Nghệ nhân Ưu tú và những đóng góp trong gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Nhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3
12/03/2016 3:07:00 CH |
Admin |
0 bình luận |
1692 lượt xem (cailuong.net) - Nghệ nhân Ưu tú và những đóng góp trong gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Nghệ nhân Ưu tú Ngô Trọng Bình với cây đàn đáy.
Lần đầu tiên, Thanh Hóa có 18 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT). Đây là sự ghi nhận xứng đáng dành cho các nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc trước nguy cơ ngày càng mai một.
Trong số 18 NNƯT được phong tặng, mỗi người nắm giữ, truyền dạy và có cống hiến không nhỏ cho loại hình văn hóa phi vật thể. Ví như NNƯT Phạm Thị Tắng với việc gìn giữ lễ hội Pồn Pôông (Ngọc Lặc); NNƯT Bùi Văn Hùng với nghệ thuật trình diễn trò Xuân Phả (Thọ Xuân); NNƯT Trịnh Đình Quý với lễ hội trò Chiềng (Yên Định)... Trong đó, phải nhắc đến NNƯT Ngô Trọng Bình (TP Thanh Hóa) với nghệ thuật trình diễn đàn đáy và hát ca trù. Dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” (88 tuổi) nhưng NNƯT Ngô Trọng Bình vẫn nặng lòng với hát ca trù. Nhiều người biết và khâm phục không phải bởi ông có thể vừa đánh đàn, vừa hát mà ông còn viết nhiều lời mới cho làn điệu ca trù. Với tài năng vốn có, cùng với việc tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ (CLB) ca trù Hà Nội nhiều năm liền nên nghệ nhân Ngô Trọng Bình đã được mời đi biểu diễn nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Không chỉ say mê ca trù, giỏi chơi đàn đáy mà với cái tâm của mình, NNƯT Ngô Trọng Bình đã có nhiều cách làm hay để truyền lại sự yêu thích, niềm đam mê cho các thế hệ sau. Từ việc dạy cho các học viên ở ngoài tỉnh đến việc mở CLB ca trù và dân ca Thành Hạc (TP Thanh Hóa) và dạy miễn phí tại nhà cho bất kỳ ai có nhu cầu học đàn, học hát. Đặc biệt, mới đây ông đã đi giao lưu, tham gia biểu diễn tại TP Hồ Chí Minh theo lời mời của CLB dân ca ba miền. Theo như cách nói của ông thì đây cũng là dịp để cho nhiều người hiểu hơn về cái nôi ca trù, để cùng nhau gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Trong cuộc đời của mình, NNƯT Ngô Trọng Bình đã giành được nhiều giải thưởng cao như Huy chương Vàng ca trù toàn quốc; giải thưởng Ngón đàn giỏi nhất Liên hoan ca trù toàn quốc; giải sáng tác đặt lời mới bài hát ca trù...
Theo dòng hồi tưởng của NNƯT Đỗ Đình Tạ, xã Xuân Trường (Thọ Xuân), từ năm 1973 ông đã tham gia đội múa Xuân Phả và được điều động đi múa ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Từ năm 1990, trên cương vị đội trưởng đội múa Xuân Phả, ông đã cùng với anh em trong đội thường xuyên luyện tập để múa cho đúng, cho đẹp như các cụ nghệ nhân trước đã truyền dạy. Ngoài luyện tập múa Xuân Phả, NNƯT Đỗ Đình Tạ còn là người đánh trống thành thạo về nhịp phách, trường độ, cao độ... để điều hành điệu múa Xuân Phả không bị sai lệch về động tác và lối đi. Với sự hiểu biết và nhiệt tình với công việc, NNƯT Đỗ Đình Tạ đã truyền dạy cho 9 người ở 9 thôn trong xã biết đánh trống để điều hành điệu múa của thôn mình. Nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, ông còn truyền dạy trực tiếp cho 55 người biết múa thành thạo và hàng trăm học sinh Trường THCS Xuân Trường để các em đi biểu diễn ở nhiều nơi... Theo NNƯT Đỗ Đình Tạ, ngoài việc truyền dạy các động tác, kỹ thuật, ông cũng như một số nghệ nhân khác phải “thổi” vào các em - những lớp người kế cận lòng tự hào và trách nhiệm để tiếp tục gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống này.
Thanh Hóa có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo nên nét văn hóa riêng, độc đáo và đa dạng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, một số loại hình văn hóa phi vật thể đang dần bị mai một. Vì thế, dù tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng các NNƯT vẫn tâm huyết, cố gắng gìn giữ, bảo tồn văn hóa phi vật thể để trao truyền cho thế hệ mai sau cái “hồn cốt” của dân tộc. Tuy nhiên, hầu hết những người “giữ lửa” cho loại hình văn hóa phi vật thể này đã cao tuổi, trong khi quá trình lưu giữ và truyền dạy cho các thế hệ sau còn lắm gian nan. Băn khoăn chung của các NNƯT là ngày càng ít người theo học các loại hình nghệ thuật dân tộc và tìm hiểu văn hóa truyền thống. Nếu không sớm có giải pháp lưu giữ, trao truyền cho các thế hệ sau thì những tinh hoa văn hóa phi vật thể của xứ Thanh sẽ ngày càng mai một dần. Vì vậy, các ngành chức năng cần đầu tư, có chương trình, kế hoạch cụ thể để lưu giữ, truyền dạy những di sản mang “hồn cốt” của dân tộc.
.Bài và ảnh: Thu Vui
Nguồn: cailuongvietnam.com
Xem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu