NSƯT Kim Thoại – 30 năm chung thủy
Nhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3
07/12/2015 10:02:18 SA |
Admin |
0 bình luận |
2453 lượt xem (cailuong.net) - Đầu năm 2007, Kim Thoại được trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, phần thưởng xứng đáng cho người nghệ sĩ cả đời cống hiến cho quê hương xứ sở, gắn bó duy nhất chỉ một đoàn cải lương nhà nước. Thường khi kể lại những trang đời, người ta thấy cái giá để thành công quá đắt. Nhưng riêng với Kim Thoại thì khác, cô kể chuyện đời đi hát của mình một cách nhẹ nhõm, pha lẫn chút trân trọng, tự hào. Bởi với Kim Thoại, nghề hát đã cho cô tất cả, sự thăng hoa của nghệ thuật, sự thương yêu trân trọng của đồng nghiệp, một tình yêu chung thủy, một mái ấm gia đình hạnh phúc.
Sinh ra là để đi hát
Kim Thoại mất cha khi vừa tròn 12 tuổi, người mẹ phải tần tảo nuôi dưỡng bốn đứa con. Làng Gia Bình, cô cùng mẹ và hai anh cắt lúa trồng khoai thuê mướn để có tiền nuôi cô em út và gia đình thoát cảnh đói nghèo.
Xứ Trảng Bàng là nơi có phong trào đờn ca tài tử từ lâu đời của đất Tây Ninh. Sau ngày lao động mệt nhọc, đêm đêm Kim Thoại cùng các chú, các anh chị quây quần trước sân nhà ca hát, giúp cho những người dân quê quên đi mệt nhọc đồng áng. Đám cưới, đám giỗ, đám tang, những cuộc liên hoan văn nghệ mừng ngày thống nhất đất nước của xứ Trảng đều có cô bé Kim Thoại.
Năm 1976, hai #tacgia# Thanh Hải – Thanh Hiền về Trảng Bàng dự đám cưới một người bà con. Đêm văn nghệ thật sôi nổi, hào hứng. Có một cô bé khoảng 13-14 tuổi ca rất ngọt, nhịp nhàng điêu luyện, vóc dáng cao ráo, gương mặt dễ thương, hai anh như phát hiện ra viên ngọc quý ẩn mình. Sau đó, hai anh tìm đến nhà gặp mẹ cô bé, xin nhận cô làm con nuôi, và xin cho cô về đoàn Văn Công Tây Ninh để đào tạo thành #dienvien#. Cái thời đó, được tuyển làm #dienvien# của đoàn văn công tỉnh là một vinh dự lớn đối với gia đình, làng xóm, đồng thời chế độ bồi dưỡng của một #dienvien# văn công khá cao so với một số ngành nghề khác. Âu đó cũng là một cuộc đổi đời, thoát khỏi cảnh lam lũ đồng khuya ruộng sớm.
Từ đoàn văn công ca múa nhạc cải lương tổng hợp, chuyển thành đoàn #cailuong# Nhân Dân Tây Ninh. Vở diễn đầu tiên ra mắt đoàn là “Ngày tàn bạo chúa” của #tacgia# Lê Duy Hạnh, đạo diễn cải lương: NSƯT Quốc Hòa, thiết kế SK: họa sĩ Lê Trường Tiếu. Kim Thoại được phân công nhắc vở, Ánh Tuyết đóng vai Yên Ly, Đăng Minh trong vai Alikha. Sau đó, đoàn dựng tiếp vở “Tìm lại cuộc đời” của #tacgia# Huy Lam – Hoàng Khâm – Điêu Huyền, Kim Thoại được phân vai Oanh. Ngay lần đầu tiên ra mắt, Kim Thoại đã tạo được ấn tượng tốt với lối ca diễn chững chạc, gương mặt sáng đẹp, tuy đóng vai đào ba nhưng đã cho thấy khả năng vượt trội.
Tết năm 1979 với Kim Thoại là một cột mốc khó quên. Năm đó đoàn hát Tết tại đồng ớt xã Lộc Hưng – huyện Trảng Bàng. Đêm mùng 2 Tết đoàn chuẩn bị kéo màn diễn vở “Ngày tàn bạo chúa”, khán giả đã đầy chật sân diễn. Bất ngờ, Ánh Tuyết đau nặng không thể diễn được, Kim Thoại đã thay vai Yên Ly một cách ngọt ngào. Sau đó, Ánh Tuyết nghỉ hộ sản, Kim Thoại đương nhiên trở thành #dienvien# chính của đoàn, lúc đó cô vừa tròn 16 tuổi.
Những người thầy trong sự nghiệp
Nếu không gặp #tacgia# Thanh Hải – Thanh Hiền, thì có lẽ Kim Thoại không có cơ hội đến với nghề hát. May mắn lớn nhất là cô được phát triển nghề nghiệp trong một môi trường chuyên nghiệp, được nhiều người thầy dẫn dắt.
