Nghệ thuật truyền thống

Tranh giả, đạo nhái - nỗi đau của họa sĩ Việt

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 21/09/2017 7:00:36 SA |  Admin |  0 bình luận |   871 lượt xem

(cailuong.net) - Thị trường tranh Việt phát triển lộn xộn, thật giả lẫn lộn khiến nhiều họa sĩ mong cơ quan chức năng có chế tài nghiêm khắc, cương quyết.

Đầu tháng 9, bộ tranh sơn mài An lạc của họa sĩ Nguyễn Trường An bị tố đạo 90% ý tưởng tác phẩm khắc gỗ A di đà Phật của họa sĩ Nguyễn Khắc Hân. A di đà Phật từng được trao huy chương vàng tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015, trong khi đó, An lạc được trưng bày tại triển lãm Báo cáo sáng tác mới ở Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM từ ngày 22/8 đến ngày 6/9. Vì sự cố, ban tổ chức đã loại tác phẩm An lạc khỏi triển lãm.

Trước đó, giữa tháng 8, giới chơi tranh phát hiện hai tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Rô Hùng trong tay một nhà sưu tập bị xóa chữ ký, mạo danh là tranh Phạm An Hải. Hồi đầu tháng 5, một bức tranh sao chép tác phẩm The Young Beggar do họa sĩ Tây Ban Nha Bartolomé Esteban Murillo vẽ năm 1650 bị mạo danh là tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Bức họa mạo danh được định giá 45.000 USD. Con trai cố họa sĩ đã khẳng định đây không phải tác phẩm của cha mình.

Tranh giả, đạo nhái - nỗi đau của họa sĩ Việt

Tranh của họa sĩ Tây Ban Nha Bartolomé Esteban Murillo (trái) và bức tranh bị mạo danh là tác phẩm của Tô Ngọc Vân. 

Giữa bối cảnh nhiều vụ lộn xộn diễn ra trong làng mỹ thuật Việt, hồi tháng 8, tờ New York Times của Mỹ đăng bài viết phản ánh thị trường tranh Việt Nam "đầy rẫy sự giả dối". Bài viết dẫn câu chuyện tranh giả, tranh mạo danh tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM cuối năm 2016. Khi tham quan triển lãm "Những bức tranh trở về từ châu Âu", tác giả kịch bản cải lương Thành Chương kinh ngạc khi phát hiện tác phẩm Trừu tượng ông vẽ vào khoảng năm 1970 - 1971 bị làm giả chữ ký của Tạ Tỵ.

Sau đó, giới chuyên môn đã mở cuộc họp xem xét các tác phẩm trong triển lãm và phát hiện 15 bức tranh thuộc bộ sưu tập tại bảo tàng là tranh giả, không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện.

Không chỉ tại triển lãm nói trên, họa sĩ Bùi Trọng Dư cho biết hiện tượng làm giả tranh diễn ra thường xuyên. Tranh của hai bộ tứ mỹ thuật Việt Nam gồm: Nguyễn Gia Trí - Tô Ngọc Vân - Nguyễn Tường Lân - Trần Văn Cẩn và Nguyễn Sáng - Dương Bích Liên - Nguyễn Tư Nghiêm - Bùi Xuân Phái thường bị làm giả nhiều. Ông Bùi Thanh Phương - con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái - từng thừa nhận không phân biệt được các bức tranh của bố ông trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là thật hay giả.

Tranh giả, đạo nhái - nỗi đau của họa sĩ Việt

Họa sĩ Thành Chương bên bức tranh "Trừu tượng" của ông nhưng bị mạo danh, đề tên danh họa Tạ Tỵ. 

Họa sĩ trẻ Trịnh Minh Tiến - người sáng lập dự án Real Art (Nghệ thuật đích thực) - gọi thực trạng này là nỗi đau của các họa sĩ Việt.

Năm 2009, tạp chí New York Times từng lý giải các tác phẩm trước 1975 được sao chép ra nhiều bản để đề phòng trường hợp bị phá hủy do chiến tranh. Việc này trở thành một "thảm họa". Đến nay, nhiều nhân viên bảo tàng cũng không phân biệt được thật - giả. Các bức tranh giả được treo tại bảo tàng hoặc tuồn ra bên ngoài, gây lũng đoạn thị trường.

Họa sĩ Vũ Đình Tuấn nhấn mạnh tranh giả phát triển hơn từ sau khi đất nước thực hiện cơ chế Đổi mới năm 1986, nghệ thuật trở thành mặt hàng ngày càng có giá trị. Tranh giả, tranh mạo danh đều nhằm mục đích qua mặt công chúng, nâng cao giá trị thật của mặt hàng để trục lợi. Họa sĩ Thành Chương từng thừa nhận có thể tranh Tạ Tỵ có giá cao hơn tranh ông nên người ta mới mạo danh như vậy.

Họa sĩ Trịnh Minh Tiến cho biết giới họa sĩ thường khá bức xúc khi tranh bị làm giả, tuy nhiên, họ e ngại khoản kiện tụng. Ranh giới đúng sai trong nghệ thuật rất mong manh trong khi cơ sở pháp luật trong nước chưa chặt chẽ, dễ dẫn đến rủi ro. Một kết quả không như ý có thể khiến nghệ sĩ mất uy tín. Thành Chương bức xúc bày tỏ ở Việt Nam, tình trạng tranh giả hay mạo danh ngày càng "lố lăng, thô thiển, công khai". Ông tiếc nuối khi nhớ lại việc tranh của ông dù được hội đồng thẩm định kết luận bị giả mạo chữ ký Tạ Tỵ nhưng cơ quan chức năng vẫn không đưa ra được biện pháp xử lý nào với những người có trách nhiệm trong vụ mua bán tranh giả.

Họa sĩ Bùi Trọng Dư chia sẻ nhiều họa sĩ Việt Nam gặp rào cản tâm lý khi phát hiện tranh của họ bị làm giả, sao chép, đạo nhái. Đôi lúc, "thủ phạm" là bạn bè, người thân. Vì thế, họ thường nể nang và cho qua. Dần dần, tình trạng này dẫn đến việc dễ dãi trong vấn đề làm giả, sao chép tranh. Anh nói thêm rằng hiện nay, nghệ nhân ở một số làng nghề thêu, sơn mài cũng thường xuyên sử dụng tranh không bản quyền. Giới mỹ thuật hiện chưa có biện pháp ngăn chặn.

Hồi tháng 4, bức họa của cố họa sĩ Lê Phổ được bán với giá gần 1,2 triệu USD tại một cuộc đấu giá ở Hong Kong. Trịnh Minh Tiến chia sẻ giới nghệ thuật vẫn rỉ tai nhau rằng khi nền mỹ thuật có sản phẩm đạt "triệu USD", thị trường ấy đang bước vào giai đoạn "dậy thì". Tuy nhiên, nạn tranh giả, đạo nhái tranh có thể kéo tụt đà phát triển.

Tranh giả, đạo nhái - nỗi đau của họa sĩ Việt

Bùi Thanh Tâm sử dụng vàng lá để tô điểm cho tác phẩm. Họa sĩ cho biết chính anh cũng khó sao chép lại tranh của mình. 

Để hạn chế tình trạng tranh giả, họa sĩ Bùi Thanh Tâm chỉ làm việc với các gallery uy tín. Anh khuyên người mua nên tìm hiểu kỹ về tác phẩm mình định kinh doanh, sưu tầm. Tranh thật thường đi cùng các giấy tờ xác nhận có đầy đủ chữ ký, con dấu của các bên liên quan. Anh nhấn mạnh rằng sự thiếu hụt kiến thức của người yêu tranh sẽ tạo điều kiện cho tranh giả phát triển. Ngoài ra, Vũ Đình Tuấn, Bùi Thanh Tâm cho biết họ nghiên cứu, phát triển những kỹ thuật vẽ riêng để không ai có thể sao chép như vẽ trên lụa, đắp các chi tiết vàng lá... Nhiều họa sĩ trẻ cho rằng đây là giải pháp cần thiết trong tình trạng phải "sống chung với lũ". 

Họa sĩ đương đại phần nào có thể chủ động bảo vệ tác phẩm nhờ việc phát triển cách vẽ không bị ăn cắp. Nhưng theo nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng, hiện không có biện pháp nào để bảo vệ tác phẩm của họa sĩ quá cố. "Thị trường tranh ở Việt Nam mới manh nha hình thành nhưng lại không có luật kinh doanh nghệ thuật. Giới mỹ thuật hoàn toàn bất lực", ông Phạm Cẩm Thượng nói. Họa sĩ Thành Chương kết luận: "Điều quan trọng là cần có sự can thiệp, giải quyết của các cơ quan chức năng và một cơ chế luật pháp rõ ràng. Như vậy, những kẻ buôn bán, làm tranh giả mới không nhơn nhơn được".

Họa sĩ Bùi Trọng Dư cho rằng trong cuộc chiến chống tranh giả, các họa sĩ cũng như Hội Mỹ thuật Việt Nam cần có thái độ cương quyết, không vị nể.

Hà Thu

Nguồn: giaitri.vnexpress.net

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ thuật truyền thống liên quan

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm  3209

 03/01/2019 12:03:49 CH

Sự kiện được nhận xét thu hút sự quan tâm của công chúng, giúp người xem có cái nhìn cởi mở hơn về ảnh nude.

Xem chi tiết 
Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'

Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'  3287

 02/01/2019 5:06:17 CH

Nghệ sĩ nhận xét sân khấu cải lương xã hội hóa chưa nhận hỗ trợ kịp thời từ cơ quan chức năng nên liên tục lỗ nặng khi hoạt động.

Xem chi tiết 
Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội

Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội  2755

 29/12/2018 7:09:01 CH

Chương trình hòa nhạc quy tụ các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, diễn ra vào 20h ngày 1/1/2019 tại Nhà hát Lớn.

Xem chi tiết 
Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện

Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện  2965

 28/12/2018 4:07:24 CH

Tài tử cùng vợ và diễn viên Thái Hòa, đạo diễn Charlie Nguyễn mừng Vân Sơn ra mắt show mới ở TP HCM.

Xem chi tiết 
Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương

Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương  3673

 27/12/2018 7:08:19 CH

Từ đôi đào, kép ở tỉnh, hai nghệ sĩ trở thành thần tượng được mến mộ trong làng cổ nhạc thập niên 1990.

Xem chi tiết 
'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch

'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch  2253

 25/12/2018 10:03:02 SA

Truyện nổi tiếng của Tô Hoài được chuyển thể thành nhạc kịch với dàn giao hưởng, nhạc cụ dân tộc...

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...