37 năm sau ngày mất của Thanh Nga, thời gian dài đăng đẳng vẫn không bôi xóa được hình bóng của nữ diễn viên cải lương tài sắc Thanh Nga trong ký ức của nghệ sĩ cải lương, của khán giả Saigon và cả miền Nam. Ký giả kịch trường dùng danh từ « Huyền Thoại » để nói về cố #nghesi# Thanh Nga vì trước Thanh Nga, không có nữ #nghesi# nào đạt được những điều kiện về thinh, sắc, những thành tựu nghệ thuật và lòng ái mộ của khán giả, của các ký giả kịch trường như Thanh Nga đã đạt được.
Người ta nhắc đến nhan sắc, tài nghệ cùng danh vọng Thanh Nga trong cuộc đời ngắn ngủn của cô, ít người biết được Thanh Nga là một thi sĩ có chân tài. Tài thi thơ của Thanh Nga lóe sáng khi cô bị mất người yêu đầu đời, sau đó cô bị cuốn hút về các hoạt động #sankhau# và #phim# ảnh, cô không sáng tác thơ nữa vì vậy ít người biết.
Năm 1960, hai năm sau khi Thanh Nga được huy chương vàng giải Thanh Tâm, tên Thanh Nga được bà bầu Thơ đưa lên thành bảng hiệu của đoàn hát Thanh Minh – Thanh Nga.
Soạn giả thường trực của đoàn hát đều sáng tác tuồng cho Thanh Nga diễn vai nhân vật chánh, các #dienvien# tài danh Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Út Bạch Lan, Hoàng Giang, Việt Hùng, Ngọc Nuôi, Minh Điển, hề Kim Quang diễn những vai bao quanh để nâng cao và tạo điều kiện cho Thanh Nga có những màn, lớp diễn hay nhứt, cảm động nhứt để Thanh Nga chiếm được cảm tình của khán giả. Báo chí kịch trường không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để ngợi khen Thanh Nga, đưa hình đẹp của Thanh Nga lên những trang báo nghệ thuật, trên các tờ lịch in đẹp nhứt.
Thanh Nga trở thành thần tượng của công chúng yêu nghệ thuật #cailuong#, nhiều công tử con nhà giàu, chủ hãng và sĩ quan quân đội chạy theo bóng hồng Thanh Nga, hy vọng độc chiếm trái tim của nữ hoàng #sankhau#.
Trong số đông người trồng cây si quanh Thanh Nga, có 5 cậu công tử hào hoa phong nhã, giàu sang nhứt, tranh nhau người đẹp và hy vọng trở thành chàng rể quý cúa má bầu Nguyễn Thị Thơ:
1/- cậu Nghĩa, chủ hãng kem Hynos;
2/- câu Ba Thành, con Bà Bút Trà, chủ báo Saigòn Mới;
3/- Cậu TĐT, em vợ đại tướng CVV.
4/- Cậu M, cháu của đại tướng Tỵ
5/- Cậu Tài, chủ bút báo Phòng Thương Mãi Saigòn ( Tốt nghiệp trường HEC của Pháp ).
Các cậu công tử dùng tiền của, nữ trang, hột xoàng đua nhau tặng cho Thanh Nga, ngoài ra mỗi cậu có những chiêu thức khác để mua chuộc cảm tình của bà Bầu Thơ, mẹ của Thanh Nga.
Bà bầu Thơ & Thanh Nga
Cậu Nghĩa, chủ hãng kem đánh răng Hynos cho khiêng đến phòng bán vé hát của đoàn Thanh Minh Thanh Nga nhiều thùng kem Hynos và bàn chải đánh răng để đoàn hát tặng cho khán giả nào mua hai vé thượng hạng và hạng nhứt, hễ mua hai vé hát thì được tặng một cây kem đánh răng Hynos thứ lớn và hai bàn chải đánh răng. Về sau, kem Hynos và bàn chải được tặng cho tất cả những ai mua vé xem hát, bất kể là mua vé thượng hạng hay vé hạng ba. Cậu Nghĩa vừa giúp cho đoàn hát bán được nhiều vé hát vừa quảng cáo kem Hynos, đó là một cách khoe giàu và mong chiếm cảm tình của Thanh Nga.
Cậu Ba Thành, con của bà chủ báo Saigon - Mới dùng một chiêu thức có vẻ thích hợp với gánh hát. Cậu ta đem một ê - kíp chuyên viên của nhà báo đến làm nhiệm vụ giúp đoàn hát. Ê kíp chuyên viên của báo Saigon - Mới có ký giả kiêm chủ bút Hồng Sơn, hoạ sĩ chuyên vẽ quáng cáo Lê Minh, họa sĩ chuyên vẽ tranh cảnh và y trang Phan Phan, anh Sáu thợ mộc, chuyên đóng panneaux cảnh trí và hai công nhân #sankhau#.
Khi đoàn hát tập tuồng Thầy Cai Tổng Bồi, họa sĩ Lê Minh vẽ panneaux hình quảng cáo dựng trước rạp hát, anh vẽ hình in trên tờ chương trình và hình truyện tuồng TCTB để đăng báo hàng ngày.
Họa sĩ Phan Phan vẽ cảnh trí của tuồng hát và vẽ mẫu y trang để thợ may của đoàn may cho #nghesi# đóng tuồng.
Ký giả Hồng Sơn viết nhiều bài báo lăng xê vở tuồng, giới thiệu #dienvien# tài sắc đóng các vai trong tuồng, đặc biệt ca ngợi nhan sắc và tài diễn xuất của Thanh Nga. Cậu Ba Thành còn cho nhà in của báo in giấy bán vé của đoàn, in tờ chương trình và áp phích quảng cáo tuồng Thầy Cai Tổng Bồi. Tất cả mọi chi phí về vẽ, in giấy hát, in chương trình, áp phích, tiền đóng phong cảnh, quảng cáo mặt tiền, y trang và tiền vật liệu, dụng cụ, tiền công chuyên viên, cậu Ba Thành chi trả.
Nữ #nghesi# Thanh Nga không có cảm tình với hai anh chàng khoe của và mưu đồ chinh phục tình cảm của cô bằng hình thức mua chuộc rẻ tiền. Bà Bầu Thơ biết quá rõ mưu đồ của hai chàng trẻ này, bà mời các soạn giả và vài anh ký giả ( bộ tham mưu của bà trong việc quản lý đoàn hát) để hỏi ý kiến về việc của cậu Nghĩa và cậu Ba Thành. Tôi biết ý của Thanh Nga và bà Bầu nên nói:« Cậu Ba Thành cho biết bà Bút Trà có xây một rạp hát lấy tên là rạp Kim Châu. Cậu Ba Thành muốn cưới Thanh Nga để lập một đoàn hát #cailuong# Kim Châu – Thanh Nga và hát thường trực tại Rạp Kim Châu .»
Bà Bầu cười:« Như vậy, đoàn Thanh Minh - Thanh Nga phải trở về cái tên cũ Thanh Minh vì không có Thanh Nga ».
Ký giả Ngọc Linh nói:« Ông chủ Hynos chắc muốn sản xuất ra một thứ kem đánh răng mới với nhản hiệu Thanh Nga, với lời quảng cáo: Đánh răng với kem mới sẽ có bộ răng tuyệt đẹp như nữ #nghesi# Thanh Nga. Hình anh Bảy Chày Hynos hết hấp dẫn nên anh ta cưới Thanh Nga để đổi bảng hiệu kem đánh răng!»
Trong khi hai cậu công tử chủ hãng kem và chủ tờ nhật báo muốn chiếm cảm tình của bà Bầu và Thanh Nga bằng cách tiếp tay làm cho gánh hát tăng thêm thu nhập và quảng cáo trên thương trường thì hai cậu công tử con em của hai ông Tướng trong Quân đội lại tranh nhau quan tâm đến đời sống riêng của Thanh Nga.
Trong một dịp đến thăm bà Bầu và tặng quà cho Thanh Nga, một cậu ngỏ ý là nhả của bà Bầu bốn tầng, lâu quá chưa sơn lại, cậu đề nghị bà Bầu cho cậu tổ chức sơn, sửa căn nhà. Bà Bầu tưởng cậu sẽ giao cho thầu khoán lo chu toàn mọi việc nên đồng ý. Được sự chấp thuận của bà Bầu, cậu công tử con nhà quan điều động một đội công binh, có kỹ sư xây dựng dưới quyền của ông Tướng, chở ciment, sắt thép và mọi phương tiện dụng cụ cần thiết để sửa chửa, xây thêm phòng cho Thanh Nga với mọi tiện nghi sang trọng nhứt. Xong việc sơn, sửa nhà, bà Bầu hỏi chi phí bao nhiêu, bà hoàn tiền lại nhưng cậu công tử bảo là đã thanh toán xong rồi. Bà Bầu càm ơn và mời cậu dự một tiệc ở nhà hàng Majestic, có Thanh Nga, các ký giả, soạn giả cùng dự. Cậu công tử hiểu đó lả thái độ của bà Bầu đáp lại sự quan tâm của cậu ta đối với Thanh Nga. Cậu ta bèn rút lui có trật tự.
