Trần Quang Hải, sinh ngày 13 tháng 5, 1944 tại làng Linh Đông Xã , tỉnh Gia Định, miền Nam nước Việt Nam. Con trai trưởng của GS TS Trần Văn Khê (sinh ngày 24 tháng 7, 1921) và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn trường nữ trung học Gia Long (sinh ngày 19 tháng 9, 1921).
Trần Quang Hải kết hôn cùng nữ ca sĩ cải lương Bạch Yến ngày 17 tháng 6, 1978 tại Paris (Pháp). Bạch Yến nổi tiếng với bài « Đêm Đông » vào năm 1957, và chuyên về nhạc ngoại quốc Tây phương lúc đầu của sự nghiệp cầm ca . Sau khi thành hôn với Trần Quang Hải , Bạch Yến chuyển sang dân ca và cùng phổ biến nhạc dân tộc với chồng khắp thế giới .
Xuất thân từ một gia đình nhạc sĩ cổ truyền từ nhiều đời, anh là nhạc sĩ đời thứ năm . Ngoài ra anh là dân tộc nhạc học gia (ethnomusicologist – ethnomusicologue) chuyên về nhạc Việt, Á châu và hát đồng song thanh từ năm 1968, thuyết trình viên , nhạc sĩ sáng tác, chuyên gia về sư phạm âm nhạc, và thành viên của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS – Centre National de la Recherche Scientifique)
Vài dòng về khuôn mặt Trần Quang Hải. Anh đã theo gót cha anh , GS Trần Văn Khê trên đường nghiên cứu dân tộc nhạc học. Anh đã tạo một hướng đi riêng trong địa hạt trình diễn về nhạc cổ truyền Việt Nam, nhạc tùy hứng, nhạc đương đại cũng như phương pháp nghiên cứu thể nghiệm qua hát đồng song thanh .
Gia đình nhạc sĩ cổ truyền
Trần Quang Thọ (1830-1890), ông sơ của là quan án sát, theo Phan Thanh Giản sang Pháp để thương thuyết nhưng thất bại , treo ấn từ quan , vào Nam , cư ngụ tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho. là người có trình độ đáng nói về nhã nhạc Huế .
2. Trần Quang Diệm (1853-1925), ông cố của TQH là người rất giỏi về đàn tỳ bà , được gởi ra thành nội Huế để học nhạc cung đình và chuyên về đàn tỳ bà . Ông đã sáng chế ra cách viết bài bản cho đàn tỳ bà , nhưng tiếc thay là tất cả tài liệu đó bị thất lạc vì chiến tranh .
3. Trần Quang Triều (1897-1931), ông nội của tôi là người đàn kìm rất giỏi, biệt hiệu Bảy Triều trong giới cải lương, đã đặt ra cách lên dây TỐ LAN cho đàn kìm để đàn những bài buồn ai oán. Hiện nay chỉ còn một số rất ít nhạc sĩ cổ nhạc biết đàn dây này (như nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo , GS Trần Văn Khê)
4. Trần Văn Khê (1921 – ), ba của tôi là người đã đưa nhạc cổ truyền Việt Nam lên hàng quốc tế và làm rạng danh nhạc Việt trên thế giới ở địa hạt trình diễn cũng như nghiên cứu . Con trai trưởng trong gia đình có ba người con (ba tôi GS Trần Văn Khê, chú ba tôi là Quái kiệt Trần Văn Trạch, cô tư tôi là Trần Ngọc Sương từng nổi tiếng là ca sĩ tân nhạc vào đầu thập niên 50) , ông đã hăng hái trong phong trào nhạc mới lúc trẻ (cùng thời với nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Phạm Duy) và quay về nhạc cổ khi soạn luận án tiến sĩ tại Pháp . Từng là giáo sư nhạc Đông phưong tại trường đại học Sorbonne (Paris, Pháp), giám đốc nghiên cứu của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (Paris , Pháp), sáng lập viên Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương ở Paris, và từng giữ chức phó chủ tịch Hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO . Hưu trí từ năm 1987, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và đóng góp một vai trò lớn cho hai hồ sơ Nhạc cung đình Huế (được danh hiệu kiệt tác văn hóa phi vật thể UNESCO năm 2003) và Nhạc Cồng chiêng Tây Nguyên (kiệt tác văn hóa phi vật thể UNESCO năm 2005). Hiện ông định cư ở Việt Nam sau 55 năm sống ở Pháp, và đang là cố vấn cho hồ sơ Ca Trù để đệ trình lên UNESCO cho năm 2007 dành cho kiệt tác văn hóa phi vật thể .
5. Trần Quang Hải (1944 – ) , cựu học sinh trường trung học Pétrus Ký, sau khi tốt nghiệp âm nhạc viện Saigon với bộ môn vĩ cầm (học với cố GS Đỗ Thế Phiệt), đi sang Pháp năm 1961 và học nhạc học tại trường đại học Sorbonne và dân tộc nhạc học ở trường cao đẳng khoa học xã hội (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales). Bắt đầu làm việc cho trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS – Centre National de la Recherche Scientifique) với ê-kíp nghiên cứu tại Viện dân tộc nhạc học của Viện bảo tàng Con người (Département d’ ethnomusicologie du Musée de l’Homme) từ 1968 cho tới bây giờ (2006). Trình diễn trên 3,000 buổi tại 65 quốc gia, tham gia 130 đại hội liên hoan quốc tế nhạc truyền thống, giảng dạy tại hơn 120 trường đại học, sáng tác nhạc hơn 400 bản nhạc cho đàn tranh, đàn môi, muỗng , hát đồng song thanh, nhạc tùy hứng, đương đại . Đã thực hiện 23 dĩa nhạc truyền thống Việt Nam, viết ba quyển sách, làm 4 DVD, 3 phim và hội viên của trên 20 hội nghiên cứu thế giới .Con đường nghiên cứu của tôi nhắm về sự giao lưu các loại nhạc cổ truyền tạo thành loại nhạc thế giới (world music), pha trộn nhạc tùy hứng , jazz, đương đại với nhiều loại nhạc khí và kỹ thuật giọng hát để tạo thành một loại nhạc hoàn toàn mới lạ.
Sáng tạo một số kỹ thuật mới cho muỗng được thấy ở Việt Nam vào cuối thập niên 40 (gần 70 năm).Ngoài ra đã khám phá kỹ thuật hát đồng song thanh từ năm 1969 và hiện nay được xem như chuyên gia có được nhiều giới nghiên cứu về dân tộc nhạc học, âm thanh học, nhạc đương đại, y học biết tới khắp nơi trên thế giới .
Thể nghiệm nhiều loại nhạc với tư cách nhạc sĩ. Đã từng chơi nhạc Free Jazz với nhóm Alain Brunet Quartet), nhạc pop, nhạc điện thanh (electro- acoustical music) qua bài Về Nguồn (soạn chung với Nguyễn Văn Tường được trình bày lần đầu tiên năm 1975 tai Champigny sur Marne, Pháp), nhạc tùy hứng (hợp tác với Arlette Bon vũ sư đương đại năm 1972, với Muriel Jaer, vũ sư đương đại nhiều năm từ 1973 tới 1980, qua bài Shaman với Misha Lobko vào năm 1982, Paris).
Cộng tác trình diễn trong các dĩa CD như với Philip Peris (tôi chơi đàn môi và hát đồng song thanh hòa với kèn thổ dân Úc didjeridu năm 1997), với các nhạc sĩ đàn môi qua hai CD về đàn môi năm 1999 và một CD đàn môi với John Wright, Leo Tadagawa và Svein Westad năm 2000. Dĩa VIETNAM / TRAN QUANG HAI & BACH YEN do hãng SM Studio sản xuất tại Paris năm 1983 đã đưọc giải thưỏng của Hàn Lâm Viện Charles Cros, Pháp vào năm 1983, và dĩa LES VOIX DU MONDE do hãng Le Chant Du Monde sản xuất năm 1996 tại Paris cũng được giải thưởng của Hàn Lâm Viện Charles Cros, Pháp vào năm 1996.
Hội Viên các hội nghiên cứu
• Society for Ethnomusicology (Hội Dân tộc nhạc học), Hoa Kỳ, từ 1969
• Asian Music Society (Hội Nhạc Á châu), Hoa Kỳ, từ 1978
• ICTM (Hội đồng quốc tế nhạc truyền thống), Hoa Kỳ, từ 1976
(đưọc bầu làm thành viên của ủy ban chấp hành – member of the Executive Board từ 2005)
• Société Internationale de Musicologie (Hôi quốc tế nhạc học), Thụy Sĩ, từ 1977
• International Association of Sound Archives (IASA) (Hội quốc tế âm thang viện), Úc châu từ 1978
• Association of the Foundation of Voice (Hội về Giọng), Hoa Kỳ từ 1997
• Société de Musicologie (Hội nhạc học), Pháp, từ 1980
• Société Francaise d’Ethnomusicologie (Hội Dân tộc nhạc học Pháp) từ 1985 (sáng lập viên)
• CIMCIM (Unesco) từ 1983
• Séminaire Européen d’Ethnomusicologie (Hội Dân tộc nhạc học Âu châu), Thụy Sĩ , từ 1983.
• Association Francaise d’Archives sonores (Hội âm thanh viện Pháp) từ 1979
• Centre d’Etudes de Musique Orientale (Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương), Paris, từ 1962 (giáo sư của trung tâm từ 1970 tới 1975)
• Centre d’Etudes Vietnamiennes (Trung tâm nghiên cứu Việt học), Pháp ,từ 1987
• Association Francaise de Recherche sur l’Asie du Sud-Est (Hội nghiên cứu Đông Nam Á Pháp), Pháp từ 1986.
• Société des Auteurs , Compositeurs et Editeurs de la Musique (SACEM) , Pháp, từ 1980
• International Center of Khoomei (Trung tâm quốc tế Hát đồng song thanh), Kyzyl, Tuva, Nga từ 1995.
• International Jew’s Harp Society (Hội quốc tế Đàn Môi) , Áo quốc, từ 1998 (sáng lập viên)
• Scientific Association of Vietnamese Professionals (Hội khoa học chuyên gia Việt Nam) (hội viên danh dự) , Canada từ 1992.
• Vietnamese Institute for Musicology (Viện Âm nhạc Hà nội), Việt Nam từ 2004, (hội viên danh dự)
• American Biographical Institute and Research Association (ABIRA) , Hoa kỳ, từ 1979 (hội viên vĩnh cữu, cố vấn quốc tế)
• International Biographical Association (IBA), Anh quốc, từ 1979 (hội viên vĩnh cữu, cố vấn quốc tế)
• Encyclopaedia Universalis Tự điển, Pháp, từ 1985 (cố vấn cho giải thưởng Diderot)
• American Order of Excellency, Hoa Kỳ, từ năm 1998 (sáng lập viên)
• World Wide Library, Hoa Kỳ (thành viên).
• Vietnamese Public Library of Knowledge (ViPLOK) (founding member of the editorial board), Hoa Kỳ từ 2006.
NHỮNG QUYỂN SÁCH CÓ TIỂU SỬ TRẦN QUANG HẢI
Sau đây là những quyển tiểu sử Who’s Who và các quyển sách khác có đăng tiểu sử của tôi :
• Dictionary of International Biography, ấn bản thứ 15, Anh quốc
• Men of Achievement, ấn bản thứ 5, 6, và 7, Anh quốc
• International Who’s Who in Music, từ ấn bản thứ 8 cho tới hiện nay (2008), Anh quốc
• Who’s Who in Europe, ấn bản thứ 2 và 3, Anh quốc
• Men and Women in Distinction, ấn bản thứ 1 và 2, Anh quốc
• International Register of Profiles, ấn bản thứ 4 và 5 , Anh quốc .
• International Who’s Who of Intellectuals, ấn bản thứ 2 và 3, Anh quốc
• The First Five Hundred, ấn bản thứ nhất, Anh quốc
• Who’s Who in the World, từ ấn bản thứ 5 tới nay (2008), Hoa Kỳ
• 5,000 Personalities in the World, ấn bản thứ nhất, Hoa kỳ
• International Directory of Distinguished Leadership, ấn bản thứ nhất, Hoa Kỳ
• International Book of Honor, ấn bản thứ nhất, Hoa Kỳ
• Who’s Who in Entertainment, ấn bản thứ 3, Anh quốc
• Who’s who in France, từ ấn bản thứ 29 tới nay (2008), Pháp
• Nouvelle Dictionnaire Européen, từ ấn bản thứ 5 tới ấn bản thứ 9, Bỉ
• Who’s Who in International Art, ấn bản thứ nhất, Thụy Sĩ
• Vẻ Vang Dân Việt – The Prid of the Vietnamese, quyển 1, ấn bản thứ 1 và 2, Hoa Kỳ
• Fils et Filles du Viet Nam , ấn bản thứ nhất, Hoa Kỳ
• Tuyển tập nghệ sĩ (Selection of Artists), quyển 1, Canada
• Guide du Show Business, từ 1986 tới nay (2008), Pháp
• The Europe 500 Leaders for the New Century, Barons Who’s Who, Hoa Kỳ
• QUID, từ 2000 tới nay (2008) , Pháp
• 500 Great Minds of the Early 21st Century, Bibliotheque World Wide, Hoa Kỳ
• Officiel Planète,từ năm 2000 tới nay (2008), nhà xuất bản IRMA, Pháp
NHỮNG BIẾN CỐ QUAN TRỌNG TRÊN THẾ GIỚI
Nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên tham gia trình diễn tại những biến cố lịch sử quan trọng trên thế giới
• 1988 : 200 năm thành lập xứ Úc
• 1989 : 200 năm Cách mạng Pháp
• 1991 : 700 năm thành lập xứ Thụy Sĩ
• 1992 : 350 năm thành lập thành phố Montréal, Canada
• 1992 : 500 năm khám phá Mỹ châu của Chritophe Colombus
• 1994 : 600 năm thành lập thủ đô Seoul, Đại Hàn
• 1996 : 50 năm vua Thái Lan trị vì
• 2000 : 100 năm thành lập âm thanh viện Berlin, Đức
• 2004 : Genova , thành phố văn hóa Âu châu, Ý
• 2004 : Lille , thành phố văn hóa Âu châu, Pháp
• 2005 : 100 năm xứ Na Uy được độc lập .
Nhạc sĩ Việt Nam tham gia nhiều nhất Ngày Lễ Âm nhạc do Pháp đề xướng từ lúc đầu tiên vào năm 1982, rồi năm 1984, 1985 , 1987, 1989 tại Paris, rồi năm 1991 tại đảo La Réunion, rồi năm 2000, 2001 tại Paris, năm 2002 tại Beirut (Lebanon)
Nhạc sĩ Việt Nam duy nhất đàn nhạc phim của các nhà viết nhạc phim của Pháp như Vladimir Cosma, Philippe Sarde, Maurice Jarre, Gabriel Yared, Jean Claude Petit , và trình diễn những nhạc phẩm đương đại của các nhà soạn nhạc như Nguyễn Văn Tường, Bernard Parmegiani, Nicolas Frize, Yves Herwan Chotard.
Nhạc sĩ Việt Nam duy nhất đã trình diễn trên 3.000 buổi giới thiệu nhạc Việt tại 70 quốc gia từ năm 1966, 1.500 buổi cho học sinh các trường học ở Âu Châu, giảng dạy tại hơn 100 trường đại học trên thế giới, tham dự trên 130 đại hội liên hoan âm nhạc quốc tế và có trên 8.000 người theo học hát đồng song thanh .
Mở mắt chào đời tại vùng châu thổ sông Cửu Long (miền Nam Việt Nam), Bạch Yến gia nhập làng ca nhạc khi còn nhỏ tuổi và sớm nổi tiếng tại Saigon với giọng hát đặc biệt trầm mặc dù giọng thuộc loại cao (mezzo soprano), ngân nga phong phú qua những nhạc phẩm Việt Nam bất hủ như “Đêm Đông” và các nhạc phẩm ngoại quốc hát bằng tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý hoặc Do Thái.
Năm 1961, Bạch Yến sang Paris để trau dồi nghệ thuật. Được hãng dĩa Polydor mời thâu và đưa đi trình diễn một vòng qua Bỉ, Đức và Áo . theo giao kèo, Bạch Yến phải hát loại nhạc twist thịnh hành lúc bấy giờ. thời gian ở Âu châu này được đánh dấu bởi ba dĩa hát và vài đoạn phim scopitones (như clips hiện giờ)
Năm 1965, Bạch Yến được Ed Sullivan mời sang Hoa kỳ tham gia chương trình truyền hình ăn khách nhất xứ Mỹ (với trên 30 triệu khán giả). Một hợp đồng hai tuần với Ed Sullivan Show đã trở thành 12 năm lưu diễn khắp 46 tiểu bang xứ Bắc Mỹ với những danh ca nghệ sĩ thượng thặng như Bob Hope, Bing Crosby, Jimmy Durante, Liberace, Pat Boone, Frankie Avalon, Joey Bishop, Mike Douglas, và một số quốc gia Mỹ Châu như Gia nã đại (Canada), Mễ Tây Cơ (Mexico), xuất hiện trên các đài truyền hình Nam Mỹ, Caracas /Venezuela, Bogotá /Colombia, đài truyền hình Panama /Trung Mỹ và Curaçao (Antille).
Mike Wayne mời Bạch Yến về Hollywood để hát trong phim “Mũ nồi xanh” (The Green Berets) do tài tử John Wayne đóng vai chánh.
Lúc Bạch Yến tái ngô. Paris cũng là lúc cuộc đời và sự nghiệp của Bạch Yến bước vào một giai đoạn mới cực kỳ quan trọng với sự gặp gỡ nhạc sĩ kiêm nghiên cứu dân tộc nhạc học gia Trần Quang Hải, sau trở thành phu quân của BạchYến.
Trần Quang Hải thuyết phục Bạch Yến trở về với nhạc dân tộc Việt Nam và kết quả là hai người đã cùng nhau trình diễn trên 3.000 buổi hát dân ca khắp năm châu, mặc dầu thỉnh thoảng Bạch Yến vẫn hát tân nhạc để đáp lại tấm thạnh tình của những người hâm mộ mình.
Hai người đã thâu chung 7 dĩa hát 33vòng, và một dĩa laser, với một dĩa trong đó được giải thưởng Grand Prix du disque de l’Académie Charles Cros năm 1983.
Tran Quang Hai biêu diên dàn môi, muông và hat dông song thanh
http://www.youtube.com/watch?v=okdYHbzTyjk
Tran Quang Hai dàn tranh
http://www.youtube.com/watch?v=aFJlXmMYmsg
Bach Yen hat Ghen và nhay claquettes
http://www.youtube.com/watch?v=OARn3CLRjAk
Bach Yen hat Di Voi Tôi
http://www.youtube.com/watch?v=vr4cX0C5zEQ&feature=related
Trần Quang Hải đánh đàn Muỗng
https://www.youtube.com/watch?v=CtOl3HGjU3k
Trần quang Hải-Roger Mason “giao tranh” đàn Muỗng
https://www.youtube.com/watch?v=xoIZu211bE8
Trần Quang Hải et ses Études sur les Chants Harmoniques
http://videotheque.cnrs.fr/video.php?urlaction=visualisation&method=QT&action=visu&id=606&type=grandPublic
XIN CÁM ƠN TRẦN QUANG HẢI ĐÃ CHO TÔI ĐƯỢC LÀ BẠN CỦA ANH.
Thân mến,
Vi Sơn