Nghệ sĩ

Nhớ một giọng cười

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 21/05/2017 3:02:01 CH |  Admin |  0 bình luận |   1635 lượt xem

(cailuong.net) - LTS. Đầu tháng 4, tại lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Hội Nhà văn Việt Nam (1957-2017), Hội đã truy tặng Giải thưởng Cống hiến đợt 1 cho tác phẩm của 22 cố tác giả đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn học Việt Nam, trong...

Ngay từ những ngày đầu cầm bút, Xuân Sách đã chọn cho mình một lối đi bất thường, không viết về những anh hùng đang được vinh danh mà lo chiêu tuyết cho những người bị quên lãng.

Lần đầu tiên gặp Xuân Sách, ông cười cười hỏi tôi: “Sao cô lại gửi thơ cho ông Nhị Ca?”. Nhị Ca vỗ nhẹ vào vai Xuân Sách: “Thì tôi nổi tiếng mà. Cô ấy chỉ biết tôi thôi”. Nhị Ca nói đùa, có ý trêu Xuân Sách nhưng đó là sự thật.

Nhớ một giọng cười
Xuân Sách. Tranh: phannguyenartist.blogspot.com

Hồi còn đi học, tôi muốn gửi thơ đến tạp chí Văn nghệ quân đội nhưng chỉ biết duy nhất một cái tên, đó là Nhị Ca, nên đã gửi đến cho ông. Nhị Ca cho biết sau đó ông đã chuyển bài cho nhà thơ Xuân Sách và Xuân Sách đã cho in những bài thơ (chắc chắn còn non nớt) của một người viết còn xa lạ với ông. Trong lúc chúng tôi trò chuyện, Xuân Sách khoanh tay, đầu hơi cúi xuống, nhìn chăm chú vào một nơi nào đó. Chỉ đến khi tôi chào ra về, ông mới ngẩng lên, giọng nhỏ nhẹ: “Lần sau có bài, cô cứ gửi cho anh”. Tôi hơi ngạc nhiên về cách xưng hô của ông. Như vậy, ngay từ đầu, ông đã xác lập mối quan hệ giữa chúng tôi, giữa một ông anh và một cô em.

Dù vậy, thi thoảng tôi mới gặp ông, thường là trong một dịp họp mặt chung của giới văn nghệ hoặc những dịp lễ lạt được tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức. Xuân Sách rất ít nói. Và cũng không hay cười. Có cảm giác ông đang nghĩ ngợi về một điều gì đó, chưa thể nói hoặc không thể nói. Nhiều lần, giữa đám đông, tôi thấy ông lặp lại cử chỉ tôi từng thấy trong lần gặp đầu tiên: khoanh tay, đầu hơi cúi xuống, nhìn chăm chú vào một nơi nào đó. Dĩ nhiên, từ bữa ấy, tôi không còn gửi thơ đến chỗ Nhị Ca nữa. Khi nhận bài, bao giờ Xuân Sách cũng tin lại và cho tôi biết bài dự tính sẽ đi vào số nào của tạp chí.

Những tưởng ông sẽ mãi mãi là một người lính viết văn, tôi thật sự bất ngờ khi hay tin ông quyết định ra quân, về làm việc tại NXB Hà Nội, cùng Vũ Cao. Rồi ít lâu sau lại bất ngờ khi hay tin ông rời Hà Nội. Một người không còn trẻ, bỗng rời nơi chốn mình đã sống bao nhiêu tháng năm, có điều gì đó khiến ta bùi ngùi, lo lắng. Tôi nhớ, trước khi rời Hà Nội, Chế Lan Viên từng nói với tôi: “Chú có cảm giác mình như một cái cây bị bật gốc vậy”.

Tôi vội rủ Vương Trí Nhàn đạp xe sang số 4 Tống Duy Tân, trụ sở của NXB Hà Nội thăm ông. Ông loay hoay thu xếp đồ đạc, không có thời gian trò chuyện với chúng tôi. Tôi không hỏi vì có cảm giác ông không muốn nói lý do thực sự của việc ra đi. Hành phương Nam. Đó thường là lựa chọn tuyệt vọng (hay hy vọng) của những người xứ Bắc. Tôi cũng không ngờ, chỉ ít lâu sau, tôi cũng bỏ Hà Nội để vào với Sài Gòn.

