Cuộc đời sự nghiệp của soạn giả quyền lực Loan Thảo (1942-1982)
Nhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3
16/11/2016 7:02:56 CH |
Admin |
0 bình luận |
9365 lượt xem (cailuong.net) - CLVNCOM - Soạn giả Loan Thảo là một trong những soạn giả cải lương đưa cải lương miền Nam lên đỉnh hoàng kim và là một tác giả bậc nhất câc bài tân cổ giao duyên
Nhât là các đề tài về mẹ như Lòng mẹ, Xuân này con không về, Con Gái Của Mẹ, Bông Hồng Cài Áo, Ly Rượu mừng...những bài hát về quê hương thiên nhiên và con người như Tình Nước, Tiếng Sông Hồng, Sông Hương, Sông Cửu, Về Sa Giang, Bánh Bông Lan...còn những bài hát về tình yêu đôi lứa. gia đình cứ như là những tác phẩm chuẩn cho nhiều thế hệ,từng là nguồn an ủi, chia sẽ cho những người chẳng may mắn trên đường tình, và từng là người ru giấc ngủ trưa, tối cho nhiều khán giả mộ điệu hay một chương trình giải trí, một thoả đam mê cho những người yêu nghệ thuật hay có tâm hồn nghệ thuật. Loan Thảo đã để lai trên 40 vở tuồng cải lương và khoảng 500 bài tân cổ giao duyên gắn liền với các tài danh thượng thặng của nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
Loan Thảo sinh ra trong thời chiến tranh loạn lạc, từ chiến tranh thế giới thứ hai đến các cuộc nội chiến trong nước nhưng cũng là thời cải lương phát triển mạnh mẽ nhất, đi đâu cũng nghe cải lương từ trường học các cấp đến các quán,tiệm không những ở các vùng quê tỉnh luỵ mà con ngay cả đô thành, thời mà người ta làm giàu bằng cải lương...
Nếu nhìn xuyên qua các tác phẩm của ông, người nghe sẻ cảm nhận ngay ông có một tâm hồn và trái tim nghệ sĩ, biết rung động, chia sẽ thương yêu trước cái đẹp, nổi khổ niềm đau của những mảnh đời, của xã hội mà ông đã thấy, đã nghe, xa hơn chút nữa ông là một nhà văn, nhà soạn kịch có trí thức biết chắt lọc những hình ảnh đẹp, gần gủi đời thường đưa nó vào những tác phẩm của mình, đôi khi tưởng chừng nó đơn giản như một bức tranh đứng gần nhưng khi ở xa nó ngày càng đẹp, lung linh, sâu thẳm ba chiều tuỳ khoảng cách và góc nhìn khác nhau, có tình thương hiếu thảo với cha mẹ, biết quí trọng hạnh phúc gia đình, biết nâng niu những hình ảnh đời thường mà dưới mắt người khác tuởng không có gì để nói, cũng như một bức tranh quê khi lên hình bà con mới biết ụa sao quê mình đẹp quá. Soạn giả Loan Thảo cũng có kiến thức khá rộng về địa lý, yêu văn hoá từng miền nên ông thường đem nhiều địa danh, điệu lý câu hò của mình vào những tác phẩm của ông như Nụ Tầm Xuân với sông Thao, Núi Ba Vì, Yêu lầm thì có sông Hương, bài Tình Nước gồm cả sỏi đá miền trung, lũ lụt miền Tây...bài hát của ông là một tình yêu, là tiếng nói cho người dân một miền, một vùng nào đó như Sa Giang, những miền với Lý Chim Quyên, Lý Con Sáo và làm bánh bông lan.... Soạn giả Loan Thảo có khã năng đọc sách bằng tiếng Pháp, tiếng Anh.
Nghệ danh của ông , được biết ông là soạn giả duy nhất có nhiều nghệ danh, liên doanh,cũng nói lên được tâm hồn sống cho mọi người xung quanh của ông như Quế Anh là tên vợ ông, Quế Chi là tên con gái ông, Hoàng Loan là tên hợp soạn với Hoàng Việt,Anh Vi ( Tên con - tên Cha), Châu Loan ( Thế Châu - Loan Thảo), Hoàng Kiều Loan( Hoàng Việt, Nhị Kiều, Loan Thảo)...nên nghệ danh chính của ông Loan Thảo cũng là tên của một vài người thân cận lắm.
Được biết Loan Thảo tên Lê Tấn Vị sinh năm 1942,con của một vị lương y thuốc Nam khá giả, có tâm ở ở Bạc Liêu, ảnh hưởng từ sự dưỡng dục của gia đình,cộng với tâm hồn nghệ sĩ, cùng năng khiếu văn chương, trí thông minh của mình Loan Thảo đã là một cấy viết báo tường có tiếng ngay còn ờ dưới mái trường. Loan Thảo có một giọng ca hay, từng đi thi một cuộc thi cải lương nhỏ nhưng về sau một cơn bệnh đã lấy đi giọng ca nên ông đi học đàn cổ nhạc, vững về nhịp nhàng cũng như xứ lý tình huống bài bản vắn trong cải lương, trong ông đã hội tụ đủ những tiêu thức để trở thành một soạn giả lớn ở độ tuổi rất trẻ...
Khi mới năm 20 tuổi, năm 1962 soạn giả Loan Thảo đã nổi danh trên bầu trời đầy sao với những tên tuổi lớn như Hà Triều, Hoa Phượng, Yên Lang, Quy Sắc, Kiên Giang, Nguyễn Phương, Thu An...với vở tuồng Khi Rừng Mới Sang Thu trên sân khấu Thành Được Út Bạch Lan, một vở tuồng chủ lực của đoàn mới thành lập. cùng hợp soạn với soạn già đàn anh, đàn thấy Quy Sắc. Được biết những soạn giả mới vào nghề thường phải đứng liên doanh hay đứng sau một soạn giả tên tuổi thường trực nào đó..và một vở tuồng hay thường có sự tham gia ít nhất hai soạn giả, người viết cốt truyện, tạo nhân vật, người viết lời ca,tạo tâm lý nhân vật và mổi cảnh, mỗi hoàn cảnh cần những người viết khác nhau, chỉ có một ít số tuồng chỉ có một soạn giả...Với tên tuổi của mình, ông đã giới thiệu nghệ sĩ Nguyên Hạnh đi hát ở Ban cải lương Vân Kiều trên Đài truyền hình Sài Gòn, Loan Thảo là một con người hoa đồng và hay giao du, giao lưu với các thầy đàn cổ nhạc, ông có mối quan hệ khá rộng ngay từ mới bước vào nghề
Năm 1963, soạn giả Loan Thảo thành công với tuồng ăn khách trên sân khấu Thủ Đô cùng với soạn giả trẻ cùng trang lứa Hoàng Việt với vở tuồng Bống Hồng Sa Mạc. Sau đó ông cùng với soạn giả Hoàng Việt có những vở tuồng nổi tiếng như Sở Vân Cứu Giá, Sở Vân Cưới Vợ,Tiêu anh Phụng,Con Gái Vua Trần Nhân Tông, Đường Lên Thiên Thai...
Năm 1964, ông có công phát hiện và dìu đắt một soạn giả tên tuối khác từ dưới mái trường đó là soạn giả Thế Châu, người nổi tiếng nhất qua vở Bên Cầu Dệt Lụa, Trái Sầu Riêng...khi soạn giả Thế Châu chỉ là một thầy giáo ở Lái Thiêu, Bình Dương. Tiếng lành đồn xa, có một ông thầy giáo sáng tác cải lương rất hay, mới đoạt giải cấp trường nên với cái tâm yêu quí cải lương, biết trọng người tài hiếm thấy soạn giả Loan Thảo đã tìm đến và nhận Thế Châu làm đệ tử. Sau này soạn giả Thế Châu muốn truyền nghề lại cho con trai Loan Thảo, Quế Thanh đề đền ơn, ông nói " Cả đời tao không nhận ai làm đệ tử nhưng nhớ ơn ba mày nhận tao làm đệ tử nên tao muốn nhận mày làm đệ tử", nhưng có lẽ duyên nhà nghề đã hết, nên Quế Thanh từ chối với lý do mẹ không thích con theo nghề của cha nữa. Hai ông có những vở tuồng chung như Bao Công Xử án Trần Thế Mỹ, Bạch Viên Tôn Cát, Lưu Minh Châu, Ru Em Vào Mộng, Mười Năm Không Nói, Chung Vô Diệm, Đào Tam Xuân...dường như ông có nghiệp duyên với nghề giáo ở vùng đất Bình Dương, người hơp soạn đầu tiên của ông là một thầy giáo ở Bình Dương, soạn giả Qui Sắc thì người, đệ tử, cộng tác thâm tình với ông lấu nhất là soạn giả Thế Châu cũng là một thầy giáo ở Bình Dương.
Năm 1965, năm 1966 ông khẳng định tên tuồi trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, thay soạn giả Hà Triều Hoa Phượng về đoàn Dạ Lý Hương với các vở tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng, Bức Ngôn Đồ Đại Việt, Trăng Lên Đỉnh Núi...Đặc biệt tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng cùng hợp soan với một soạn giả trẻ khác, lớn hơn ông chỉ một tuổi đó lá soạn giả Yên Ba, đã trúng giải tổng thống Việt Nam Công Hoa, và trúng giải Thanh Tâm năm 1966, và nghệ sĩ Thành Được đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc cùng năm với vai tướng cướp Thi Đằng của vở này.
Hai soạn giả Yên Ba, Loan Thảo sau Tiếng Hạc Trong Trăng năm 1966, hai anh tách ra mỗi người một ngã. Loan Thảo về nắm kỹ thuật cho Hãng dĩa Việt Nam, chỉ thấy anh viết một số tuồng ngắn và những bản tân cổ giao duyên để thâu băng của chủ hãng đĩa cô Sáu Liên. Thấy được tài năng của một soạn giả trẻ và sức cạnh tranh các hãng đĩa khác nên cô Sáu Liên đã mời soạn giả Loan Thảo về làm biên tập, đạo diễn cải lương và cây bút chủ lực cho hãng. Nhóm soạn giả trẻ Loan Thảo, Thế Châu, Yên Ba, Hoàng Việt đã đưa tên tuổi hãng đĩa Việt Nam hùng mạnh nhất, còn vang tiếng cho đến ngày nay và các soạn giả này có đời sống thoải mái, giàu sang hơn bao giờ hết. Nhiều nghệ sĩ trẻ muốn thành danh và làm giàu thời buổi bấy giờ phải thành công qua các hãng đĩa, đặc biệt là hãng đĩa có sự cộng tác, tham gia của nhiều soạn giả tài năng như hãng đĩa Việt Nam, nên soạn giả Loan Thảo là soạn giả có quyền lực nhật trong thập niên 60, những tuồng cải lương kinh điển còn đến bây giờ đều qua bộ óc biên tập của ông..
Song song với công việc thường trực ở hãng đĩa Việt Nam, soạn giả Loan Thảo còn viết tuồng cho các đại bang xã hội kiếm hiệp như Dạ Lý Hương, Kim Chung...cuộc đời ông cũng như nhiều nghệ sĩ, soạn giả tài danh khác xuôi ngược trên các sân khấu lớn của miền nam thời hoàng kim..Chỗ nào thích, sống tốt, thì cộng tác...với tài năng ở nhiều lĩnh vưc khác nhau như tân cổ giao duyên, tuồng hương xa, kiếm hiệp, xã hội...Loan Thảo có thể thành danh và sống trên bất kỳ sân khấu nào. Ông còn cộng tác với nhiều soạn giả khác như Yên Lang, môt soạn giả thường trực của đoàn Kim Chung mạnh về các tuồng kiếm hiệp, qua các vở tuồng như Xin Một Lần Yêu Nhau, Tây Thi (1973), Hành Khất Đại Hiệp.
Ngoài ra ông còn hợp tác với soạn giả Nhị Kiều tuồng Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, ông có biệt tài đo ni đóng giày ngay cả trong bài tân cổ giao duyên, hầu hết các giọng ca thập niên 60. 70 thế kỷ hai mươi đều thành công, sáng thêm tên tuổi khi ít nhiều ca các bài và tuồng của ông, các tuồng của nhiều soạn giả khác khi thu lại tại hãng đĩa đều có công biên tập, chỉnh sữa, đạo diễn đê lưu danh đến ngày nay. Ông có một quyền lưc rất lớn trong giới nghệ thuật nhưng chưa nghe một câu phàn nàn từ bất kỳ một nghệ sĩ nào về ông.
Năm 1972, ông cùng soạn giả Yên Lang về làm soạn giả thường trưc cho đoàn Viêt Nam Minh Vương với vở cải lương Nắng Thu Về Ngõ Trúc với số giao kéo gấp đôi mà Bầu Long đoàn Kim Chung trả, một năm sau đó ông lại hợp tác với soạn giả Yên lang trên sân khấu Kim Chung tuồng Tây Thi.
Cũng năm 1972, tác giả Loan Thảo cùng với soạn giả Hoàng Việt của hãng đĩa Việt Nam đã đưa tên tuổi hai tài danh Thanh Kim Huệ và Chí Tâm lên danh sách hàng sao thượng thặng của cải lương miền Nam qua một vở tuồng ăn khách nhất, tuồng Lan và Điệp,không biết Lan và Điệp quê ở đâu mà có lá bàng, ngọn mẹ Tây, có hàng Điệp soi mình bóng nước, có mái nhà tranh, con đường đất đất đỏ, chiếc cầu tre gẩy nhịp, nơi mà con gái phải lo cho cha tách nước, hầu mẹ miếng trầu, tuổi ấu thơ thì có thể tắm sông hái ổi...cảnh trí trong vở cải lương Lan Điệp của Loan Thảo như một cảnh đâu đó ở một tình miền Đông Nam Bộ, khác với cái làng quê chợ Gỏ trong tác phẩm gốc Tắt Lửa lòng của Nguyễn Công Hoan, người quê Thái Bình cho biết Điệp lên Hà Nội tiếp tục đường học vấn công danh nên Lan và Điệp quê ở tận ngoài Bắc...
Cải lương thịnh hành ở miền Nam nên khi chuyển thể cải lưống soạn giả Loan Thảo tài tình biến cô Lan miền Bắc thành người miền Nam để tạo cảm giác gần gũi cho khán giả miền Nam,, chuyển thể một tác phẩm,viết một bài vọng cổ giao duyên từ một bài nhạc, soạn lại một tuồng nổi tiếng trước đây làm cho tác phẩm, bài nhạc, tuồng đó đó nổi hơn, hay hơn, mở rộng hơn đó là điều chúng ta nên nghiên cứu học hỏi từ soạn giả Loan Thảo.
Sự nghiệp của ông bị ảnh hưởng rất nhiều của cuộc chiến mậu thân năm 1968, tình hình giới nghiêm do cuộc chiến kéo dài năm 1975, và phong trào phim Hồng Kông kiếm hiệp lấn át, nhưng không vì thế mà ông buông bỏ, ông tận dụng thế mạnh của phim, tâm lý khán giả để chuyển thể nhiều bộ phim hay thành tuồng cải lương hấp dẫn lôi kéo khán giả đến rạp trong điều kiện như thế như Trăng Lên Đỉnh Núi, Sở Vân, Tiêu Anh Phụng,Hoa Mộc Lan...
Soạn giả Loan Thảo gắn bó với hãng đĩa Việt Nam đến ngày 30-4-1975, nhiều bài hát của ông chưa kịp phát hành, và nhiều bài ca đã thâu nhưng chưa kịp xuất bản qua các giọng ca Bích Hạnh, Hà Mỹ Xuân....sinh thời ộng cũng không ưa thích chụp hình nên trận hoả hoạn tại nhà năm 1982 trước khi mất đã cướp đi hết những tin tức, tài liệu hình ảnh về cải lương nói chung và về Loan Thảo nói riêng, những người thân trong gia đình cũng không có tấm hình nào để làm đám tang, phài dùng hình phát hoạ từ hội sân khấu cho soạn giả Loan Thảo. Hai tấm ảnh duy nhất ngày nay về tác giả Loan Thảo là bức chụp hình đoạt giải Thanh Tâm năm 1966 và một tấm trên mộ bia.
Sau năm 1975, ông không bị đi tù cải tạo hay bị cấm hành nghệ như những soạn giả Ngọc Điệp, Mộc Linh, Yên Lang, Hương Sắc...cũng không bị cấm hành nghề nhiều năm, ông cũng tham gia viết một số bài tân cổ giao duyên cách mạng như Bà Mẹ miền Nam,Cô gái sài gòn đi tải đạn, tình đất đỏ miền đông, Đàn Sáo Hậu Giang, Chiếc Xuồng Mới, Chiếc Áo bà ba...với một bút danh mới Anh Vị (có tên con trai ông) còn tuồng tích thì hoàn toàn không có
Sau năm 1975, ông dường như lui vào ở ấn, nhiều soạn giả bị cấm hành nghề 10 năm do nhiều lý do, chỉ còn một số ít soạn giả viết được một hai tuồng rồi cũng biến mẩt. Các hãng đĩa bị kiểm duyệt, đánh tư sản nên ông lâm vào thế ngặt ngheo, thiếu cả gao ăn, và nghe nói đâu ông nghiện hút chích nên qua đời sớm ở tuổi 40, và bạn ăn ý hợp soạn với ông soạn giả Hoàng Việt cũng cùng chung số phận.
Có một số bài báo từ những nguồn tin thân cận cho rằng phân nửa ( khoảng 200 bài) tân cổ giao duyên tuyệt đỉnh với bút đanh Loan Thảo thật ra là của soạn Giả Hoa Phượng, nhưng nhìn vào gôc độ tài hoa và phong cách viết thì nhiều người am tường không tin lắm, và nhất là sau khi chia tay Hà Triều, soạn giả Hoa Phượng thường theo các đoàn nhò ờ ngoài miền Trung suốt và thời gian này Loan Thảo về đầu quân cho hãng đỉa Việt Nam( 1966-1975)
Ông mất năm 1982, an táng tai nghĩa trang nghệ sĩ trong một ngôi mộ đá hoa cương do vợ con lập. Ông để lại một người vợ khả ai hiện sống ở Mỹ, và một con gái sinh năm 1971 Quế Chi, một con trai sinh năm 1973, Quế Thanh...Các con ông thỉnh thoảng vẫn được mời lên các chương trinh liveshow cải lương đễ vinh danh cha mình. Bà Quế Anh bây giờ đã làm bà ngoại nhưng không khuyến khích con cái theo cái nghề lắm vinh quang cũng lắm tủi nhục này, nhất là những chuyến lưu diễn dài xa mái ấm gia đình, xa người thân của chồng bà, soạn giả Loan Thảo trong những ngày sống ở quận 5 gần chùa Nước Lạnh.
Các tuồng của Loan Thảo
1 Lan và ĐiệP-1972
2 Đường Gươm Nguyên Bá(Hoa Phuong only)
3 Tiếng Hạt Trong Trăng( Yên Ba, The Chau)
4 Bức Ngôn Đồ Đại Việt,
5 Xin một lần yêu nhau(Yên Lang)
6 Trăng Lên Đỉnh Núi
7 Lưu Minh Châu(The Chau)
8 Tây Thi(1973 với Yên Lang)
9 Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu( Nhị Kiều)
10 Chung Vô Diệm(The Chau)
11 Dạ Xoa Hoàng Hậu
12 Tái Sánh Duyên
13 Bảo công phòa nhị tẩu
14 Đào Tam Xuân (The Chau)
15 Hành Khuất Đại Hiệp ( Ru Em Vào Mộng) với Yên Lang,The Chau
16 Khi Rừng Mới sang Thu (Qui Sac)-1962
17 Lương Sơn Bá II
18 Phàn Lê Huê (LE vAN dUONG)
19 Sở Vân cưới vợ (Hoàng Việt)
20 Sở Vân cứu giá (Hoàng Việt)
21 Thanh xà bạch xà (doan Ut Bach Lan)
22 Tiêu anh Phụng (HOANG LOAN)
23 Tiếu ngạo giang hồ
24 Tô Đắc Kỷ
25 Trương chi My Nương
27 Mười Năm Không Nói ( Thế Châu)
28) Giọt Lệ Cung Phi
29) Bao Công Xử Án Trần Thế Mỹ(The Chau)
30) Mạnh Lệ Quân Thoát Hài
31) Hạnh Nguyên Cống Hồ
32) Bống Hồng Sa Mạc(1964 Ha Tran Quang, dao dien Loan Thao +Hoàng Việt)
33) Con Gái Vua Trần Nhân Tông(Hoàng Việt)
34) Hoa Mộc Lan ( Hoàng Loan)
35) Trúng Độc Đắc
36) Mạnh Lệ Quân
37) Đường Nào Lên Thiên Thai(Hoàng Việt).
39) Cây gậy thần
40) Bông Ô Môi
41) Nhị Độ Mai
42) Bạch Viên Tôn Cát( The Chau)
Danh sách gần 400 bài tân cổ giao duyên của soạn giả Loan Thảo có đăng trong diễn đàn cải lương việt nam chấm com.
Tâm hồn nghệ sĩ - Nhớ soạn giả Loan Thảo
Viết: Thiện Giả - Phước An
Ngày: 7/13/2016
Trăng Thụ Dạ Khúc
Hãy hát lên cho tâm hồn nghệ sĩ bay cao
Vui với đời vui với người
Dù đời thay đổi bão giông
Hát lên khúc nhạc trường đời dấn thân
Câu 1:
Tâm hồn nghệ sĩ biết mơ cùng trăng biết ru với gió biết vớ vẩn cùng mây sống cùng lá hoa cây cỏ thuở cùng chim muôn lấy buồn vui cuộc sống làm vốn liếng làm đẹp cho đời
Giây phút thăng hoa đẹp cánh công xoè
Rực chất nhân văn của từng nhân vật
Của cuộc sống đời thường tô màu hồng ước mơ
hồn của sân khấu hồn lời ca tiếng nhạc
hồn những mảnh đời nhiều rủi ít may
hồn các nhân vật đang trãi nghiệm
Đâu bản thân mình giữa hào quang sân khấu (show biz )
Câu 2
Yêu chất văn trong nét hài duyên dáng , yêu cái sến sang quá quá đổi chân thành
Nghe mà mến thương mà gần thật là gần
Mảnh đất nào cày tới tìm tòi sáng tạo
Nhiệt quyết nhựa tràn thấp lửa đam mê
Những khoảng thinh lặng nhất của tâm hồn
Là lúc đạt cảnh giới nghệ thuật mới
Trong sến có sang có mái trường đời
Cho những Bá Kỳ những mộ điệu hôm nay./
Thiện Giả
Nguồn: cailuongvietnam.com
Xem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu