo không có tiền trả học phí tôi vẫn nhận dạy. Họ có lòng yêu nhạc cổ là tôi mừng", nhạc sĩ cho biết.

IMG-9438-zpsc5ebb924-7742-1415957516.jpg

Nhạc sĩ Văn Bền (phải) và con trai út đàn trong hậu trường #sankhau# của Viện Dưỡng lão Nghệ sĩ vào ngày 15 hàng tháng. Ảnh: Cải lương Việt Nam.

Ngày 15 mỗi tháng, Văn Bền lại cùngcon đến Viện Dưỡng lão Nghệ sĩ biểu diễn miễn phí cho đồng nghiệp, những người cùng đứng chung #sankhau# với ông ở thời kỳ đỉnh cao của #cailuong#. “Tôi cũng là #nghesi# nghèo, không có nhiều tiền đóng góp thì góp chút tài mọn qua tiếng đàn nhằm đem niềm vui đến những đồng nghiệp một thời”, nhạc sĩ tâm sự.

"Thầy còn kêu gọi học trò mỗi tháng cố gắng sắp xếp thời gian đến Viện Dưỡng lão Nghệ sĩ ca hát và đóng góp chút tiền có thêm chi phí sinh hoạt cho các #nghesi#. Tôi quý thầy là ở việc làm thầm lặng ấy”, một học trò khác của nhạc sĩ Văn Bền kể lại.

Ở tuổi thất thập, #nghesi# mù không mong gì hơn ngoài niềm vui hàng ngày được trò chuyện, giao tiếp với học trò và đồng nghiệp: "Còn sống, tôi còn dạy, vì lời ca, tiếng đàn ăn vào máu thịt mình rồi".


Châu Mỹ
Video: Đức Huy

Tiếng đàn Nhạc sĩ Văn Bền và tiếng hát Ns Kiều Trang ( con nhạc sĩ ) với bài ca LÒ NHỎ BẾN VÂN ĐỒN do thành viên CLVNCOM Thiện Giả sáng tác trong buổi phát quà Tết Cây Mùa Xuân Nghệ Sĩ 2015 tại khu Dưỡng Lão NS Saigon -



Đi thăm thầy Nhạc sĩ Văn Bền lâm bệnh nặng

Ghé thăm nhạc sĩ vào lúc trưa 29-04-2015 , nhạc sĩ đi không được, phải có ngươi dìu 100%, huyết áp đôi khi tuột xuống dưới 70 nên rất nguy hiểm, nghe nói uống trà đường lên huyết áp. Nhưng khi bàn về đàn, Nhạc sĩ bỗng nhiên khỏe hơn và tiếng đàn dường như giúp ông tăng thêm sức khỏe, và sẳn sàng đàn "chiến đấu" đến khi nào sức khỏe không cho phép, thầy nói khi nào có chương trình giao lưu thì sẳn sàng tham gia, nhưng chuyện sức khỏe bây giờ là hên xui mà thôi. May mắn mình vô thăm thầy có thể nói chuyện được,có phỏng vấn thầy vài câu nhỏ để lưu niệm về sau, thầy trả lời rất thực tế, có sao nói vậy. Gặp được #nghesi# Kiều Trang trước giờ đi hát ở quán, được biết kép hiện nay của Kiều Trang là #nghesi# Linh Cường, ns Kiều Trang cho biết "nghe nói admin tancogiaoduyen thương mến #cailuong# và #nghesi# lắm, đầu tư toàn bộ công sức và tiền bạc vào web #cailuong#". Còn nhạc sĩ Văn Hạnh cho biết đã thu chương trình về nhạc sĩ Văn Bền cũng là cha của em, nhưng khi "bắn" qua facebook của mình thấy cũng ok nhưng về nhà mở ra không thấy, buồn quá đi. Tính ca tặng bài hát Lò Nhỏ Bến Văn Đồn đoạn cuối cho thầy nghe nhưng thấy trời trưa ghé nhà làm phiền quá nên thui...

Luôn cầu nguyện cho thầy nhiều sức khỏe và gia đình sống được với nghề #cailuong#


Image

Image
#nghesi# Kiều Trang

Image
khangianhandan

Nguồn: cailuongvietnam.com

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ liên quan

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!  1398

 28/06/2022 7:01:24 SA

Ông luôn nói đời nghệ sĩ có ăn cơm Tổ mới hiểu hết nỗi niềm và tiết lộ sau đại dịch Covid-19 sẽ góp sức thúc đẩy sàn diễn cải lương sáng đèn

Xem chi tiết 
NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu

NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu  2795

 12/04/2022 12:05:23 CH

NSƯT Hùng Minh chia sẻ: “Tính đến nay cũng đã 65 năm đi hát. Tôi vẫn nhớ mãi một thời tuổi trẻ bôn ba, vất vả vì miếng cơm, manh áo. Ngẫm nghĩ thấy cuộc đời mình cũng có nhiều may mắn, được ông Tổ nghề thương, nên từ một cậu bé nghèo chẳng biết hát xướng là gì, trong dòng đời xuôi ngược nhận được những cơ may để từng bước thành danh với nghiệp ca diễn”.

Xem chi tiết 
Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha

Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha  1632

 12/04/2022 8:02:14 SA

Ngày 1-4 là ngày sinh cố nghệ sĩ Chinh Nhân. Trên trang cá nhân, diễn viên múa Jacky, con trai của nghệ sĩ Chinh Nhân, đã viết những dòng tâm sự khiến cư dân mạng xúc động

Xem chi tiết 
Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết

Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết  1656

 11/10/2021 10:01:57 SA

Không chỉ nhằm thu hút đông đảo khán giả mà cơ hội để sàn diễn cải lương sáng đèn đang là thử thách lớn cho nhiều người làm nghề

Xem chi tiết 
Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều

Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều  1615

 11/10/2021 7:00:52 SA

Theo lời kể của nghệ sĩ Hồng Nga, bà bị cảnh sát giam ô tô khi đi lạc trên xa lộ tại tiểu bang California – Mỹ, tối 29 Tết.

Xem chi tiết 
Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991

Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991  868

 24/09/2021 8:02:26 SA

Tối nay (26-10), vòng chung kết cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020" sẽ khai mạc tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM). Nghệ sĩ Thanh Hằng tâm sự về mùa giải đầu tiên mà chị được vinh danh cùng các đồng nghiệp năm 1991.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...