Kể lại cuộc đời đi hát của mình, Kim Thoại luôn cho mình “tốt số”, được bẻ tay bẻ chân với ông thầy Quốc Hòa rất nghiêm khắc trong giờ tập tuồng. Lần đầu tiên một cô bé nhà quê được dạy dỗ nghệ thuật biểu diễn, vũ đạo, động tác hình thể.
Năm 1978, #tacgia# Hoa Phượng, hai NSƯT Ánh Hồng – Hữu Lộc về cộng tác với đoàn, bước đường nghệ thuật của Kim Thoại có những nét tiến triển mới. Hữu Lộc dạy cô những kinh nghiệp khi đứng trên #sankhau#, khai thác giọng ca, với trách nhiệm phó đoàn phụ trách chuyên môn, anh đã đo ni đóng giày cho Kim Thoại một số vai diễn tạo được dấu ấn riêng. Còn nghệ sĩ Ánh Hồng đã dạy cho cô những động tác đào văn, đào võ, gọt giũa những thô mộc của một #dienvien# tỉnh, cô đã sang trọng, đài các, tinh tế hơn trong những vai công chúa, tiểu thơ…
Những năm tháng sống và làm việc ở Tây Ninh, #tacgia# Hoa Phượng đã nhận Kim Thoại làm con nuôi, những bữa hầu trà, cô được ông tận tình chỉ dạy, nói về lao động nghệ thuật của NS Thanh Nga, Bạch Tuyết như những bài học làm kim chỉ nam dẫn đường, lời ông dạy tới bây giờ vẫn còn sống mãi trong lòng cô: “Người #nghesi# tài năng không chỉ bằng năng khiếu bẩm sinh mà phải có một quá trình khổ luyện, học tập, phải biết kết hợp bản năng và tri thức”. Có một vai diễn đã đưa Kim Thoại ra khỏi cái bóng của những #nghesi# đàn chị là vai Mỵ Nương trong vở Trương Chi – Mỵ Nương do ông #daodien# và cùng sáng tác với #tacgia# Kiên Giang.
Duyên nghề đưa đẩy, năm 1985 trong vai người vợ vở “Người trong cõi nhớ” (TG Lưu Quang Vũ – Thể Hà Vân), qua bàn tay #daodien# bậc thầy NSƯT Đoàn Bá, Kim Thoại xuất sắc đoạt HCV trong đợt Hội diễn SK chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại Quy Nhơn.
Sau này, Kim Thoại lại được #daodien#, NSND Huỳnh Nga dựng vai Lan, HCV Liên hoan SK chuyên nghiệp toàn quốc 1990 tại TPHCM trong vở “Ánh sáng phù du” (TG Kha Tuấn – Hữu Lộc, Đăng Minh chắp bút). Vai Út Dung trong vở “Người quên quá khứ” (TG Đăng Minh – Thanh Hải), HCV Liên hoan SK chuyên nghiệp miền Nam do Bộ VH tổ chức tại Cần Thơ. Ngoài ra, #daodien#, NSƯT Trần Ngọc Giàu, NS Kim Hà là những bậc đàn anh đàn chị giúp đỡ cô rất nhiều trong suốt một thời gian dài.
Nhắc đến những người thầy, những người ân, Kim Thoại nhớ chú Tư Văn, chú Bảy Dũng, chú Bảy Phát, chú Bảy Nứ, ba Chí Trung, chú Tư Thanh Hiền… Những người có công vun đắp cho cuộc đời Kim Thoại hôm nay. Kim Thoại sớm mồ côi cha nên khi được ông Hoa Phượng nhận làm con nuôi, cô vô cùng sung sướng và hạnh phúc, dù là thời gian sống gần bên ông không được nhiều, ông ra đi quá sớm nhưng những gì ông dạy dỗ, nhất là nghệ thuật #sankhau# #cailuong#, cô đã và đang làm theo những chỉ dạy quý báu đó.
Từ 13 tuổi cho tới bây giờ, Kim Thoại chính là đứa con được nuôi dạy trưởng thành từ đoàn Văn Công Tây Ninh. Có một người vừa là thủ trưởng, vừa là người thầy, người cha, người mẹ, ông đã làm tất cả những gì có thể được để tạo cho cô bé Kim Thoại có một tương lai sự nghiệp vững vàng, có một gia đình hạnh phúc, dù thường ngày vẫn gọi ông bằng chú, nhưng trong thâm tâm cô, ông là một người cha, một đấng sinh thành thứ hai, đó là ông Chín Hải – Trần Thanh Hải – TG Thanh Hải từng là trưởng đoàn CL Tây Ninh, GĐ Sở VHTT Tây Ninh (đã nghỉ hưu). So với nhiều NS cùng trang lứa, cô luôn cho mình là người có quá nhiều may mắn. Vì vậy mới có một NS Kim Thoại chung thủy, gắn bó với đoàn CL hơn 30 năm qua.
lekt - BSKNguồn: cailuongvietnam.com
Xem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu