Nghệ sĩ

Nén Nhang Muộn Màng Kính Viếng Nghệ Sĩ Đoàn Yến Linh

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 11/09/2017 7:00:38 SA |  Admin |  0 bình luận |   2208 lượt xem

(cailuong.net) - Nghệ sĩ Đoàn Yên Linh tên thật là Nguyễn Đức Lợi (từ đây xin dùng từ Anh), sinh năm Kỷ Mão - 1939 tại Dĩ An, Bình Dương nhưng có nguyên quán tại làng Đa Sỹ, Hà Đông, Bắc Phần. Vốn có tâm hồn yêu thơ ca nên ngay từ thửo ấu thời đã từng tham gia nhiều hoạt động văn nghệ địa phương qua giọng ngâm truyền cảm đặc biệt của mình. Dù khi trưởng thành, một thời gian dài làm thư ký cho Tòa Án nhưng hoạt động căn bản của Anh vẫn chì là thơ ca dấn thân, chưa một lần ngừng nghĩ.

Nén Nhang Muộn Màng Kính Viếng Nghệ Sĩ Đoàn Yến Linh

Nghệ sĩ Đoàn yên Linh thứ hai từ trái qua, Bác Mười Út Trà Ôntác giả kịch bản cải lương bài viết, Ảnh do Anh thuê người chụp tại chùa Xá Lợi nhân một cuộc họp lớn vào năm 1991

Nhân kỷ niệm 30 năm  khai sơn Thiền Viện Phước Hoa và mừng xuân Di Lặc  PL 2560 – DL 2016, chư tăng Thiền Viện có  in thiệp chúc xuân,  lấy  bốn câu thơ  đề tặng lúc trước của nghệ sĩ Đoàn Yên Linh làm chủ đề chính, đã tạo hiệu ứng  cảm xúc lung linh trước hết về công ơn  kiến lập của cố Hòa Thượng Viện Chủ Thích Thông Quả, trong  giới xuất gia và tại gia; đặc biệt  với anh chi em văn nghệ sĩ  vốn từng có gắn bó, chia ngọt xẻ bùi  theo từng giọt mồ hôi lo toan trăn trở của cố Hòa thượng cùng chư tăng trong suốt chiều dài 30 năm cơ nhọc đã qua. Sau đó  là sự  hoài niệm  ngậm ngùi  cho chính tác giả bốn câu thơ  đề tặng đó : Nghệ sĩ ngâm thơ Đoàn Yên Linh .

Bìa thiệp xuân  Thiền Viện phước Hoa với  bốn câu thơ đề tặng của  Đoàn Yên Linh

                       Nghệ sĩ Đoàn Yên Linh tên thật là Nguyễn Đức Lợi (từ đây xin dùng từ Anh), sinh năm Kỷ Mão - 1939 tại Dĩ An, Bình Dương nhưng có nguyên quán  tại làng Đa Sỹ, Hà Đông, Bắc Phần. Vốn  có tâm hồn yêu thơ ca nên ngay từ thửo ấu thời đã từng tham gia nhiều hoạt động văn nghệ địa phương qua giọng ngâm truyền cảm đặc biệt của mình. Dù khi trưởng thành, một thời gian dài  làm thư ký cho Tòa Án nhưng  hoạt động  căn bản của Anh vẫn chì là thơ ca dấn thân, chưa một lần ngừng nghĩ. Vào những năm của thập niên 60, Anh đã khẳng định được  tên tuổi trong  hoạt động thơ ca chuyên nghiệp, đặc biệt qua làn sóng phát thanh của đài Sàigòn. Khi nghệ sỉ Hồng Vân  thành lập nhóm Mây Hồng - nhóm thi nhạc đầu tiên chuyên hát nhạc phổ từ thơ, thì thế đứng của Anh thêm vang xa. Cũng từ đó mối thâm giao nghệ thuật giữa Anh và nghệ sĩ Hồng Vân luôn gắn kết cho  đến tận sau này. Sau năm 75 mối thâm giao đó trở  nên ý nghĩa hơn khi tất cả đã dành  thời gian hoạt động thơ ca rất lớn cho Phật pháp, và được nhiều  người kính trọng hơn, trong đó có  người viết bài này.

                        Từ năm 2006 về sau Anh đã  nhiều lần bị đột quỵ do tai biến mạch máu não, một thân  một mình chóng chọi với  bệnh duyên. Tuy nhiên nhờ công đức kiến  lập bằng giọng ngâm  trầm ấm, xuất phát tự tấm chân tình nơi chốn Già Lam nên Anh  được bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trong và ngoài nước ân cần  trợ duyên rất tận tình. Từ một người chăm nuôi bệnh được thuê để túc trực  chăm lo cho Anh cho đến khi trực tiếp người em  duy nhất của Anh là Ông Lộc  thay phiên nhau lo lắng để Anh  không cảm thấy trống vắng ở ngưỡng cửa tử sinh. Nghệ sĩ Hồng Vân - người bạn thân thiết gắn bó rất lâu dài trong sự nghiệp  ngâm thơ của Anh và là người chị  rất đỗi thân yêu của chúng tôi, trong những tháng ngày này, sau mỗi chuyến ngâm thơ  biểu diễn ở đâu, nhóm của Chị lại trích ra một phần để góp tặng  cho Anh. Nhưng rồi  khi đã đã mãn duyên trần, không còn vấn vương thế sự, Anh lặng lẽ ra đi, trút bỏ lại tất cả những gì  tác tạo được trên  thi văn trong lòng  mọi người hâm mộ !

                          Vâng ! Anh đã từ trần từ lâu rồi ! Anh từ bỏ tất cả để ra đi trong thanh thản, không một  lời từ biệt , không một tiếng  trách hờn. Có lẽ Anh muốn  giọng ngâm của mình còn phảng phất trong  những nơi  từng biều diễn, nhất là muốn  hình ảnh  và tấm lòng của mình mãi còn hiện diện trong các buổi  văn nghệ ở các chùa...và  còn nhiều lắm công lao thầm lặng của Anh mà giờ đây dường như chỉ  có mỗi một vòng hoa tang mang hai chữ Không Không !.

                         Buồn lắm và cảm thấy  có lỗi với  hương linh Anh! Với  nhiều người có lẽ  thốt lên một vài câu  như thế câu cũng  giúp giảm nhẹ phần nào sự ái náy trong lòng, nhưng với mình, và cũng có thể có nhiều  bạn bè anh em khác nữa chưa hay về sự ra đi của Anh, thì niềm  ray rức không chỉ dừng lại  nơi đó mà  còn tràn đầy  những  kỷ niệm giòn tan trong tiếng cười, trong cách sống của Anh mỗi khi gặp gỡ, dù bất luận nơi cửa thiền không hay trong bữa tiệc  gia đình đầm ấm hoặc bên trong cánh gà sân khấu  buổi văn nghệ chùa xa. Nhưng cũng “giận lắm” Thiền Viện Phước Hoa bởi mạnh dạng  tỏ lòng tưởng nhớ Anh trong  ngày “tam hợp” (30 năm thành lập Thiền Viện-30 mùa Thành Đạo và  30 mùa xuân Di Lặc) quan trong nhất, bằng bốn câu thơ của chính Anh đã được trích  đầu bài trên, chứng tỏ sự trân trọng  tài nghệ và tấm lòng của Anh nơi náy đối với văn hóa Phật giáo quan trọng hơn tất cả! Với tác giả bài viết, Anh cũng đã từng  đề tặng  với những lời lẽ rất chân tình và thấm đậm thiền vị.

bài thơ anh viết tặng tác giả ngày 25/05/1992 và nhờ nhà thư pháp Song Nguyên viết

Nén Nhang Muộn Màng Kính Viếng Nghệ Sĩ Đoàn Yến Linh

                        Nhớ hoài, Anh bình dị lắm, đi đâu cũng  kè kè túi vải bên hông, và với chiếc xe gắn máy cà tàng  Anh chở theo ánh mắt chúng tôi biết bao nhiêu là tình cảm bình dị như chính cuộc sống của anh. Cái cung cách  chiếm trọn tình cảm mọi người đó của Anh đã giúp  anh em  vốn đã ngưỡng mộ chị Hồng Vân lại càng thêm trân trọng chị thêm hơn bởi mỗi khi đi diễn  Anh  thường chở chị ấy sau lưng, đến từng  sân khấu dù  lớn hay nhỏ giữa cuộc đòi. Nói theo nhạc sĩ Thanh Hiệp  là “ Chị Hồng Vân  để Anh Đoàn Yên Linh chở trên chiếc xe  đi diễn như vậy, chứng tỏ cái chất đạo tình, cái nghĩa tình bình dị rất gần gũi và dễ mến nơi chị rất lớn, rất đáng kính trọng, không như  mốt sốca sĩ cải lương, nghễ sĩ nổi tiếng khác”. Và thật sự như vậy, ngày nay  anh em vẫn rất  kính trọng và nhìn chị Hồng Vân bằng ánh mắt chan chứa  thân tình chưa bao giờ vơi cạn. Một người chị - một nhân cách nghệ sĩu lớn trong lòng chúng tôi.

Ca sĩ-NSUT Hồng Vân với tác giả bài viết tại Thiền Viện Phước Hoa

Nén Nhang Muộn Màng Kính Viếng Nghệ Sĩ Đoàn Yến Linh

                            Anh mất rồi, những anh chị em  văn nghệ sĩ Phật giáo chúng tôi vẫn luôn đau đáu về một hình ành thân thương, tràn ngập tiếng cười  mỗi khi có Anh  bên cạnh. Anh tạo ra tiếng cười thoài mái cho anh em  để rồi khi ra đi Anh  để lại  bao nhiềm niềm tiếc thương hụt hầng  có chứa trong đó  nỗi niềm ray rức của chúng em là đã quá vô tình không hay biết cái hung tin  tử biệt mà mình có trách nhiệm phải biết, biết trước hơn người khác. Phải chăng  đó cũng là ước  mong của Anh  rằng có như vậy là để Anh luôn được sống trong lòng mỗi người, mọi người không bao giờ quên Anh, và nữa Anh muốn mọi người còn đây  hảy luôn học thuộc bài học vở lòng về cách tri ơn và nhớ ơn !

                             Tạm khép lại những dòng tưởng nhớ này, người viết xin kể về một câu danh ngôn của Victor Hugo (1802 - 1885) treo ở vách ván nhà , mỗi khi Anh đến chơi thường chăm chú đọc và nói với mọi người chung quanh rằng “ Mấy vị thấy không  lòng tốt  cù ở đâu cũng được đánh giá cao hơn tài năng”.  Victor Hugo nói rằng “TRÊN ĐỜI NÀY CÓ MỘT THỨ MÀ TA PHẢI CÚI ĐẦU NỄ PHỤC, ĐÓ LÀ THIÊN TÀI . VÀ CÓ MỘT THỨ MÀ TA PHẢI QUỲ GỐI KÍNH TRỌNG, ĐÓ LÀ LÒNG TỐT” .

                          Nguyện cầu hương linh Anh an nhiên nơi miền Tịnh Thổ.

         Tiết hạ xuân tháng giêng Bính Thân

                                                       Giác Đạo  Dương Kinh Thành

 Nghệ sĩ Đoàn Yên Linh sau cơn tai biến

Nén Nhang Muộn Màng Kính Viếng Nghệ Sĩ Đoàn Yến Linh

Nghệ sĩ Đoàn Yên Linh sau cơn tai biến

Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.

Trước kia có một số ban ngâm thơ thường do các thi sĩ chủ trì. Ban Mây Tần của Kiên Giang Hà Huy Hà chuyên ngâm giọng Nam, nhóm Nghệ Thuật Truyền Thanh với Tú Kếu, Đỗ Quý Toàn, Viên Linh, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Trần Dạ Từ, Trần Tuấn Kiệt thường đọc thơ mới là những bài thơ cả nội dung lẫn hình thức đều mới mẻ. Nhóm thơ tự do này ngoài đài phát thanh còn thường xuyên trình diễn ở các trường đại học. Ngoài ra còn ban Tao Đàn của Đinh Hùng...

Tao Đàn nổi tiếng với các giọng ngâm lừng lẫy giai đoạn đầu Quách Đàm, Hồ Điệp, Hoàng Thư... với tiếng sáo Tô Kiều Ngân. Về sau này thêm Hoàng Oanh, Hoàng Hương Trang với giọng ngâm pha Huế... kế nữa là Mai Lan, Mai Hiên, Đoàn Yên Linh...

Hồ Điệp, Hoàng Thư... đã qua đời, một số khác đi xa hay bỏ nghề. Riêng Đoàn Yên Linh vẫn bền bỉ theo nghiệp ngâm thơ.

Đoàn Yên Linh tên thật Nguyễn Đức Lợi, sinh năm 1939, tại Dĩ An, Bình Dương nhưng nguyên quán ở miền Bắc (Đa Sỹ, Hà Đông). Trước 75, ông làm thư ký cho tòa án, cùng lúc hoạt động mạnh mẽ bên lĩnh vực văn nghệ.

Ngay từ thuở thiếu thời, lúc còn đi học, ông đã rất đam mê thơ ca. Ở quê thỉnh thoảng có các buổi văn nghệ lễ hội, thế nào ông cũng gia nhập với tiết mục không thể thiếu của mình là ngâm thơ.

Từ những năm 60, ông bắt đầu được biết tiếng qua chương trình Tao Đàn của Đài Phát Thanh Saigon. Xuất thân từ đó, kế thừa lớp trước, ông đã khẳng định vị trí của mình trong hàng ngũ diễn ngâm làm phong phú thêm số nghệ sĩ ở lãnh vực này.

Đoàn Yên Linh còn mở rộng hoạt động ở nhiều nhóm ngâm thơ khác nhau, trong đó có Mây Hồng. Đó là nhóm thi nhạc giao duyên do ca sĩ Hồng Vân chủ trương thường trình diễn các bài thơ phổ nhạc. Chẳng hạn Màu Tím Hoa Sim thơ Hữu Loan, Phạm Duy phổ nhạc, Phạm Đình Chương phổ nhạc Mộng Dưới Hoa của Đinh Hùng, Nửa Hồn Thương Đau thơ Thanh Tâm Tuyền... Khi TV trở nên phổ biến trong dân chúng, Mây Hồng không trình diễn trên đài phát thanh mà chủ yếu xuất hiện trên truyền hình, mạnh nhất từ năm 71, 72 trở đi. Đoàn Yên Linh không chỉ ngâm các bài thơ lẻ mà trên đài truyền thanh, ông cũng diễn ngâm các vở kịch thơ dài như Vân Muội, Bến Nước Ngũ Bồ, Bóng Giai Nhân... cùng với các Cẩm Giang, Tuấn Đăng...

Sau 75, như mọi hoạt động văn nghệ khác, ngâm thơ tạm dừng cho đến khoảng năm 1983, Đoàn Yên Linh cùng Chánh Thuần, Bảo Cường bắt đầu đi ngâm thơ và tổ chức các buổi ngâm thơ khắp nơi. Thoạt tiên tại các ngôi chùa xa gần vào dịp lễ lớn, ra tận miền Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế... Ông là người hiền hậu nên dễ dàng mở rộng giao du. Chính nhóm đã góp phần đưa hoạt động văn nghệ tại nhà chùa trở nên quen thuộc hơn, thích ứng với sinh hoạt sôi nổi của thành phố lớn. Về sau, phong trào văn nghệ tại các cơ sở tôn giáo lan rộng nên các nhà thờ cũng mời nhóm ngâm thơ này đến trình diễn.

Nén Nhang Muộn Màng Kính Viếng Nghệ Sĩ Đoàn Yến Linh

Vào khoảng đầu những năm 90, Đoàn Yên Linh kết hợp cùng Hồng Vân, Huyền Trân, Tô Kiều Ngân, Mai Hiên, Vân Khánh, Kim Lệ, Ngô Đình Long... bắt đầu trình diễn định kỳ ở sân khấu quận Phú Nhuận. Sau khi vững vàng, từ đó mở rộng phạm vi ngâm thơ sang nhiều nơi khác.

Phong trào ngâm thơ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Người làm thơ nhiều, người muốn nghe cũng gia tăng. Các nhóm ngâm thơ có đất dụng võ ở các tụ điểm văn nghệ, câu lạc bộ, nhà văn hóa, hội hè,... tại các quận huyện, thành phố, các tỉnh...

Nhất là về sau này khi máy móc thu âm nhập về VN nhiều, giá thành làm đĩa hạ khiến phong trào làm CD thơ trở nên phổ biến. Hầu hết các đĩa thơ ra đời - dù do các thi sĩ trong Việt Nam hay ngoài hải ngoại thực hiện - đa số đều có sự góp mặt của Đoàn Yên Linh, một tên tuổi quen thuộc mà khách yêu thơ thường nghĩ đến đầu tiên, khi muốn thực hiện một đĩa CD thơ.

Sau này lối ngâm thơ có nhiều thay đổi. Người ngâm không dùng một giọng nữa e nhàm, tùy từng nơi chốn, sân khấu, thính giả... mà đưa vào bài thơ nhiều cách ngâm khác nhau. Người ngâm có thể thả cảm hứng của mình theo cách diễn đạt của dân ca. Các điệu ru, hò, hát nói, ca Huế... của cả ba miền Bắc Trung Nam đều được người ngâm tận dụng, để có thể tự do diễn tả bài thơ một cách truyền cảm theo cảm xúc riêng của từng người.

Cách ngâm thơ của Đoàn Yên Linh không thay đổi theo thời gian, tuy không sử dụng nhiều làn điệu nhưng rất điêu luyện và truyền cảm khiến giọng ngâm của ông bao giờ cũng được ưa chuộng.

Là nghệ sĩ ngâm thơ kỳ cựu với giọng ngâm ấm áp, trữ tình, ông đã tham gia hầu hết các chương trình ngâm thơ của sân khấu, đài phát thanh và truyền hình suốt hơn bốn mươi năm qua.

Cách đây bốn năm, năm 2006, ông bị tai biến mạch máu não một lần phải nằm bệnh viện cả tháng. Kỳ đó thoát nạn, sau đó ông gượng từ từ hồi phục lại. Nửa người bên phải trở nên yếu, tuy ăn uống khó khăn nhưng vẫn nhận biết được mọi người. Đến năm 2007 do tuổi cao, sức yếu, ông lại bị tai biến lần nữa. Lần này nặng hơn, ông bị quật ngã hoàn toàn, liệt hẳn nửa người bên phải, không đi đứng được và không nói được. Gia đình lại gặp chuyện buồn, người em gái của ông bị tai nạn qua đời, cũng là một trong những nguyên nhân khiến ông bị sốc nặng.

Chị nuôi bệnh được thuê tháng để chăm sóc Đoàn Yên Linh, đỡ ông ngồi trên chiếc xe lăn đẩy ra chơi ngoài hành lang rộng rãi hoặc ngồi trên ghế tắm nắng mai ban sáng và hóng gió buổi chiều.

Đoàn Yên Linh từ trước đến giờ vốn sống độc thân, suốt đời chỉ đồng hành với thơ. Gia đình lớn của ông chính là giới ngâm thơ thường xuyên gắn bó với nhau bằng mối tình văn nghệ rất đậm đà.

Ông nhìn khách mỉm cười vui vẻ, ánh mắt vẫn tinh nhanh, nắm tay khách thật chặt ra ý chào. Tuy nhiên vì liệt bên phải nên ông chỉ có thể ngoảnh đầu về phía trái. Muốn nói chuyện với ông phải đứng về phía ấy.

Hiện chỉ còn người em trai duy nhất là ông Lộc chăm sóc anh rất chu đáo. Khi Đoàn Yên Linh mới ngã bệnh, ông Lộc hy vọng khi sức khỏe khá hơn, sẽ chuyển ông Đoàn Yên Linh vào khu dưỡng lão Thị Nghè. Ở đó tiện nghi, khu trung tâm thành phố, lại sẵn người săn sóc và đông các cụ già làm bạn. Mong ước ấy không thành hiện thực vì ông Đoàn Yên Linh mấy lần đột quỵ, tuy kịp thời cứu chữa nhưng gia đình hết sức lo lắng vì tình trạng sức khỏe của ông không ổn định. Bệnh người già nằm một chỗ chuyển qua tim, thận,... cần ở bệnh viện để bác sĩ theo dõi thường xuyên. Bệnh ngày càng nặng nên hoàn cảnh hiện giờ của ông thật khó khăn.

Bệnh viện Điều Dưỡng, phục hồi chức năng nằm cuối đường Âu Dương Lân, quận Tám, rợp bóng cây xanh tĩnh mịch. Ông nằm ở đó bốn năm nay, hẳn đã chọn bệnh viện này làm nơi sống tới hết đời. Ông không ngồi để ăn được vì bị sặc, đến giờ ăn, Đoàn Yên Linh được bồng từ ghế vào giường. Từ năm 2007 đến nay, ông được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè thân hữu, giới nghệ sĩ trong và ngoài nước. Khách khứa tới thăm khiến ông vui thích, đôi mắt vẫn sáng lên sự tinh nhanh ánh niềm vui và miệng mỉm cười. Mắt tươi và khóe miệng nhếch cười. Chỉ thế thôi. Ông nhận ra người quen, vẫn hiểu biết sự việc diễn ra chung quanh nhưng không thể thốt ra dù một âm thanh nhỏ. Một nghệ sĩ chuyên ngâm thơ, sống vì giọng ngâm nay hoàn toàn không thể cất lời. Cơn đau đột biến thốt nhiên cắt ông đứt khỏi, không những vĩnh biệt thế giới của thi ca chứa đầy nhạc điệu mà còn những âm thanh, sinh hoạt đời thường.

Ca sĩ Hồng Vân là người gắn bó với Đoàn Yên Linh từ rất lâu trong nghiệp ngâm thơ. Cứ mỗi lần nhận ngâm ở đâu, nhóm chị lại trích ra một ít để đưa tặng cho ông. Ông Thạch Cầm đàn tranh tuy bệnh nặng nằm một chỗ nhưng cũng không quên Đoàn Yên Linh. Nhà văn Hồ Trường An sống bên Pháp, vẫn thường nhớ đến bạn cũ, cũng như các thính giả yêu mến giọng ngâm của ông. Cuối cùng còn lại đây là những tình cảm văn nghệ ấm áp đến từ khắp nơi, giúp ông thêm sức mạnh chịu đựng để có thể vượt qua cơn thử thách bệnh hoạn cuối đời này.


Nguyễn thị Hàm Anh

Sunday, March 28, 2010


Nguồn: cailuongvietnam.com

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ liên quan

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!  1471

 28/06/2022 7:01:24 SA

Ông luôn nói đời nghệ sĩ có ăn cơm Tổ mới hiểu hết nỗi niềm và tiết lộ sau đại dịch Covid-19 sẽ góp sức thúc đẩy sàn diễn cải lương sáng đèn

Xem chi tiết 
NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu

NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu  2850

 12/04/2022 12:05:23 CH

NSƯT Hùng Minh chia sẻ: “Tính đến nay cũng đã 65 năm đi hát. Tôi vẫn nhớ mãi một thời tuổi trẻ bôn ba, vất vả vì miếng cơm, manh áo. Ngẫm nghĩ thấy cuộc đời mình cũng có nhiều may mắn, được ông Tổ nghề thương, nên từ một cậu bé nghèo chẳng biết hát xướng là gì, trong dòng đời xuôi ngược nhận được những cơ may để từng bước thành danh với nghiệp ca diễn”.

Xem chi tiết 
Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha

Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha  1692

 12/04/2022 8:02:14 SA

Ngày 1-4 là ngày sinh cố nghệ sĩ Chinh Nhân. Trên trang cá nhân, diễn viên múa Jacky, con trai của nghệ sĩ Chinh Nhân, đã viết những dòng tâm sự khiến cư dân mạng xúc động

Xem chi tiết 
Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết

Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết  1719

 11/10/2021 10:01:57 SA

Không chỉ nhằm thu hút đông đảo khán giả mà cơ hội để sàn diễn cải lương sáng đèn đang là thử thách lớn cho nhiều người làm nghề

Xem chi tiết 
Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều

Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều  1675

 11/10/2021 7:00:52 SA

Theo lời kể của nghệ sĩ Hồng Nga, bà bị cảnh sát giam ô tô khi đi lạc trên xa lộ tại tiểu bang California – Mỹ, tối 29 Tết.

Xem chi tiết 
Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991

Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991  887

 24/09/2021 8:02:26 SA

Tối nay (26-10), vòng chung kết cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020" sẽ khai mạc tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM). Nghệ sĩ Thanh Hằng tâm sự về mùa giải đầu tiên mà chị được vinh danh cùng các đồng nghiệp năm 1991.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...