Xuân Sách làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Vũng Tàu đúng vào những ngày tháng có nhiều biến động trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động văn nghệ. Khác với nhiều người, càng về sau, cuộc đời Xuân Sách dường như lại càng nhiều sự kiện, sự cố.

Nhớ một giọng cười

Xuân Sách (1932-2008). Ảnh VNVT

Khi ông mất, con trai cả của ông, nhà báo Ngô Nhật Đăng, trong một bài viết về cha, đã nói rằng: “Giấu sau vẻ ngoài hiền lành, đôn hậu là một tính cách rất quyết liệt” (Cha tôi hay những điều chưa biết về nhà thơ Xuân Sách). Anh cho biết, sau khi cuốn Đội thiếu niên du kích Đình Bảng xuất bản, Nhà nước mới nhớ tới công lao của những thiếu niên anh hùng và khôi phục vị thế cho họ. Khi Xuân Sách mất, những ông lão trên dưới bảy mươi của đội du kích năm xưa cũng tìm về đưa tiễn. Cũng như vậy, với Mặt trời quê hương, Xuân Sách đã lặn lội về Yên Lãng, Hải Phòng, tìm tư liệu cũ để minh oan cho Phạm Ngọc Đa - người từng bị coi như một kẻ phản bội, bị tước hết quyền công dân. Phạm Ngọc Đa đã được phong tặng danh hiệu anh hùng sau khi mọi việc sáng tỏ.

Như vậy, ngay từ những ngày đầu cầm bút, Xuân Sách đã chọn cho mình một lối đi bất thường, không viết về những anh hùng đang được vinh danh mà lo chiêu tuyết cho những người bị quên lãng, bị ruồng bỏ. Đó là sự can đảm của một ngòi bút, là nỗi ẩn nhẫn của một tấm lòng.

Từ ngày quen Xuân Sách, tôi mới chỉ biết đến sự khoan hòa của một người anh, một nhà văn đi trước. Mãi đến những năm 80, 90, tôi mới nhận ra khía cạnh “quyết liệt” trong tính cách của ông.

Xuân Sách không ngại ngần ủng hộ tinh thần đổi mới của Trần Độ, Nguyên Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Minh Châu và nhiều người khác. Trong những lúc gay go nhất, trong những ngày cay đắng nhất, khi không ít người “lảng” đi, thậm chí quay ngoắt lại chỉ trích, bài bác, ông vẫn luôn đứng bên họ. Hội Văn nghệ Vũng Tàu trở thành nơi tụ hội của những nhà văn cùng chí hướng. Vì những việc như thế, ông phải nhận chịu bao nhiêu những hệ lụy, những phiền phức.

Mỗi lần có dịp đi Vũng Tàu, tôi luôn ghé thăm ông. Những lúc lên Sài Gòn, ông đến thăm chúng tôi. Dù khó khăn, chúng tôi thuộc “phái vui tươi” (theo cách phân loại của nhà thơ Nguyễn Duy thì trong giới nhà văn có hai phái là “phái vui tươi” và “phái hầm hầm”, hình như hai phái này vẫn tồn tại đến tận hôm nay). Nhớ những ngày Đại hội Hội Nhà văn lần thứ tư (1989) - đại hội đầu tiên và duy nhất có cuộc đối thoại trực tiếp giữa các nhà văn và các vị lãnh đạo cao cấp. Chúng tôi thức đến 2, 3 giờ sáng bàn tính đủ chuyện. Những lúc như vậy, tôi nhìn thấy một Xuân Sách sôi nổi, linh hoạt kỳ lạ. Những phương án của ông sáng suốt, rạch ròi và quyết liệt. Ông dứt khoát đòi phải bầu Tổng thư ký trực tiếp, dứt khoát chọn Nguyên Ngọc. Duy nhất Nguyên Ngọc. Ông nhất định không nhân nhượng với những gì, những ai ông cho là lực cản của sự phát triển văn học. Tiếc thay, vì “vui tươi” nên có quá nhiều sơ hở. Anh em chúng tôi đành ngậm ngùi chấp nhận một kết quả không mong muốn. Âu cũng là cái “vận” chung của một nền văn nghệ.

