Sau 2 tập phát sóng trên internet, Người phán xử tiền truyện thu hút sự quan tâm lớn từ khán giả. Ở phần này, bộ phim được thể hiện phóng khoáng hơn với nhiều cảnh chém giết, đánh đấm, ăn chơi thác loạn. Những từ tiếng lóng, chửi thề, văng tục... cũng được sử dụng. Bên cạnh những lời khen về cách thể hiện chân thật giới xã hội đen, bộ phim gây tranh cãi và hứng phải một số chỉ trích cho rằng quá bạo lực và dung tục.
Trước ý kiến trái chiều về Người phán xử tiền truyện, Khải Anh - đạo diễn cải lương của phim bày tỏ: "Với tư cách là đạo diễn, tôi luôn muốn hướng tới cái nhìn chân thật nhất sao cho khán giả cảm thấy bộ phim giống ở ngoài đời". Việc bộ phim được chiếu online cũng là lý do ê-kíp thực hiện thoải mái hơn trong cách thể hiện cũng như kiểm duyệt so với bản truyền hình.
|
Khải Anh (đội mũ) đảm nhận vai trò đạo diễn của 'Người phán xử' tiền truyện.
|
Chia sẻ về rating cũng như ý kiến trái chiều xung quanh Người phán xử tiền truyện, đạo diễn sinh năm 1982 cho biết: "Chúng tôi hiện chưa có số rating rõ ràng, nhưng việc cả 2 tập phim đầu tiên khi phát đều thu hút số lượng lớn người xem, thậm chí gây nghẽn server phần nào cũng cho thấy sự thu hút của bộ phim. Tôi nghĩ rằng việc một bộ phim như Người phán xử tiền truyện nhận ý kiến trái chiều cũng là chuyện bình thường. Tôi quan niệm một bộ phim thu hút cả ý kiến trái chiều và thuận chiều mới là bộ phim thành công. Tôi sợ nhất là phim làm ra không ai khen cũng chẳng ai chê".
*Trích đoạn hài hước của 'Người phán xử' tiền truyện
Đạo diễn Khải Anh cho biết việc tạo ra ý kiến trái chiều cũng là chủ đích của ê-kíp thực hiện Người phán xử tiền truyện từ khi bắt đầu dự án nhằm tạo dư luận cho bộ phim. Tuy nhiên, anh khẳng định việc sử dụng tiếng lóng hay chửi thề không nhằm mục đích "câu like, câu view". Tất cả những yếu tố được đưa vào chỉ nhằm mang đến cho khán giả một bộ phim chân thực và khác biệt với bản truyền hình.
"Chúng tôi cần những hình ảnh và ngôn ngữ khiến bộ phim gần gũi với đời thực. Nếu dùng cách xưng hô 'ấy - tớ' thay cho 'mày - tao' hay dùng hành động vuốt má thay cho đánh đấm thì chắc chắn sẽ không phải dòng phim này", đạo diễn Khải Anh lý giải về những cảnh bạo lực trong phim. Bên cạnh các cảnh đánh đấm, Người phán xử tiền truyện còn có một số chi tiết hài hước, gây cười cho khán giả. Những yếu tố này được đạo diễn đưa vào sân khấu kịch bản với ngụ ý giảm thiểu sự căng thẳng cho bộ phim về giới xã hội đen. Bên cạnh đó, những chi tiết hài cũng tạo nên sự khác biệt và sáng tạo so với phiên bản đã chiếu trên truyền hình.
|
Tạo hình của Vân Dung trong 'Người phán xử' tiền truyện.
|
Người phán xử tiền truyện có sự xuất hiện của một số nhân vật mới, trong đó có diễn viên cải lương hài Vân Dung. Đạo diễn tin rằng, sau khi xem phim này, nhiều khán giả sẽ thay đổi quan niệm cứ dùng diễn viên hài thì sẽ phải hài. "Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng chúng tôi có thể dùng diễn viên hài vào những vai chính kịch. Việc sử dụng diễn viên mới giúp cho bộ phim có ngọn lửa mới để thu hút khán giả", Khải Anh nói. Anh hài lòng và không bất ngờ với sự thể hiện của Vân Dung trong phim này.
Nói về lý do sản xuất 4 tập tiền truyện thay vì làm phần hai của Người phán xử, Khải Anh chia sẻ: "Tôi quan niệm phần hai không bao giờ hay bằng phần một vì cái gì mới nhất, từ đề tài cách thể hiện đến diễn viên, trang phục đã tạo ấn tượng với khán giả. Khi làm phần hai, chúng tôi khó có thể tạo ra những cái mới vì đã phải bó hẹp trong khuôn khổ mình đã đặt ra từ trước. Do vậy chúng tôi chỉ làm tiền truyện như một sản phẩm dành tặng khán giả đã yêu thích bộ phim Người phán xử".
|
Khải Anh được phân công phụ trách các sản phẩm tri ân khán giả của VFC.
|
Khải Anh được phân công làm đạo diễn Người phán xử tiền truyện chỉ ít ngày trước khi phim bấm máy. Tuy nhiên, anh không cảm thấy bất lợi vì điều đó. Khải Anh vốn là đạo diễn của các sản phẩm tri ân khán giả do VFC thực hiện. Với tiêu chí bắt kịp xu hướng của khán giả, anh luôn sẵn sàng họp ê-kíp, thực hiện đề tài chỉ 1-2 ngày sau khi một vấn đề nào đó được dấy lên trong dư luận. "Làm nhanh nhất để đưa sản phẩm đến khán giả sớm nhất là kỳ vọng của đội ngũ VFC", Khải Anh nói.
Người phán xử tiền truyện được bấm máy từ tháng 4/2018. Nội dung phản ánh cuộc sống của các nhân vật chính trước mốc thời gian của bản chính thức. Quá khứ của các thành viên trong Phan Thị được thể hiện rõ. Phim dự kiến có 4 tập và được chiếu vào tối thứ hai hàng tuần trên kênh online của VTV.
*Trailer 'Người phán xử' tiền truyện
Nguồn: ngoisao.net