Còn cậu công tử cháu của đai tướng Tỵ, chờ cho cậu con nhà quan kia sơn nhà, sửa cửa và xây xong phòng cho Thanh Nga, cậu ta đến cho lắp máy lạnh, tủ lạnh, giường ngũ, tủ áo, salon …vân vân…toàn là loại mắc tiền, hợp thời trang. Hoàn thành xong « công tác phục vụ người đẹp », cậu được mời dự bữa cơm đặc biệt tại nhà hàng cơm Việt Nam nổi tiếng hiệu Phước Thành ở đường Ngô Tùng Châu. Chúng tôi cũng được mời dự bữa tiệc đặc biệt có canh chua cá bông lau, cá kho tộ, thịt kho tàu, dưa giá, tôm kho tàu…
Ứng cử viên thứ 5: cậu Nguyễn Văn Tài, đậu bằng Cao học HEC ở Pháp, cậu Tài làm chủ bút tờ báo của Phòng Thương Mãi Saigon. Cậu Tài đẹp trai, ăn mặc sang trọng, cách ứng xử lịch duyệt « như Tây », khi thì tặng một đóa hoa hồng cho Thanh Nga, khi thì đến hậu trường với các ký giả nhật báo, xem hát và góp ý với soạn giả, với Thanh Nga và bà Bầu về vở tuồng mới hát khai trương. Có đôi lúc cậu Tài chuyện trò với Thanh Nga, góp ý về vai trò Thanh Nga thủ diễn. Đôi khi bà Bầu mời cậu Tài và vài ký giả thân thuộc dùng cơm, cậu Tài xin lỗi không dự được vì bận cuộc họp của Phòng Thương Mãi Saigòn. Sau đó mẹ của cậu Tài, một nhân vật trí thức và danh giá ở Saigon đến nhà bà Thơ thăm viếng, đáp lễ và tặng hoa cho Thanh Nga với lời ngợi khen sâu sắc về tải diễn ca và sắc đẹp của Thanh Nga. Phong thái trí thức, sang trọng và đầy vẻ lễ kính của má con cậu trẻ chủ bút tờ báo Phòng Thương Mãi Saigon khiến cho bà Bầu Thơ và Thanh Nga có cảm tình với cậu Tài.
Câu chuyện dẫn đến việc Thanh Nga và nhà báo trí thức trẻ quyến luyến nhau, bà má của cậu Tài cũng chiếm được cảm tình của bà Bầu Thơ, nhưng câu chuyện tình cảm của cậu Tài và Thanh Nga chỉ mới tới chừng đó thì cậu Tài biến mất khỏi Saigon một cách bất ngờ và bí ẩn.
Thanh Nga hướng về tương lai
Cô Thanh Nga rất buồn. Sau đó chúng tôi biết cậu Tài là đảng viên đảng Cộng Sản Pháp, khi học xong, cậu về Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam móc nối, cậu hoạt động và chỉ vài tháng sau là bị lộ. Có người nói cậu ta bị bắt ở trại Công an Võ Tánh, có người nói cậu ta chạy vô chiến khu. Không biết có phải là cậu Tài bị chết vì trận bom B52 hay chết vì các trận càn quét mật khu của quân đội Mỹ và quân đội Cộng Hòa hay là cậu Tài chết trong các khám giam của Công an? Sau năm 1975, tôi không nghe các ký giả bạn của Tài nhắc về anh và cũng không nghe các cán bộ cộng sản nằm vùng, nay ra mặt, không ai nhắc đến Nguyễn Văn Tài bị chết như thế nào.
Thấy Thanh Nga quá ưu sầu vì chuyện của cậu Tài, tôi viết tuồng đề tựa Chuyện Tình 17 và một bài thơ tặng riêng cho Thanh Nga:
Có một nàng con gái
Vừa mới biết mộng mơ
Hoa ân tình chớm nở
Đã mang sầu vào thơ.
Ngồi thường đếm lá rụng
Đón gió chiều thướt tha
Gởi hồn mộng theo gió
Ôm vội bóng trăng ngà.
Ôm niềm đau tuổi nhỏ
Nước mắt đi vào đời
Bằng điệu buồn mười bảy
Nghe tình yêu xa xôi.