Với sự thông minh, nhạy cảm và lương tri của một nghệ sĩ, Xuân Sách đã thành công khi nhìn thấy bản chất, chứ không phải cái vẻ hào hoa, bóng bẩy bên ngoài.

 Giữa lúc mọi việc dần trở nên khó khăn, vào năm 1992, Chân dung nhà văn của Xuân Sách xuất hiện như “một quả bom nổ trong làng văn Việt Nam. Nó khơi dậy những suy nghĩ thật, những tình cảm thật của mỗi người cầm bút” (nhà thơ Ngô Minh). Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, một người có nhiều năm tháng cùng sống và làm việc với Xuân Sách - người từng cho rằng “với từng cá nhân, sự đánh giá của Xuân Sách là đáng tin cậy” thì nhận định: “Xuân Sách là một đặc sản kỳ lạ của giới cầm bút Hà Nội những năm chống Mỹ và vài chục năm tiếp sau... Nhiều khi nói tới một người cụ thể nào đó, thực ra Xuân Sách đang nói tới cả giới, nói tới những kiếp người khác nhau trong giới và từ những người cầm bút, trong một mức độ nào đó, nhà thơ gợi ra cho ta, liên tưởng tới những người ở giới khác” (Xuân Sách và chân dung các đồng nghiệp). Theo nhận định này, Chân dung nhà văn không chỉ là bức tranh của một người, một giới, một thời khắc.

Đã được nghe khi chỗ này, lúc chỗ khác, chân dung người này, người nọ của ông nên tôi vừa mừng vừa lo khi nghe tin cuốn sách được Văn Học - một nhà xuất bản lớn, với một ông giám đốc vốn rất chừng mực, xuất bản. Nhà văn Hoàng Lại Giang, Giám đốc chi nhánh của NXB Văn Học tại TP.HCM cho biết, ông được nghe những bài thơ này từ ông Trần Độ. Thấy được giá trị của tác phẩm nên ông đã thuyết phục Giám đốc Lữ Huy Nguyên đồng ý in. Là những người có kinh nghiệm, họ đã làm mọi cách để hạn chế sự tham dự của nhiều người trong quá trình làm sách. Nhà thơ chép tay từng bài thơ rồi nhà xuất bản đưa in ở một nhà in lớn - nơi ít tai ngờ vực.

Nhớ một giọng cười

Tôi vội nhờ mua năm cuốn. Chỉ vèo một cái, bốn cuốn bị “sang tay” cho bạn bè. Cuốn cuối cùng có số phận hơi đặc biệt. Một tiến sĩ ngôn ngữ từ Úc về, ghé lại chỗ tôi, hỏi thăm tình hình Hội Nhà văn. Tôi đưa cho anh cuốn Chân dung nhà văn với lời chú: “Đọc cuốn này là đủ cho điều anh muốn biết”. Cách đây mấy năm, gặp lại, hỏi thăm thì được biết anh vẫn còn giữ cuốn sách bé bằng bàn tay (mà gây ra bao nhiêu sóng gió cho nhà thơ, cho những người chịu trách nhiệm in ấn).

Cuốn sách bị mấy chục nhà văn kiện lên tận Quốc hội, bị nhận lệnh thu hồi... Oái ăm thay, chính những kiện tụng, cấm đoán lại khiến cái tên Xuân Sách và Chân dung nhà văn được nhắc tới như một tin tức nóng hổi, không chỉ trong làng văn, không chỉ trong giới văn nghệ. Xuân Sách bình thản nhận lấy mọi hệ lụy, chỉ “tội ông Nguyên với ông Giang thôi”.

Đọc Chân dung nhà văn, tôi thêm một lần được hiểu trọn vẹn tính cách vừa khoan hậu vừa quyết liệt của Xuân Sách. Nếu trước kia tôi chỉ mới nhìn thấy một nụ cười hiền hòa, hóm hỉnh thì nay tôi đã nghe ra một giọng cười - một giọng cười nhiều khi có phần gay gắt, nhiều khi thành một tiếng kêu than, đôi khi tắt nghẹn. Đọc ông, có lúc tôi nhớ đến tiếng cười của một nhân vật chính diện trong tuồng cổ: cắn răng cười ha hả... Trời ơi!

Chừng như để người đọc dễ gần với tác phẩm, Xuân Sách đã nói về những cung bậc khác nhau và nhiều màu vẻ trong các bức chân dung của mình: “Có bài đùa một tí, có bài đùa dai, có bài xót xa đồng cảm, có bài nghẹn ngào uất ức, có bài: “mỗi lời là một vận vào khó nghe”. Lạ lùng thay, không chỉ những người “mỗi lời là một vận vào khó nghe” mà những người không hề xuất hiện trong cuốn sách cũng lên tiếng phản đối, thậm chí phản đối dữ dội. Chỉ có thể cắt nghĩa hiện tượng này theo một cách duy nhất: họ tự thấy có “bóng dáng” của mình qua những nhân vật kia. Tôi từng nghe câu chuyện một bà quý tộc xinh đẹp nọ quyết mời vị họa sĩ danh tiếng đến vẽ chân dung cho mình. Khi tác phẩm hoàn tất, thay vì một quý bà sang chảnh, xinh đẹp, trên mặt vải lại là một khuôn mặt nanh ác, giả dối. Người họa sĩ bị la ó, mạt sát vì ông đã nhìn thấy bản chất, chứ không phải là cái vẻ ngoài của bà. Trong một số trường hợp, với sự thông minh, nhạy cảm và lương tri của một tiểu sử nghệ sĩ, Xuân Sách đã thành công khi nhìn thấy bản chất, chứ không phải cái vẻ hào hoa, bóng bẩy bên ngoài. Thói háo danh, sự tráo trở, thói hèn nhát, sự xu nịnh... đã được “điểm mặt chỉ tên”.

Nhưng, Chân dung nhà văn không chỉ có vậy. Rất nhiều bức chân dung đã được vẽ nên với nét bút thanh thoát, dịu dàng, bởi một giọng văn tràn đầy tình yêu thương. Nhiều bài trong số này được viết với thể thơ lục bát.

Đây là Nguyễn Minh Châu:

Cửa sông cất tiếng chào đời

Rồi đi ra những vùng trời khác nhau

Dấu chân người lính in mau

Qua miền cháy với cỏ lau bời bời

Đọc lời ai điếu một thời

Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu.

Đây là Nguyễn Thi:

Trăng sáng soi riêng một mặt người

Chia ly đôi bến cách phương trời

Ước mơ của đất anh về đất

Im lặng mà không cứu nổi đời.


Đây là Thanh Tịnh:

Bao năm ngậm ngải tìm trầm

Giã từ quê mẹ xa dòng Hương Giang

Bạc đầu mới biết lạc đường

Tay không nay lại vẫn hoàn tay không

Mộng làm giọt nước ôm sông

Ôm sông chẳng được tơ lòng gió bay.

Đây là Yến Lan:

Ra đi từ bến My Lăng

Bao năm dấu kín ánh trăng trong lòng

Tuổi già về lại bến sông

Trăng xưa đã lớn, phải chong đèn dầu...

Những bức chân dung này mang hơi hướng của những bài thơ trữ tình. Trữ tình hơn cả, theo tôi, là bức chân dung này:

Tay em cầm bông bần ly

Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng

Chuyện tình kể trước rạng đông

Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ

Thiên đường thì quá mù mờ

Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma

Hành trình thơ ấu đã qua

Hỡi người hàng xóm còn ta với mình...


Tuy tỷ lệ “trữ tình” khá cao trong tập thơ nhưng chúng ít khi được mọi người nhắc tới hay ghi nhớ. Người đọc ngày ấy (và cả hôm nay) chờ đợi một tiếng nói mang giá trị phê phán. Những bài thơ chân dung được truyền tụng và yêu mến nhất của Xuân Sách nằm trong nhóm này.

