Hiếm khi dịp ra mắt một bộ phim mà có sự xuất hiện của nhiều tên tuổi gạo cội của điện ảnh Việt như các buổi ra mắt phim của đạo diễn cải lương Trần Anh Hùng. Gần 30 năm với sáu bộ phim, người ta vẫn nói về Trần Anh Hùng và các tác phẩm của anh bằng nhiều mỹ từ. Và dĩ nhiên,Eternité – đứa con tinh thần mới nhất của vị đạo diễn này ra rạp trong tháng 9 tiếp tục gây xôn xao công chúng dòng phim nghệ thuật. Trước khi lên máy bay quay về Pháp, đạo diễn Trần Anh Hùng đã chia sẻ cùng Esquire những suy nghĩ riêng về hoạt động lần này của mình.
![Đạo diễn Trần Anh Hùng: Nếu phải lựa chọn, tôi sẽ chọn con đường khó nhất để đi](http://nguoidothi.vn/Image/210/012-ESQ1016-MaHBQA_TranAnhHung-output-1.jpg) | | | | | |
Đạo diễn Trần Anh Hùng | | | | | |
Anh có cảm thấy áp lực không khi ở Việt Nam, người ta thường nói về anh và các tác phẩm của anh bằng nhiều mỹ từ rồi lại đem ra phân tích so sánh trái chiều?
Tôi biết mọi người đang nói gì về tôi nhưng bản thân lại thấy chẳng áp lực gì về điều đó. Tôi chỉ luôn nghĩ mình phải làm gì đó mới, tạo sự hoàn hảo và tốt nhất cho mỗi tác phẩm của mình thì mới thấy áp lực. Đối với tôi, áp lực là từ chính bản thân mình mà ra chứ không phải là do người khác tạo cho mình.
Lần này mang tác phẩm mới của mình trở về Việt Nam, anh cảm thấy mọi thứ khác so với hồi giới thiệu phim Rừng Na Uy như thế nào?
Tôi sống ở Pháp, ít có dịp theo dõi điện ảnh Việt phát triển cụ thể như thế nào. Tôi chỉ thường xem phim của hai người bạn là đạo diễn Phan Đăng Di và Nguyễn Hoàng Điệp. Tuy nhiên, tôi vẫn thường xuyên về Việt Nam để tiếp xúc, làm việc và trò chuyện với nhiều người bạn làm trong ngành điện ảnh. Bản thân tôi thấy rất vui vì phim Việt bây giờ đã mới, hiện đại hơn, cởi bỏ được những lớp áo cũ và tiếp cận với nhiều cái mới trong nền điện ảnh thế giới. Tôi thấy nhiều người Việt trẻ đã mang tác phẩm của mình đến các liên hoan phim quốc tế, tìm cho mình một chỗ đứng trong bản đồ điện ảnh.
Khán giả Việt Nam bây giờ đón nhận những phim mang tính nghệ thuật nhiều hơn trước. Họ trân trọng và ủng hộ những người làm thể loại phim này như chúng tôi. Khán giả Việt Nam bắt đầu biết chọn lọc phim để xem và có quan điểm độc lập. Họ có kiến thức và sự hiểu biết để không bị tác động từ nhiều yếu tố ngoại cảnh. Đó là điều đáng để vui mừng.
![Đạo diễn Trần Anh Hùng: Nếu phải lựa chọn, tôi sẽ chọn con đường khó nhất để đi](http://nguoidothi.vn/Image/210/images1774731_Eternity_Poster._Final.jpg)
Anh có nghĩ việc các đạo diễn trẻ có điều kiện học tập ở môi trường danh tiếng hay có điều kiện làm việc ở các nơi có nền điện ảnh phát triển như anh là một thuận lợi?
Thông thường thì đó là một lợi thế. Tuy nhiên, riêng tôi lại hơi khác mọi người. Tôi biết làm phim trước khi tôi theo học tại trường điện ảnh danh tiếng École Louis-Lumière. Tôi không thích có quá nhiều kinh nghiệm trong nghề vì nó khiến bản thân tôi bị giới hạn cảm giác sợ hãi, cảm xúc háo hức đối việc làm gì đó lần đầu tiên.
Đây là hai yếu tố rất quan trọng mà tôi luôn nuôi dưỡng để làm công việc sáng tạo nghệ thuật. Cho nên tốt nghiệp điện ảnh xong tôi lại làm việc ở một lĩnh vực khác để khi thực hiện bộ phim đầu tay của mình, tôi mới đến phim trường. Tôi bắt đầu làm phim theo cách mà tôi nghĩ tốt nhất cho phim mà không bị ảnh hưởng bởi bất cứ quy tắc, quan điểm chung, ý kiến của số đông. Khi sợ hãi và băn khoăn không biết mình làm việc này có được hay không, tôi lao vào làm một cách hào hứng.
Tôi thích sự táo bạo và mạo hiểm của chính mình. Còn khi làm gì đó mà biết bản thân sẽ làm được thì chẳng còn gì thú vị nữa. Làm nghệ thuật thì phải liều lĩnh. Nếu phải lựa chọn, tôi sẽ chọn con đường khó nhất để đi. Đó là trách nhiệm của người nghệ sỹ. Nếu mình không chọn con đường không ai đi thì sẽ chẳng có con đường đó.
Vậy anh muốn chia sẻ điều gì thêm với các đạo diễn trẻ?
Đó là đam mê, sự dũng cảm để dám thử thách bản thân trong công việc sáng tạo. Còn lại, phụ thuộc vào họ. Khi bạn khao khát làm phim, bạn sẽ tìm ra cách để thực hiện nó. Một người muốn làm phim thì người đó sẽ chủ động làm luôn chứ không có đi tìm trường học, thầy dạy hay học ai cả đâu.
Nhiều người cứ ngồi chờ đủ thứ: chờ có tiền, chờ có kịch bản, chờ có diễn viên cải lương hoặc chờ đến khi đủ kinh nghiệm… Trường lớp không phải là nơi học làm phim. Các bạn trẻ cần phải hành động ngay khi có một mong muốn nghiêm túc thực sự với việc gì đó. Chờ đến khi mình có đủ kinh nghiệm, có đủ tài chính, có đủ mối quan hệ hay có đủ kiến thức là một suy nghĩ sai lầm.
Tôi vẫn nghe nhiều người nói rằng họ luôn bị yếu tố kiểm duyệt hạn chế sự sáng tạo và sự thể hiện trọn vẹn tác phẩm của mình. Tôi không cho đó là lý do quan trọng. Mình muốn làm thì mình sẽ có cách né tránh nó. Đừng để các lý do cản trở mơ ước của bạn.
Ở Việt Nam, Mùi đu đủ xanh, Cyclo, Rừng Nauy, Mùa hè chiều thẳng đứng, Vĩnh Cửu… được biết đến nhiều. Nhưng doanh thu lại không cao, anh nghĩ sao về điều này?
Tôi và Green Media không tập trung vào doanh thu bán vé. Tôi làm phim cho những người yêu thích dòng phim nghệ thuật như tôi thưởng thức chứ không có ý định chiều lòng khán giả, làm ra những phim họ thích. Phải đa dạng hóa sự lựa chọn cho khán giả Việt.
Có nhiều người xem sẽ có cảm giác nặng về trừu tượng, họ có thể lựa chọn phim có tính giải trí. Họ có quyền không thích phim của tôi. Không sao cả. Phim của tôi luôn có những khung hình đầy chất thơ, mang tính mỹ thuật cao, ít thoại và tập trung vào việc thể hiện cảm xúc qua ánh mắt, cử chỉ. Những chuyển động chậm rãi chính là dụng ý cho khán giả có đủ thời gian cảm nhận hết nội dung tôi chuyển tải, khơi gợi nội tâm trong họ. Tôi sẽ không làm dễ hơn để chiều lòng khán giả và để phim ăn khách hơn. Tôi chỉ làm điều gì cần thiết cho phim thôi.
![Đạo diễn Trần Anh Hùng: Nếu phải lựa chọn, tôi sẽ chọn con đường khó nhất để đi](http://nguoidothi.vn/Image/210/013-ESQ1016-MaHBQA_TranAnhHung-output-1.jpg)
Anh có thể chia sẻ một chút về vai trò của vợ anh – nữ diễn viên Trần Nữ Yên Khê, trong tác phẩm này?
Yên Khê đóng một vai trò quan trọng trong phim Vĩnh Cửu bởi tất cả những gì khán giả nhìn thấy trên màn ảnh đều là lựa chọn của cô ấy. Khán giả sẽ nhận ra Yên Khê chính là giọng kể chuyện trong phim. Tôi không chọn các giọng voice nổi tiếng bởi nếu vậy phim tôi cũng như các phim khác.
Tôi thích giọng của Khê vì đó là giọng trong sáng, nhẹ nhàng, có cảm xúc của một người mẹ, người vợ nhưng cũng có lúc lành lạnh để truyền tải một cái nhìn xa xăm về đời sống. Khê giúp tôi chọn màu áo, màu tóc, màu da làm sao để khi dùng ánh sáng đánh vào khuôn mặt sẽ tạo ra được đúng chất nghệ thuật, truyền tải cảm xúc chính xác của nhân vật. Từng chi tiết nhỏ nhất cũng được Khê và tôi lựa chọn kỹ. Đó là một đồng sự tuyệt vời, một tri kỷ có thể chia sẻ rất nhiều với tôi trong quá trình làm phim.
Năm nay, phim Vĩnh Cửu vắng mặt tại nhiều liên hoan phim danh tiếng. Nhiều ý kiến của các nhà phê bình đánh giá không cao tác phẩm này, họ cho rằng anh đang ép khán giả tiếp nhận cái mới mà không cho họ một cơ sở nào. Quan điểm của anh thì sao?
Tôi thấy tiếc cho họ. Tôi cho rằng hội động tuyển chọn nghệ thuật của các liên hoan phim chỉ chú trọng vào nội dung mang tính thời đại mà không tập trung vào các phim có ngôn ngữ mới của điện ảnh. Tôi không làm phim kể chuyện, mang tính thời sự. Tôi không trách hay tức giận gì khi bị chê bai. Bởi tôi biết tôi là ai, sản phẩm tôi làm ra để dành cho ai. Trong phim Vĩnh Cửu, nhạc có khả năng kể chuyện đặc biệt. Theo tôi thì nhạc là một trong những yếu tố đạt hiệu quả cao mang nhiều cảm xúc của phim. Nên không phải ai cũng có thể cảm nhận được điều đó đâu.
Tôi vẫn nghe mọi người nói sao phim tôi làm trừu tượng quá, làm sao người ta hiểu hết được? Quan điểm của tôi thế này. Trừu tượng là những thứ không phải để hiểu. Nó là thứ người ta nhìn thấy và đi thẳng vào tim chứ không đi qua não. Với tôi, nghệ thuật là tạo ra cảm xúc, bạn chẳng cần hiểu nó làm gì. Tôi cũng không có cố làm phim mình khó hiểu, cho nó nghệ thuật. Tất cả đều đến tự nhiên. Có nhiều phim xem xong, ba tháng sau tôi mới hiểu tại sao mình xúc động như vậy. Tôi hay xem đi xem lại một tác phẩm nghệ thuật để tìm hiểu các lớp nghĩa của tác giả kịch bản cải lương đưa vào.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Năm 1993, phim điện ảnh Mùi đu đủ xanh (The Scent of Green Papaya) nhận đề cử Oscar ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Cho đến nay, đây là phim nói tiếng Việt duy nhất được đề cử Oscar. Năm 1995, phim Xích lô (Cyclo) giành giải Sư Tử Vàng tại LHP Cannes. Năm 2010, phim Rừng Na Uy nhận đề cử Sư Tử Vàng ở LHP Venice dù gây nhiều phản ứng trái chiều nơi khán giả.
Bài: Bình Blue
Theo: Esquire Việt Nam - Ảnh: Rong Ca
» Phim Eternité của Trần Anh Hùng sẽ chiếu ở Việt Nam trong tháng 9
Nguồn: nguoidothi.vn