Và nỗi buồn con gái
Cô đơn úp mặt sầu
Thường xây nhiều mộng đẹp
Ai biết chuyện mai sau?
Thời gian này Thanh Nga mang một nỗi buồn thăm thẳm. Bà Bầu Thơ quyết định đưa gánh hát đi lưu diễn miền Trung, hát từ Huế trở vô, vừa tránh mùa mưa trong Nam vừa tạo hoàn cảnh mới, sinh hoạt mới để cho Thanh Nga vui. Trong chuyến lưu diễn miền Trung lần đó, thầy bảy Liêm ( quán lý ) vả tôi được bà bầu Thơ giao trọng trách lo tổ chức những chuyến du ngoạn cho anh em #nghesi#, Thanh Nga và bà Bầu Thơ. Tôi tổ chức những chuyến đi viếng lăng mộ( lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định), Cấm thành, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, Chùa Thiên Mụ, những chuyến đi du thuyền trên sông Hương, đi ăn cơm âm phủ, ăn cơm hến, ăn bánh nậm, bánh khoái ở chợ Đông Ba. Đêm diễn trên sân bãi gần Phu Văn Lâu, sáng lại cả đoàn đi du ngoạn, thật là vui và nhiều kỷ niệm.
Thanh Nga được chụp nhiều ảnh khi đi viếng Khiêm Lăng và Cấm thành. Cô muốn học làm thơ, học sáng tác tuồng. Thi sĩ Kiên Giang dạy cho cô niêm luật và cách tìm ý thơ. Nguyễn Phương và Hoa Phượng kể chuyện về sáng tác tuồng… Chúng tôi nghĩ là Thanh Nga muốn có sinh hoạt mới để quên đi cái chuyện tình yêu không đoạn kết của cô.
Chuyến về hát ở rạp Quy Nhơn, Thanh NGa đưa cho chúng tôi xem bài thơ của cô mới sáng tác:
Bài ca 17.
Từng đêm, rồi từng đêm,
Điểm trang và trang điểm
Chuông reng, rồi chuông reng
Diễn ca và ca diễn.
Ra #sankhau# từ khi lên tám
Bấm đốt tay 17 năm tròn.
Lời khen chê nghe chừng nhiều lắm
Bao niềm vui là bấy nhiêu buồn!
Đường nghệ thuật thênh thang, thăm thẳm,
Bước đi hoài chưa thấy chồn chân
Mai này trên chặng đường mười tám
Tôi vẫn còn đi giữa thế nhân.
Đêm nay, rồi đêm mai
Điểm trang, còn trang điểm
Không chỉ vì mình đây
-Vì những người đối diện!
Bà Bầu nghe đọc bài thơ này, có ý không vui, bà nói: « Làm thơ thì buồn! Thi sĩ thì nghèo như chú Kiên Giang đó. Con học cái khác đi! Học hát, học ca thì phải cái nghề của con rồi, đó là nghề của cả gia đình mình. Con học nhiều thứ quá, nó rối trí, má xin con đừng làm thơ nữa!»
Tôi biết là Thanh Nga bị khủng hoảng tinh thần, cô cảm thấy cuộc đời quá nhàm chán, đêm nào cũng phải đánh phấn thoa son, mặc y phục hóa thân thành một nhân vật trong cuộc đời nào đó, để khóc cười nỗi đau niềm vui không có thật mà bản thân của cô thì cô cũng không tìm được niềm vui và hạnh phúc của chính cô.
Ngay trong bốn câu thơ đầu, Thanh Nga viết:
Từng đêm, rồi từng đêm
Điểm trang và trang điểm
Chuông reng và chuông reng
Diễn ca và ca diễn!
Chỉ với những lời lẽ bình thường, lập đi lập lại như cuộc sống nhàm chán được lập lại hàng đêm dưới ánh đèn #sankhau#, giống như cuộc sống của những công chức sáng thì vác dù đi, chiều thì vác dù về, năm này qua tháng khác không có gì thay đổi.
4 câu thơ cuối :
Đêm nay, rồi đêm mai
Điểm trang, còn trang điểm
Không chỉ vì mình đây
- Vì những người đối diện!
Người con gái nào cũng điểm trang thật đẹp cho người mình yêu được vui lòng, còn khi trang điểm mà trong lòng cô đơn, không đối tượng thân thương thì đó là một việc làm vô nghĩa, một điều bắt buộc. Thanh Nga không quên người bạn trẻ trí thức tâm đầu ý hiệp vừa quen biết, cô nghĩ là khi hóa trang xuất hiện trên #sankhau# mà ở khán phòng có người bạn lòng, thấu hiểu và thưởng thức sắc đẹp và tài năng của mình thì đó mới là hạnh phúc. Việc hát hàng đêm sẽ trở thành có ý nghĩa và cần thiết cho Thanh Nga và người cô yêu. Còn như trang điểm trước những người xa lạ, vô cảm thì thiệt là nhàm chán và là một cực hình.
Người chung quanh mơ hồ khi nghĩ đến mối tình này( nếu như thật sự có tình yêu!) vì hai người chỉ gặp nhau ít lần, nói chuyện về vai diễn và hóa trang, tặng cho nhau hoa hồng hay vé xem hát, vậy mà nảy sanh tình yêu hay sao ?
Có người lý giải hiện tượng trên…Vì sự xuất hiện và biến mất của cậu Nguyễn Văn Tài là đột ngột, bất ngờ… có lẽ vì ảnh hưởng của tuồng Đoạn Tuyệt của nhà văn Nhất Linh, Duy Lân phóng tác, hát trên #sankhau# Thanh Minh Thanh Nga: « Dũng đã bước theo mộng bốn phương, phiêu lãng giang hồ vì chí lớn, cô nàng ở lại phòng khuê vò võ một mình nên càng cảm thấy cô đơn, càng yêu người trong sương gió. » Hình ảnh của cậu Nguyễn văn Tài là hình ảnh của nhân vật Dũng trong tuồng Đoạn Tuyệt được Thanh Nga vẽ vời, thi vị hóa trong trí óc thơ mộng và lảng mạn của cô.
Thi sĩ Kiên Giang không biết tâm ý của Thanh Nga, anh ta vừa sáng tác một bài thơ, đưa cho Thanh Nga. Thanh Nga đọc xong, ngòi khóc. Anh chàng Kiên Giang hoảng hồn, không hiểu do nguyên cớ nào mà Thanh Nga khóc. Tôi mượn bài thơ, Thanh Nga nói: « Chú Ba, chú đọc thử coi, có phải là thơ của ảnh viết về con không? Nhứt định là ảnh còn ở đâu đó ở Saigòn. Thơ ký tên là Phong Trần Khách, rõ ràng là Người trong sương gió! Anh Tài chứ không phải ai khác là #tacgia# bài thơ này!»
Bài thơ đó như sau:
Nửa bản tình ca lỗi nhịp đàn!
« Reng reng… Màn kéo lên rồi,
Ánh đèn #sankhau# sáng ngời cung tiên.
Tuyệt vời lã lướt dáng duyên
Lời oanh nhã nhạc diệu huyền, đắm say…
Rưng rưng sóng mắt u hoài,
Hồ thu xao động, nét ngài bâng khuâng
Đàn lên nhạc oán, tơ chùng!
Điện quang ngã ánh hoàng hôn chập chờn…
XXX
Chuyện đời không ghép bằng thơ,
Nên chi vận cứ hững hờ cuối câu!
Phấn hương đượm thắm thêm mầu,
Chớ chi cho mối duyên đầu dở dang!
Tơ đàn ngân tiếng tình tang,
Trớ trêu, sẵn ý ly tan hẳn rồi !
Dửng dưng ai khóc ai cười ?
Chia ly ! Chỉ có một người khổ đau!
XXX
Bằng bặc cung đàn, bặt tiếng ca,
Phong trần vẫn lụy kiếp tài hoa,
Thuyền sương một buổi hoài sông nuớc
Nghệ sĩ âm thầm tếch nẻo xa…
Giã bến, tình nào lưu luyến,
Thuyền sương lơ lửng tràng giang.
Hoa đào dẫn lối dòng lưu thủy,
Mà hướng đào nguyên, mộng ngỡ ngàng!
Phong Trần Khách.
Thanh Nga khóc luôn mấy ngày, đôi mắt đỏ ao; Kiên Giang nói thật là thơ của anh mới sáng tác, định dùng một bút hiệu mới nhưng Thanh nga không tin. Thanh Nga nói với tôi: « Má không cho làm thơ. Con sẽ làm thơ… nhưng khi má hỏi , con nói của chú viết nha ? »
Tôi trả lời: « Ừ! Miển là con vui, má có la thì chú cười trừ là xong ! »
( còn tiếp )
PhamduyLân & Thanh Nga
Nguồn: cailuongvietnam.com