PGS Tất Thắng, nhà lý luận phê bình #sankhau#, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Sân khấu, Chủ tịch Hội đồng giám khảo:Mong chờ nhiều cái mới tại cuộc thi
Nói có dấu hiệu “hồi sinh” thì hơi quá, nhưng cải lương đang có sự trở lại và bắt đầu sôi nổi. Đây là điều rất đáng mừng! Nhìn qua đề tài mà các đoàn đăng ký tham gia thấy rất đều. Các đoàn hoạt động chuyên nghiệp trên cả nước đều có cả. Theo tôi, như thế là hứa hẹn thành công của cuộc thi.
Tôi và rất nhiều người đang mong chờ cái mới ở cuộc thi lần này về kịch bản, đạo điễn, diễn xuất và những yếu tố nghệ thuật nói chung. Bên cạnh việc tăng về số lượng vở diễn, tôi hy vọng chất lượng cũng tăng, như thế mới là điều hay. Bên cạnh đó, cuộc thi #cailuong# được tổ chức ở một “cái nôi” như Bạc Liêu thì kiểu gì cũng phải giữ được cái hồn và bản sắc của #cailuong# theo truyền thống.
Ông Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ #sankhau# Việt Nam, thành viên Ban tổ chức:Bạc Liêu cho chúng ta sự yên tâm
Mỗi vở diễn tốt, mỗi đêm diễn thành công là niềm vui và niềm tin của chúng ta đối với nghề nghiệp. Vì thế, Nhà hát Cao Văn Lầu luôn sẵn sàng trực 24/24 để phục vụ các đoàn biểu diễn. Ban tổ chức chúng tôi phân công người bàn giao và sắp xếp công việc để theo sát cuộc thi. Chúng tôi mong muốn bạn bè phương xa khi đặt chân đến đây sẽ cảm nhận ra rằng Bạc Liêu cho chúng ta sự yên tâm.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền (nghệ danh Linh Huyền), Giám đốc Công ty Cổ phần nghệ sĩ Mê Kông TP. HCM:Đây là cơ hội để thế hệ trẻ phát huy tài năng
Bản thân là #nghesi#, vừa là nhà quản lý kinh doanh ở lĩnh vực #sankhau#, tôi khá nhạy cảm với thời cuộc. Tôi nghĩ rằng, cuộc thi lần này thật sự là một nơi giao lưu về nghệ thuật, chứ không phải mượn sự kiện này để phục vụ nhu cầu mưu lợi cá nhân. Cứ tập trung vào nghệ thuật hết mình đi, chúng ta sẽ thấy nhiều điều hay, hơn là chăm chăm vào giải thưởng để cuộc thi thật sự hòa nhập nhịp cầu, là nơi anh em #nghesi# gặp gỡ, giao lưu và chiêu đãi nhau bằng nghệ thuật.
Tôi chuyên tâm vào lĩnh vực giữ gìn văn hóa truyền thống. Cho nên, vở diễn tôi mang đến cuộc thi cũng thiên về dân gian hơn. Đó là vở “Bà chúa thơ Nôm” (tác giả kịch bản cải lương và nhân vật Hồ Xuân Hương cũng do Linh Huyền thủ vai). Mặt khác, hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật gần 30 năm, tôi thấy rằng, có người “truyền lửa” thì phải có người “nhận lửa”. Muốn gìn giữ nghệ thuật truyền thống, thế hệ trẻ cần phải cọ xát thực tiễn, học tập kinh nghiệm từ các tiền bối thì họ mới có thể khẳng định mình. Chính vì thế, đây là cơ hội vàng, là “chuyến đò” để những người trẻ gia nhập dòng sông #cailuong# chuyên nghiệp.
Ông Lư Phóng, Trưởng Đoàn #cailuong# tỉnh Bến Tre:Mong nhận được sự hỗ trợ tốt để thuận lợi giao lưu, tranh tài
Mỗi đoàn đều có nét hay riêng và “gu” chọn đề tài khác nhau. Riêng đoàn chúng tôi thì mang đến cuộc thi bản sắc của quê nhà - Bến Tre, như một hình thức để quảng bá hình ảnh quê hương mình. Lý do chúng tôi chọn tuồng #cailuong# xã hội là bởi thể loại này phù hợp với thời hiện đại, khán giả sẽ dễ thưởng thức hơn.
Điều chúng tôi mong muốn tại cuộc thi là nhận được sự hỗ trợ tốt để các đoàn thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cũng như tranh tài để chứng tỏ năng lực thực chất của từng đoàn. So với các đoàn mạnh thì chúng tôi không dám bì kịp, nhưng vẫn tự tin trước giờ mở màn cuộc thi.
NGỌC TRÂN(thực hiện)
Nguồn: cailuongvietnam.com