NS Tùng Lâm và vai diễn Thái sư - tiểu phẩm hài "Thái sư mắc xương cá"
Hiện đã 80 tuổi, dẫu sức yếu, sống đa phần nhờ uống thuốc, nghệ sĩ Tùng Lâm vẫn tích cực bám nghề. Với ông, việc biểu diễn trên #sankhau# thời điểm này chỉ có niềm đam mê, nỗi khát khao được phục vụ khán giả.
Tùng Lâm chia sẻ mỗi ngày ông thường cùng con gái út đi bộ tập thể dục vòng quanh một con đường ở quận Bình Thạnh. Sau đó, ông về nhà xem tivi, nghe radio và tối cuối tuần lại hăng hái đến các #sankhau# tham gia biểu diễn.
“Mỗi lần đứng trên #sankhau#, tôi lại được "đắm mình" trong không gian của tiếng cười cùng khán giả, được thỏa nỗi nhớ về cái nghề nhiều gian truân nhưng tôi luôn đam mê, nhiệt huyết với nó” - #nghesi# Tùng Lâm tâm sự.
Ông kể thêm rằng con đường đến với nghề diễn của ông không bằng phẳng như một số #nghesi# khác. Năm 1948, ông đoạt giải thủ khoa trong cuộc thi tuyển ca sĩ cải lương do Đài Phát thanh Pháp Á tổ chức. Đến năm 1952-1953, ông lại thắng liên tiếp hai giải nhất cũng tại cuộc thi với ca khúc "Tiếng dân chài" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Khởi nghiệp là #casi# nhưng Tùng Lâm thành danh từ chương trình "Tạp lục" trên đài phát thanh, nơi ông có thể biểu diễn đủ "ngón nghề" từ MC, ca cổ, tân nhạc đến kể chuyện vui...
Sau này, ông được mời đóng #phim#, rồi tham gia tổ chức chương trình đại nhạc hội. Với quan điểm làm được lĩnh vực nào trong nghệ thuật, cứ làm, ông trở thành một #nghesi# đa năng.
NS Tùng Lâm trong bộ #phim# "Tứ quái Sài Gòn"
Năm 1958, ông được biểu diễn cùng #nghesi# Xuân Phát tại rạp A – Rít – Tô (giờ là trụ sở của Công ty Xổ số kiến thiết TP HCM). "Lúc đó, tôi run lắm vì là diễn viên cải lương hài trẻ, nếu thể hiện không tốt sẽ bị tẩy chay. May thay, câu chuyện của tôi phối hợp cùng #nghesi# Xuân Phát chinh phục được khán giả, bao chí khen ngợi đặt biệt danh "tiểu quái kiệt". Diễn hài nhiều, tôi bắt đầu tập viết tiểu phẩm mới châm biếm những thói hư tật xấu trong cuộc sống như nạn mê tín dị đoan, mê tứ đổ tường... " - #nghesi# Tùng Lâm kể.
NS Tùng Lâm và soạn giả Tư Chơi
Năm 1974, ông cùng với các #dienvien# Khả Năng, La Thoại Tân, Thanh Việt đóng #phim# "Tứ quái Sài Gòn" do Hãng #phim# Lido đầu tư. Phim thắng lớn, khẳng định tên tuổi của ông cùng các đồng nghiệp. Bộ #phim# này mang đến cho ông nhiều kỷ niệm đẹp. "Tứ quái Sài Gòn" được phụ đề nhiều thứ tiếng phát hành khắp các nước châu Á.
NS Tùng Lâm thời còn là #casi# trẻ
“Tôi thích đưa những thứ mình thu nhặt được trong cuộc sống vào tiểu phẩm hài hơn là viết hồi ký. Hằng đêm, chia sẻ những điều đó với khán giả, nhìn thấy khán giả cười, tôi vui lắm! Tôi nguyện nếu có chết thì chết trên sàn diễn, sống với sàn diễn cho đến hơi thở cuối cùng” - Nghệ sĩ Tùng Lâm tâm sự ước nguyện đời mình.
Trò chuyện ngắn với Tùng Lâm
*Phóng viên:Nếu gặp tình huống có hai người phụ nữ tranh nhau lên tặng hoa và ôm hôn, ông sẽ giải quyết như thế nào?
"Quái kiệt" Tùng Lâm:-Tôi sẽ đón nhận cả hai với câu nói vui: “Giành nhau người trước người sau, xin đừng chen lấn té đau lòng này”. Thật ra, khán giả hâm mộ #nghesi# nên tặng hoa, quà, kèm theo nụ hôn là một điều bình thường, nó biểu hiện sự trân trọng. Tôi đã gặp nhiều nụ hôn như vậy không chỉ dành cho mình mà cho rất nhiều #nghesi# được hâm mộ. Nên lúc nào tôi cũng xin chân thành cảm ơn và tri ân tình cảm đó!
*Làng hài nhiều năm qua dự định sẽ thành lập một Nhà hát Hài kịch nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì, theo ông nguyên nhân do đâu?
-Kế hoạch này được Sở VH - TT TP HCM khởi xướng từ năm 1999, sau thành công của Liên hoan #sankhau# hài lần 2 nhưng theo tôi không thực hiện được là do cách tổ chức. Bây giờ không ai bảo ai, việc tập hợp #dienvien# rất khó! Việc thành lập Nhà hát Hài Kịch TP HCM theo tôi rất cần thiết, song cái cần chính đáng nhất hiện nay là tái lập lại sàn diễn hài. Hiện vì "chén cơm manh áo", các nhóm hài đa phần đi đóng #phim#, tham gia game show…rời bỏ sàn diễn.
*"Quái kiệt" Tùng Lâm qua từng độ tuổi suy nghĩ về nghề khác nhau như thế nào?
-Năm 10 tuổi, khi thế vai được khen, tôi luôn tưởng mình là số một. Năm 20 tuổi, bắt đầu nhận thức rõ hơn về nghề nên khi được khán giả khen cảm thấy thích thú, tham gia nhiều vai diễn để khám phá chính mình. Năm 30 tuổi, tôi bắt đầu chín chắn hơn trong mỗi vai diễn, biết khắc phục những hạn chế để 40 tuổi nhìn lại thấy mình thấy vẫn còn đủ năng lực để tiếp tục xông pha với nghề. Nay 80 tuổi, tôi tự nhủ vẫn cống hiến cho nghề đến hơi thở cuối cùng.
Bài và ảnh: Thanh Hiệp