Trong bài viết Mấy suy nghĩ về nhà thơ Xuân Sách, nhà văn Phùng Văn Khai kể lại lần gặp gỡ để xin làm phim chân dung Xuân Sách. Phùng Văn Khai nói rằng anh đã hết sức bất ngờ khi bị từ chối (ông là người thứ hai sau Nguyên Ngọc từ chối việc làm phim do anh đề nghị). Phùng Văn Khai viết: “Tôi lờ mờ hiểu rằng, đằng sau tảng trán gồ vát đang bóng loáng lên kia là bao nhiêu suy tư chưa nói được, thậm chí có những suy nghĩ ông quyết định giữ lại chẳng bao giờ nói ra thì ý nghĩa gì sự xuất hiện bằng phim ảnh... Cái cách nhập cuộc, nhập vào đời sống của Xuân Sách thật khác người”.

Vâng, Xuân Sách đã chọn lựa cho mình một cách sống, một cách viết. Ông là người “có khả năng đơn độc trên con đường mình chọn” (Vương Trí Nhàn, Xuân Sách và chân dung các đồng nghiệp).

Nhưng, nhà văn Phùng Văn Khai và người đọc đừng thất vọng. Chẳng phải chúng ta đã nhìn thấy Xuân Sách qua những trang viết của ông đó sao. Mỗi nhà văn đều đã tự họa chân dung của mình qua tác phẩm.

Ông đã ra đi. Ra đi để kiếm tìm tri âm. Ra đi, để có thể cất lên một giọng cười khúc khích, vui vẻ:

Người ôm chí lớn đi tìm bạn

Ngồi hát bâng quơ chợ vãn người

Bướm ong xiêm áo chiều chạng vạng

Gặp khách tri âm khúc khích cười.


Ý Nhi

 

Nguồn: nguoidothi.vn

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ liên quan

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!  1400

 28/06/2022 7:01:24 SA

Ông luôn nói đời nghệ sĩ có ăn cơm Tổ mới hiểu hết nỗi niềm và tiết lộ sau đại dịch Covid-19 sẽ góp sức thúc đẩy sàn diễn cải lương sáng đèn

Xem chi tiết 
NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu

NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu  2795

 12/04/2022 12:05:23 CH

NSƯT Hùng Minh chia sẻ: “Tính đến nay cũng đã 65 năm đi hát. Tôi vẫn nhớ mãi một thời tuổi trẻ bôn ba, vất vả vì miếng cơm, manh áo. Ngẫm nghĩ thấy cuộc đời mình cũng có nhiều may mắn, được ông Tổ nghề thương, nên từ một cậu bé nghèo chẳng biết hát xướng là gì, trong dòng đời xuôi ngược nhận được những cơ may để từng bước thành danh với nghiệp ca diễn”.

Xem chi tiết 
Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha

Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha  1634

 12/04/2022 8:02:14 SA

Ngày 1-4 là ngày sinh cố nghệ sĩ Chinh Nhân. Trên trang cá nhân, diễn viên múa Jacky, con trai của nghệ sĩ Chinh Nhân, đã viết những dòng tâm sự khiến cư dân mạng xúc động

Xem chi tiết 
Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết

Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết  1657

 11/10/2021 10:01:57 SA

Không chỉ nhằm thu hút đông đảo khán giả mà cơ hội để sàn diễn cải lương sáng đèn đang là thử thách lớn cho nhiều người làm nghề

Xem chi tiết 
Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều

Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều  1616

 11/10/2021 7:00:52 SA

Theo lời kể của nghệ sĩ Hồng Nga, bà bị cảnh sát giam ô tô khi đi lạc trên xa lộ tại tiểu bang California – Mỹ, tối 29 Tết.

Xem chi tiết 
Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991

Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991  868

 24/09/2021 8:02:26 SA

Tối nay (26-10), vòng chung kết cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020" sẽ khai mạc tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM). Nghệ sĩ Thanh Hằng tâm sự về mùa giải đầu tiên mà chị được vinh danh cùng các đồng nghiệp năm 1991.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...