Nghệ sĩ

Bob Dylan để gió cuốn đi

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 06/11/2016 7:00:11 SA |  Admin |  0 bình luận |   1637 lượt xem

(cailuong.net) - Nhịp điệu có thể không mới, kiểu hát cũng không cần gì là kỹ thuật cầu toàn… nhưng chứa trong đó là những câu chuyện hay nhật ký của thời đại mà khi giở lại, hương vị của quá khứ lại dậy lên, ngập tràn tâm hồn của con người đã sống qua...

 

Bob Dylan để gió cuốn đi

Nói đến Bob Dylan, tên người nhạc sĩ gây tranh cãi trong hạng mục nhận giải Nobel văn chương 2016, thì trong cuộc chiến tranh dăng dẳng ở Việt Nam, với sự góp mặt của hàng chục ngàn sinh mạng thanh niên Mỹ, âm nhạc của ông là một chương đáng nhớ. Những giai điệu đầy chất đồng quê từ Blowin’ in the wind cho đến The times they are a-changin’ thấm đẫm vào trái tim từng con người mơ về tương lai mới bình an và tình yêu. Đúng như bà Sara Danius, Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển, nói về Bob Dylan, âm nhạc của ông gần như là một công cụ để tải những khổ thơ đầy ẩn dụ cho thế hệ của mình và mai sau. Bà Sara đã so sánh tương đồng giữa tác phẩm của Dylan với các nhà thơ Hy Lạp cổ đại: “Nếu bạn nhìn trở lại, 2.500 năm hoặc lâu hơn, bạn sẽ khám phá rằng Homer và Sappho viết văn bản thơ, với mục đích để được công chúng lắng nghe, để được trình diễn thường xuyên với các nhạc cụ - thì đó là cách không khác gì với Bob Dylan hôm nay”.

Tương tự như Trịnh Công Sơn, âm nhạc của Bob Dylan vụt lên những mảng màu sáng tối kỳ diệu về một cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu, mà chiến tranh Việt Nam là phần mô tả chi tiết. Nếu Trịnh Công Sơn làm đậm nét về nỗi đau của một dân tộc qua tập Ca khúc Da vàng, thì lời ca của Bob Dylan là những thông điệp đầy triết lý về chiến tranh, tình yêu, thân phận và giấc mơ tương lai.

Cuộc xung đột mang tính chất then chốt của chiến tranh lạnh, diễn ra tại Việt Nam đã mở ra một phong trào phản chiến lan rộng trong giới sinh viên nhiều nước, thập niên 1960. Và ngay tại Sài Gòn, từ một quốc gia châu Á hay New York, Washington... ở Bắc Mỹ, âm nhạc cũng là một phần quan trọng của tinh thần phản chiến, nằm ngay trong các cuộc biểu tình. Âm nhạc tạo ra một kênh chuyển thông tin riêng, chống chọi với hệ thống tuyên truyền của các nhà nước. Âm nhạc như tiếng chuông thong thả buổi chiều ở các giáo đường, như lời niệm rì rầm sớm mai từ các mái chùa, nhắc rằng loài người đang quá cuồng điên.

Bob Dylan để gió cuốn đi

Huyền thoại âm nhạc Bob Dylan thời gian chiến tranh Việt Nam. Ảnh TL

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, có thể tiếng súng đã ngừng, nhưng khi người Việt vẫn còn hát Nối vòng tay lớn của Trịnh Công Sơn, ắt thế giới cũng cần nhớ đến những giai điệu thơ của Bob Dylan, mà các nhà sử học phải nhìn nhận rằng chúng đã tác động không nhỏ đến khúc quanh lịch sử, đến các chính sách của các quốc gia, cũng như là nguyên nhân khổ đau hay hân hoan của một vài dân tộc. Trước khi đi tới, cần phải ngoái nhìn. Có lẽ đó là lời nhắc của Viện Hàn lâm Thụy Điển khi trao giải Nobel Văn chương 2016 cho Bob Dylan. Nhận định về giải thưởng này, tờ báo uy tín của Anh Independent đã chạy tít rằng “Ai đó có thể nhạo báng chuyện một ca sĩ cải lương - nhạc sĩ đoạt giải Nobel văn chương, nhưng nếu nhìn lại các thứ hạng về âm nhạc, không riêng gì với dòng nhạc tranh đấu cho dân quyền ở Mỹ, nhất là trong việc đối diện với cuộc sống hiện đại eo sèo hôm nay, Bob Dylan là một sự lựa chọn hoàn hảo”.

Tính từ năm 1961, khi Bob Dylan cất tiếng hát Man on the street, một trong những bài hát nhân quyền đầu tiên, thì đúng nửa thế kỷ sau, ông mới có dịp đến Việt Nam trình diễn một buổi duy nhất ở quận 7, TP.HCM vào ngày 10.4.2011.

Giới phát thanh Mỹ, vào giờ phút của thập niên 60, được coi là thứ khoa học kỹ thuật phát triển được ưa chuộng nhất, đã phải nhìn nhận rằng những giờ “vàng” phát thanh thương mại đã bị lấn chiếm bởi các bài hát chính trị của Bob Dylan mà khán giả gọi tới đòi nghe. Từ những nguyên tắc khắt khe trong giờ “vàng” phát thanh đặt ra như mỗi bài hát phải là ca sĩ thương mại ăn khách nhất, độ dài dưới ba phút, thì với Bob Dylan, nhiều nơi đã đành để mặc cho Bob Dylan dẫn dắt. Lúc đó, bài hát nổi tiếng nhất Blowin ‘in the wind - với đoạn cuối, luôn là phần ngâm nga và tự ngẫm của giới trẻ: “con người sống được bao năm, trước khi họ được tự do?”.

     

Hôm nay, khi nghe tin về giải thưởng Nobel của Bob Dylan, bên cạnh những tranh cãi, thì cũng là dịp để người ta nhớ lại âm nhạc hay ký ức của chính mình, một thời đã gắn liền với thế kỷ XX. Ngày xưa ấy, bao giờ cũng rất cũ kỹ, thậm chí chỉ như một ngọn gió thổi qua trong ký ức. Nhưng ngọn gió ấy có thể làm sống lại cả những chân trời và những cánh đồng, kịp nhắc lại tuổi 20 của tro bụi hay của chính chúng ta. Gió nhắc lại những gì ta đã có, và ít cơ may tái hiện ở ngày mai.

Bài hát này nổi tiếng đến mức trở thành bài hát duy nhất trong lịch sử nhân loại được Giáo hoàng John Paul II chọn làm chủ đề thuyết giảng năm 1997, sau sự kiện Đông Âu sụp đổ. Trích lời bài hát, Đức Giáo hoàng nói là “hãy để gió thổi, nhưng không phải đi xa mọi thứ, mà gió là hơi thở của sự sống của Chúa Thánh Thần, là giọng nói của sự gọi và đáp: hãy đến cùng người”.

Bob Dylan cũng là niềm cảm hứng của thời đại các ca sĩ du ca về dân quyền như Joan Baez, Peter Paul & Mary... Trên đường phố New York, khi Joan Baez hát Where have all the flowers gone thì ở Sài Gòn, những nhóm du ca Việt Nam cũng cất lời hát Người yêu tôi bệnh. Các góc nhìn về thế giới của mỗi nơi khác nhau, đầy ẩn dụ, nhưng đều có một ước mơ đẹp về ngày mai, từ điêu tàn hôm nay.

Joan Baez hay Peter Paul & Mary khi hát về những cánh hoa được hát hết trên cánh đồng bao la, rồi chỉ để mang đến đặt trước các ngôi mộ, với lời kết “họ có hiểu được gì không?” đã dựng lên nỗi buồn của một thế hệ. Ngay tại Sài Gòn, giữa tiếng súng nổ và chia ly ý thức hệ, Nguyễn Đức Quang và du ca cũng đã hát về một người yêu là Tổ quốc, về một nỗi lo của đất nước và dân tộc trong lời hát cũng đầy giản dị:

Giờ còn có nhau, giúp nhau cho nhau thật nhiều
Ngày nào mất nhau, sớt chia chẳng được đâu

Cho đến 1968, khi nửa triệu binh sĩ Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam, âm nhạc với những câu chuyện kể của Bob Dylan đã trở thành một sự kiện lịch sử. Và không thể không nhìn nhận rằng âm nhạc đã đi cùng với các cuộc tuần hành dữ dội của thanh niên Mỹ, khiến chính sách về Việt Nam của Tổng thống Nixon phải thay đổi. Binh sĩ Mỹ triệt thoái, các vấn đề hòa đàm được đặt ra. Một trong những bài hát cuối cùng về chiến tranh Việt Nam còn được nghe đến, là của Joan Baez, vào năm 1972.

Nhưng Blowin’ in the wind hay âm nhạc đó, không phải viết ra cho các cuộc tuần hành, mà đó là dòng nhạc để con người ngồi xuống, im lặng nghe, đốt một điếu thuốc hay hớp một ngụm nhỏ rượu và tư lự. “Tôi có viết để tranh đấu gì”, Bob Dylan thường nói vậy. Năm 1962, mùa xuân ở New York, Bob Dylan lên sân khấu hát và nói rằng ông đã viết bài này trong 10 phút. Vài tuần sau, bài hát về ngọn gió đi qua này được ghi âm, lập tức biến thành ngọn cuồng phong trong tâm tư của thời đại lúc đó.

Bob Dylan để gió cuốn đi

Họa sĩ Đinh Cường phác họa chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (trái) bên cạnh ký họa chân dung Bob Dylan trên một trang báo Washington Post. Ảnh TL

Đã từng có lúc âm nhạc của Bob Dylan bị chê là “lải nhải”, cũng như nhạc sến miền Nam bị coi là cũ và bình dân. Nhưng trong các bài hát của cả hai dòng nhạc đó, đều là các câu chuyện không phải của hội hè. Nhịp điệu có thể không mới, kiểu hát cũng không cần gì là kỹ thuật cầu toàn... nhưng chứa trong đó là những câu chuyện hay nhật ký của thời đại mà khi giở lại, hương vị của quá khứ lại dậy lên, ngập tràn tâm hồn của con người đã sống qua hay hôm nay âm thầm chia sẻ.

Ngay trong những bài hát phản chiến, chẳng hạn, khi Bob Dylan hát với A hard rain’s a-gonna fall, lời bài hát nói về những người trẻ vô danh với nỗi lo âu xa xăm: “Tôi đã thấy súng gươm trong tay trẻ nhỏ, rồi cơn mưa lớn đổ xuống nơi này...” thì ở Sài Gòn, nhạc sến âm thầm phản chiến trong lời nhạc của Anh Bằng (thơ Yên Thao) lại nhắc vu vơ đến nao lòng: “... người bạn pháo binh, anh rót cho khéo nhé... Nhà tôi ở dưới chân đồi, có giàn thiên lý, có người tôi thương...”

Con người đã chứng kiến quá nhiều sự phát triển. Âm nhạc cũng vậy. Hôm nay, khi nghe tin về giải thưởng Nobel của Bob Dylan, bên cạnh những tranh cãi, thì cũng là dịp để người ta nhớ lại âm nhạc hay ký ức của chính mình, một thời đã gắn liền với thế kỷ XX. Ngày xưa ấy, bao giờ cũng rất cũ kỹ, thậm chí chỉ như một ngọn gió thổi qua trong ký ức. Nhưng ngọn gió ấy có thể làm sống lại cả những chân trời và những cánh đồng, kịp nhắc lại tuổi 20 của tro bụi hay của chính chúng ta. Gió nhắc lại những gì ta đã có, và ít cơ may tái hiện ở ngày mai.

Chúng ta sẽ mãi mãi vô tri, nếu không có âm nhạc giúp giữ lại như vậy, sống động đến từng ngày.

Tuấn Khanh

 » Nobel cho Bob Dylan: Tranh luận từ quốc tế tới Việt Nam

» Bob Dylan trở thành chủ nhân giải thưởng Nobel Văn học 2016

Nguồn: nguoidothi.vn

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ liên quan

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!  1479

 28/06/2022 7:01:24 SA

Ông luôn nói đời nghệ sĩ có ăn cơm Tổ mới hiểu hết nỗi niềm và tiết lộ sau đại dịch Covid-19 sẽ góp sức thúc đẩy sàn diễn cải lương sáng đèn

Xem chi tiết 
NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu

NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu  2857

 12/04/2022 12:05:23 CH

NSƯT Hùng Minh chia sẻ: “Tính đến nay cũng đã 65 năm đi hát. Tôi vẫn nhớ mãi một thời tuổi trẻ bôn ba, vất vả vì miếng cơm, manh áo. Ngẫm nghĩ thấy cuộc đời mình cũng có nhiều may mắn, được ông Tổ nghề thương, nên từ một cậu bé nghèo chẳng biết hát xướng là gì, trong dòng đời xuôi ngược nhận được những cơ may để từng bước thành danh với nghiệp ca diễn”.

Xem chi tiết 
Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha

Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha  1697

 12/04/2022 8:02:14 SA

Ngày 1-4 là ngày sinh cố nghệ sĩ Chinh Nhân. Trên trang cá nhân, diễn viên múa Jacky, con trai của nghệ sĩ Chinh Nhân, đã viết những dòng tâm sự khiến cư dân mạng xúc động

Xem chi tiết 
Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết

Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết  1730

 11/10/2021 10:01:57 SA

Không chỉ nhằm thu hút đông đảo khán giả mà cơ hội để sàn diễn cải lương sáng đèn đang là thử thách lớn cho nhiều người làm nghề

Xem chi tiết 
Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều

Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều  1682

 11/10/2021 7:00:52 SA

Theo lời kể của nghệ sĩ Hồng Nga, bà bị cảnh sát giam ô tô khi đi lạc trên xa lộ tại tiểu bang California – Mỹ, tối 29 Tết.

Xem chi tiết 
Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991

Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991  889

 24/09/2021 8:02:26 SA

Tối nay (26-10), vòng chung kết cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020" sẽ khai mạc tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM). Nghệ sĩ Thanh Hằng tâm sự về mùa giải đầu tiên mà chị được vinh danh cùng các đồng nghiệp năm 1991.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...