Cục Nghệ thuật biểu diễn Bộ VHTT và DL cho biết tiêu chí chấm giải năm nay xét về nội dung, tính tư tưởng và nghệ thuật diễn xuất, trong đó chú trọng đến nhân tố mới từ giọng ca, ban tổ chức không khuyến khích đề tài nước ngoài, mà bám chặt vào đời sống đương đại.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng yêu cầu các
đạo diễn cải lương dự thi không dựng nhiều quá ba vở diễn, bởi vì khi dựng quá nhiều vở, cả sức sáng tạo và thời gian đều không đáp ứng được yêu cầu. Các vở diễn được dàn dựng từ năm 2011 đến nay và chưa qua các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp nào do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, có thời lượng từ 90 đến 150 phút.
Ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục NTBD cũng cho biết, năm nay hầu hết là những gương mặt #daodien# trẻ tham gia. “Các #daodien# đã đạt tới đỉnh cao vinh quang của nghệ thuật đều lùi lại phía sau nhường chỗ cho lớp trẻ”. Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn chia sẻ, những năm gần đây, các tác phẩm đoạt giải đã bắt đầu có chỗ đứng trong đời sống #sankhau#, có những vở “đỏ đèn” được khá lâu và được khán giả ủng hộ nhiệt thành. TPHCM có bốn đơn vị tham dự: Nhà hát
cải lương Trần Hữu Trang; Sân khấu Sao Minh Béo, Công ty Mê Kong của NS Linh Huyền, Hội Sân khấu TPHCM và Sân khấu Sen Việt của #daodien# Lê Nguyên Đạt.
Với vở #cailuong# “Trung thần”, #daodien# NSUT Hoa Hạ đã tạo nên một bức tranh sống động, giúp cho một thế hệ
diễn viên cải lương trẻ tỏa sáng. Vở diễn tôn vinh một danh thần có công với đất nước, đó là tả quân Lê Văn Duyệt, người mà hơn 182 năm (1833 – 2015), qua từng thời kỳ, nhiều sử sách đánh giá khác nhau về công và tội. Cuộc đời của Lê Văn Duyệt đã được nhiều #tacgia# #sankhau# sáng tác, những tác phẩm đó đã đi vào tâm thức của người dân Gia Định và miền Nam nước Việt.
Tuy đã được nhiều bàn tay #daodien# #sankhau# khắc họa đậm nét, bởi nhân dân xem ông như một vị thần. Vở #cailuong# “Trung thần” của #tacgia#, #daodien# Hoa Hạ, do soạn giả Hoàng Song Việt chuyển thể đã tạo thêm một dấu ấn độc đáo để thế hệ #dienvien# trẻ tỏa sáng.
Vở #cailuong# này đã ra mắt khán giả tại rạp Công Nhân trước khi đến với cuộc thi vào tối 15-11 tại Bạc Liêu. Rất đông khán giả, phần lớn là giới trẻ đã đến xem. Khác với mô típ quen thuộc của #cailuong#, nét tươi tắn mà #daodien# Hoa Hạ mang đến cho tác phẩm này chính là sự liền mạch của tiết tấu. Câu chuyện được kể không còn rề rà, chậm chạp mà dồn dập, đưa người xem đối diện với tâm trạng trăn trỡ của một danh tướng, nhìn thấy các bạn đồng liêu như Nguyễn Văn Thành, Lê Chất lần lượt bị giam cầm, kết tội, tả quân Lê Văn Duyệt cứ đau đáu câu hỏi, thế nào để là một trung thần?
Ông đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ vùng đất phương nam của tổ quốc. Ông còn làm tốt công cuộc bảo hộ Cao Miên, ngăn chặn hữu hiệu ý đồ xâm lược của Xiêm La. Trong thời gian ở Gia Định ông đã đề xuất với triều đình đào kênh Vĩnh Tế nhằm thoát nước, tiêu úng thay chua rửa phèn cho đồng ruộng. Công trình kênh Vĩnh Tế có ý nghĩa to lớn về kinh tế và quốc phòng và hiệu quả mang lại rất lớn cho cho đất nước đến mãi ngày hôm nay. Và vở #cailuong# này lấy cảm xúc lâng lâng của khán giả chính vì khai thác đức tính thương dân, sống vì dân của một trung thần. Hấp dẫn hơn chính là thái độ diệt trừ tham nhũng, không nể cả dù đó là hoàng thân quốc thích. Ông đã ra lệnh chết đầu Huỳnh Công Lý, cha vợ của vua Minh Mạng, dập tắt thái độ chuyên quyền, hà hiếp dân. Đạo diễn Hoa Hạ đã khai thác một chi tiết rất đắt, đó là Huỳnh Công Lý xúc phạm nhân phẩm Lê Văn Duyệt, cho ông là kẻ khiếm khuyết về mặt sinh dục, ông dõng dạt khẳng định: “còn ngươi đầy đủ tất cả nhưng không phải là một con người”.
Xem vở #cailuong# mà lâu rồi sàn diễn mới sáng đèn trọn vẹn một tác phẩm hay, từ câu ca, lời thoại cho đến tư tưởng, tính cách từng nhân vật. Nhất là viết về lịch sử, về một nhân vật đã từng tốn hao rất nhiều bút mực của giới nghiên cứu lịch sử nước nhà. Song, cái được lớn nhất của #daodien# Hoa Hạ chính là nun nấu một thế hệ #dienvien# trẻ yêu sử Việt, thể hiện xuất sắc các vai diễn để góp phần làm tỏa sáng tài năng của họ trên #sankhau#. Nghệ sĩ Lê Trung Thảo lâu nay chỉ được biết đến qua dạng vai công tử hào hoa, kiếm khách đa tình của thể loại kiếm hiệp, nay qua bàn tay uốn nắn cộng với nỗ lực hết mình, anh đã có một trang sử mới cho hành trang nghệ thuật khi diễn vai tả quân Lê Văn Duyệt. Đạo diễn Hoa Hạ cho biết, kịch bản kịch nói này chị viết nhằm chuẩn bị cho đợt kỷ niệm 40 năm làm nghệ thuật, mà vai tả quân chị “đo ni đóng giày” cho NS Thành Lộc. Thật vậy, với sức diễn của Lê Trung Thảo thì vai diễn được nhắm cho một ngôi sao mệnh danh là phù thủy #sankhau# như NS Thành Lộc, thì chắc chắn với người xem, tất yếu là một sự hoài nghi. Nhưng rồi Lê Trung Thảo đã vượt qua, tỏa sáng bất ngờ trong sự vui mừng của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, Điền Trung (vai Lê Chất),
Tú Sương (vai vợ Lê Văn Duyệt), Lê Tứ (Nguyễn Văn Thành), Lê Thanh Thảo (thứ phi), Võ Minh Lâm (Lê Văn Khôi), Minh Trường (vua Minh Mạng), Xuân Trúc (Nguyễn Ánh)…đã vụt sáng qua từng lớp diễn. Dấu lắng thật đẹp còn đọng lại trong lòng khán giả đó là sự yểm trợ của NS Trường Sơn (vai Huỳnh Công Lý) và cháu ngoại của ông – bé Hồng Quyên (vai cô bé kêu oan). Hai thế hệ xuất hiện trên sàn diễn với vai phụ mà chứa chan biết bao tình cảm dành cho người mộ điệu. Đặc biệt, Võ Minh Lâm, Điền Trung và Nguyễn Minh Trường, ba giọng ca bước ra từ cuộc thi CVVC đã tạo dấu ấn rất đẹp cho vở diễn này. Cả ba đã chứng tỏ bước tiến mới trong ca diễn, đem lại sự tin cậy cho người xem khi đến với các vai diễn khó.
Sàn diễn #cailuong# rất cần những vở mới có kịch bản được viết từ tâm huyết làm nghề, từ những hun đúc cho một thế hệ tài năng trẻ. Việc #daodien# Hoa Hạ rứt ruột đem kịch bản để dành cho một ngôi sao, trao cho một #dienvien# mà theo chị quá nhiều lận đận trong nghề, đã là một cách “chọn mặt gửi vàng” thú vị. Lê Trung Thảo và các #dienvien# trẻ đã không phụ lòng chị, họ còn nhiều tiềm năng để vụt sáng hơn nữa khi thật sự ý thức hai chữ nghiêm túc trong nghệ thuật. Bởi không còn nghe tiếng nhắc vỡ ồn ào, không còn những mối nối bị hở khi công diễn, không còn ca nhép, diễn cương trong sáng tạo. Đi về sự chuẩn mực tất họ - #dienvien# trẻ đang trả lại không gian làm nghề độ sáng tinh tế của viên ngọc mà họ trân quý.
Bài và ảnh:Nam Khánh/ Tạp chí SK Tp. HCM
BẤM VÀO ĐỂ XEM TOÀN BÔ BÀI VỞ & HÌNH ẢNH CỦA VỞ CL TRUNG THẦN
Nguồn: cailuongvietnam.com