Tin tức

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 02/11/2017 7:01:35 SA |  Admin |  0 bình luận |   1833 lượt xem

(cailuong.net) - Nghệ sĩ Quang Khải vừa tham gia vở cải lương 'Ni sư Hương Tràng', đó là câu chuyện về cuộc đời công chúa Huyền Trân, người con gái tài sắc của Đức vua Trần Nhân Tông. Anh đã kể về kỷ niệm khi tham gia vở diễn này.

Mới đây, nhà hát cải lương Việt Nam đã công diễn vở "Ni sư Hương Tràng", đây là một vở diễn lịch sử nói lên mối quan hệ với các nước lân bang cùng nhiều sự kiện oanh liệt thời nhà Trần. Tác phẩm do TS. Bùi Hữu Dược chấp bút, NSƯT Triệu Trung Kiên đạo diễn cải lương.

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Một cảnh trong vở cải lương "Ni sư Hương Tràng".

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, NSƯT Triệu Trung Kiên cho biết: "Trong lịch sử Việt Nam, công chúa Huyền Trân được nhắc đến rất nhiều vì thế chúng tôi đã cùng nhau xây dựng lên vở "Ni sư Hương Tràng". Vở cải lương có màu sắc tôn giáo nên sẽ đem đến cho người xem những nét mới, hấp dẫn hơn. Thời gian gần đây, nhiều nhà hát kịch, cải lương lên tiếng nói về sự ảm đạm của sân khấu, thì chúng tôi hy vọng rằng, với vở cải lương đặt biệt này, khán giả sẽ đến thưởng thức để yêu, và tự hào về một giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Đây là vở cải lương được viết theo đơn đặt hàng của bộ VH,TT&DL nên được trau chuốt đến từng chi tiết, nhân vật".

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

NSƯT Triệu Trung Kiên (phải) và nghệ sĩ Quang Khải.

NSƯT Triệu Trung Kiên chia sẻ, vở cải lương "Ni sư Hương Tràng" là câu chuyện về cuộc đời Công chúa Huyền Trân, người con gái tài sắc của Đức vua Trần Nhân Tông. Bà sinh ra là một công chúa cành vàng lá ngọc, xuất giá trở thành hoàng hậu kiêu sa, quyền quý, rồi đến cuối đời xuất gia thành một ni sư “lấy đạo để tạo đời”. Cuộc đời và công hạnh của Công chúa Huyền Trân là một tấm gương sáng về sự cống hiến, hy sinh vì nước vì dân.

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Bằng tài năng của mình, các nghệ sĩ đã thể hiện hết mình hình tượng nhân vật trong vở cải lương. Nghệ sĩ Quang Khải đã thể hiện xuất sắc hình ảnh của vua Trần Nhân Tông vì nước vì dân. Chia sẻ về vai diễn, Quang Khải cho biết: "Tôi rất vinh dự khi được giao vào vai vua Trần Nhân Tông, nhưng cũng cảm thấy áp lực rất lớn vì vai diễn này đòi hỏi người nghệ sĩ phải có bản lĩnh sân khấu. Cái khó nhất là tôi còn trẻ, lại vào vai một ông vua lớn tuổi, một vị sư tu hành đắc đạo nên cần phải nỗ lực rất nhiều".

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải đã phải cắt trọc đầu để vào vai vua Trần Nhân Tông.

Chia sẻ về kỷ niệm trong khi tham gia vở diễn này, nghệ sĩ Quang Khải cho biết: "Tôi đã phải cắt trọc đầu, hy sinh mái tóc của mình để vào vai Trần Nhân Tông. Đây là lần thứ hai tôi đã phải hy sinh mái tóc vì nhân vật, nhưng lại rất vui vì như thế, khán giả sẽ cảm nhận rất thật về nhân vật mình đóng. Tôi nghĩ rằng cả cuộc đời làm nghệ thuật cũng ít có cơ hội được khắc họa hình tượng Trần Nhân Tông, vì thế việc cắt tóc là trách nhiêm làm nghề, trách nhiệm với chính mình nên không hề do dự một chút nào".

Cùng báo Người Đưa tin xem một số hình ảnh đẹp của vở cải lương "Ni sư Hương Tràng":

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Trọn vẹn cảm xúc với vở cải lương 'giải oan' cho công chúa Huyền Trân


Cuộc đời của một công chúa cành vàng lá ngọc đến tuột đỉnh cao sang trong ngôi Chánh cung Hoàng hậu Chiêm Quốc, rồi lại là một ni sư nơi chùa quê thanh vắng…nhưng lúc nào cũng lấy đức hy sinh làm trọng.

Như một vì sao vụt sáng giữa màn đêm, cuộc đời của một công chúa cành vàng lá ngọc đến tuột đỉnh cao sang trong ngôi Chánh cung Hoàng hậu Chiêm Quốc, rồi lại là một ni sư nơi chùa quê thanh vắng…nhưng lúc nào cũng lấy đức hy sinh làm trọng. Chuyện tình đẹp của Huyền Trân công chúa với Đức vua Chiêm Quốc Chế Mân cũng được khắc họa rõ nét qua vở cải lương "Ni sư Hương Tràng".

Vở diễn "Ni sư Hương Tràng" của Nhà hát Cải lương Việt Nam đã có hai buổi diễn ra mắt khán giả Thủ đô vào tối 26 và 27/10 tại Rạp Đại Nam, Hà Nội. Cả ba tầng khán phòng không một chỗ trống, khán giả liên tục vỗ tay tán thưởng các nghệ sĩ sau mỗi câu ca hay. Cũng có lúc cả khán phòng lặng đi, vẳng tiếng sụt sịt vì xót thương cho cuộc đời một con người quá nhiều bi kịch.

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Vở diễn được đầu tư kỹ lưỡng về trang phục

Ni sư Hương Tràng, câu chuyện về một người con gái Đại Việt đã góp phần viết nên những trang sử đẹp nhất về lòng nhân ái, đoàn kết, khoan dung. Hình ảnh của bà đi vào lịch sử như một điển hình về phụ nữ. Cuộc đời và công hạnh của bà sống mãi cùng non sông. Bà là công chúa Trần Huyền Trân con gái của Đức vua Trần Nhân Tông. Vì mối bang giao Đại Việt và Chiêm Quốc, Huyền Trân chấp nhận được gả cho Chế Mân. Được Đức vua Chế Mân sủng ái, phong làm Chánh cung Hoàng hậu mặc dù Đức vua đã có Chánh cung Hoàng hậu Salimah, Huyền Trân cũng bắt đầu bước vào một cuộc chiến tàn khốc ngấm ngầm của ngôi vị và quyền lực. Tể tướng Sulayman bắt tay với ngoại bang muốn giành ngôi của Chế Mân, xúi bẩy Hoàng hậu Salimah làm phản. Chế Mân bị giết chết, Huyền Trân phải bước lên giàn hỏa thiêu theo quy định của vương triều Chiêm Quốc sau khi vừa hạ sinh hoàng tử Chế Đa Đa.

Nhờ sự mưu lược của Vua cha, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Huyền Trân được các tướng lĩnh Đại Việt cứu về. Giây phút gặp cha, từ người con gái mất chồng, mất con, Huyền Trân đã giác ngộ đạo Phật, lấy việc giúp người, gieo Đạo làm lẽ sống.

Hai trường đoạn được xem là thành công nhất của vở diễn là cảnh Huyền Trân khi mới về Chiêm Quốc, nhớ Đại Việt đã có màn đối thoại (trong tưởng tượng) với Vua cha và trích đoạn thể hiện tình yêu của Chế Mân với Huyền Trân ở gốc cây Chăm pa cổ thụ.

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Huyền Trân và Chế Mân bên gốc Chăm pa cổ thụ- một trong các phân cảnh ấn tượng của vở diễn

Trích đoạn đối thoại của Huyền Trân với Vua cha được thể hiện như một dạng đối thoại kinh điển của sân khấu cải lương. Không chỉ bởi hai nghệ sĩ Quang Khải (Vua Trần Nhân Tông) và Như Quỳnh đều có chất giọng đẹp, ngọt ngào mà sự diễn xuất cũng đặc biệt tốt. Ở đó, khán giả hiểu hơn nỗi niềm của một người con gái trẻ đang được cưng chiều yêu thương bỗng một ngày phải lấy chồng xa, đến với một thế giới khác, một đất nước khác với những con người hoàn toàn xa lạ. Và cũng hiểu thêm nỗi niềm của những bậc minh quân, dù trên ngôi cao tuyệt đỉnh cũng không phải được làm mọi việc theo ý mình, hy sinh tình riêng vì nghĩa lớn, vì sự bang giao giữa hai nước Việt, Chiêm. Cả Như Quỳnh và Quang Khải đều đã lột tả được hết hai tâm trạng đó, hai cảm xúc đó.

Cảnh Chế Mân và Huyền Trân bên gốc cây Chăm pa cổ thụ, Huyền Trân hát cho Chế Mân nghe bài dân ca của người Đại Việt: “Con cò bay lả bay la/Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng…” là cảnh bình yên đẹp nhất trong cuộc đời Huyền Trân trên sân khấu vở diễn. Không chỉ khắc họa tình yêu tuyệt đẹp giữa Chế Mân và công chúa Huyền Trân, trích đoạn cũng là minh chứng để “rửa oan” cho lịch sử từng có chi tiết Huyền Trân yêu Trần Khắc Trung- một vị tướng trong triều đình của Vua cha Trần Nhân Tông.

Điều này cũng nằm trong ngụ ý của TS. Bùi Hữu Dược- tác giả kịch bản. Ông cho biết: vở “Công chúa Huyền Trân- Ni sư Hương Tràng” đã giải nỗi oan của nhân vật lịch sử Trần Khắc Trung. Trong rất nhiều vở nói về Huyền Trân Công chúa, Trần Khắc Trung luôn được xem như một tội đồ, một ông Thượng quan ngoài 50 tuổi khi đi cứu công chúa Huyền Trân từ nước Chiêm trở về nhưng mang tiếng là người “gian dâm”. Rất nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà sư cho rằng, thời Trần thịnh trị của cả văn và võ, không thể nào có một ông tướng gần 60 tuổi đi cứu một cô công chúa mới đôi mươi đang trong hoàn cảnh vừa chết chồng, vừa mất con mà lại có thể làm việc vô đạo như thế.

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Cuộc đời Huyền Trân công chúa là cuộc đời của người luôn hy sinh vì nước, vì dân Đại Việt

Những màn tái hiện cuộc đời bi kịch của Huyền Trân: khi xa quê hương, khi mất chồng, khi xuất gia...thu hút người xem bởi dàn dựng đẹp, dàn diễn viên tốt, đồng đều, đầu tư trang phục kỹ lưỡng… Đặc biệt, ở mỗi phân cảnh, để kết nối với cảnh tiếp theo, đạo diễn còn thể hiện sự kỳ công trong đầu tư, dàn dựng với việc lột tả không gian văn hóa Chăm Pa qua những tiết mục múa của các thiếu nữ Chăm. Sân khấu mờ ảo mơ hồ với những đường nét của vũ điệu Chăm khiến khán giả như lạc đến Chiêm Quốc của hơn 600 năm về trước, chứng kiến cuộc đời trầm luân của Huyền Trân một cách chân thực hơn.

Nhưng trường đoạn đem lại nhiều cảm xúc nhất đối với khán giả không phải là khi Huyền Trân mất chồng, mất con….mà ở trường đoạn Ni sư Hương Tràng gặp lại con. Ở phân cảnh ấy, người mẹ (Ni sư Hương Tràng), người con (Chế Đa Đa), không ai khóc. Nhưng giữa khán phòng đang lặng đi ấy lại vang lên những tiếng sụt sịt.

Đạo diễn Triệu Trung Kiên đã thể hiện được bản lĩnh của mình khi xử lý phân cảnh này. Người con gặp mẹ chỉ để nhìn một lần, không dám gọi mẹ ơi. Người mẹ biết là con nhưng không dám nhận. Nỗi đau của một đời người đã được đẩy đến tận cùng. Cho đến cuối đời, ở giữa đất nước của mình, Huyền Trân vẫn muốn trọn vẹn vì nước, vì dân. Bởi trên đôi vai nhỏ ấy vẫn canh cánh nỗi niềm mà người cha giao phó: Biến Đại Việt thành nơi “Cây thành thần mộc. Đá hóa thạch linh. Người người có đạo. Giặc nào khôn kinh”.

Vở diễn “Ni sư Hương Tràng” phần nào giúp công chúng hôm này hiểu hơn về lịch sử cùng mối quan hệ đa chiều với các nước lân bang và nhiều sự kiện lịch sử đầy chất bi tráng thời nhà Trần. Tác phẩm được dàn dựng theo tiêu chí vừa đạt chất lượng cao vừa thỏa mãn thị hiếu của mọi tầng lớp khán giả đem lại một cảm xúc trọn vẹn cho người xem./.

Dạ Minh

Sáng tạo mới về Huyền Trân công chúa


Hai đêm Nhà hát Cải lương Việt Nam công diễn vở cải lương 'Ni sư Hương Tràng' (26 và 27-10) là hai đêm rạp Đại Nam (72 phố Huế, Hà Nội) luôn kín khán giả.

Cũng bởi lẽ, khán giả mong được “gặp lại” nàng công chúa nổi danh nước Việt qua góc nhìn mới mang đầy niềm trân quý, tự hào của nghệ thuật sân khấu cải lương.

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Cảnh trong vở cải lương “Ni sư Hương Tràng” (Ảnh: Thái Anh).

Nếu như ở các vở diễn trước đó, câu chuyện về công chúa Huyền Trân thường được bắt đầu bằng nỗi buồn đầy bi lụy khi Huyền Trân quyết hy sinh tình riêng (với Trần Khắc Chung) để thuận mối duyên đã được cha nàng (Thượng hoàng Trần Nhân Tông) hẹn ước với vua Chiêm Thành là Chế Mân (như vở cải lương “Duyên kiếp Bạch Trà”), thì đến vở diễn này mối duyên tình từ kết giao chính trị ấy đã được bắt đầu bằng những vũ khúc hoan ca.

Cũng bởi lẽ, ngay khi khai từ vở diễn, khán giả đã được chứng kiến cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa giữa Trúc lâm đại sĩ (Thượng hoàng Trần Nhân Tông) và vua Chế Mân, khi Trúc lâm đại sĩ có chuyến du hành vào đất nước Chiêm Thành. Biết bao điều về thế sự, thời cuộc đã được luận bàn ở đây.

Và, trong đó có cả câu chuyện về hẹn ước tơ duyên của vua Chế Mân với Huyền Trân, được luận giải đấy là mối duyên “thiên định” để “kết tình Chiêm – Việt một nhà”…

Từ đó, cuộc đời Huyền Trân mở ra với bao niềm hạnh phúc khi nàng có được người chồng tài ba, thao lược và hết mực yêu thương như Chế Mân.

Cũng chính từ vẻ đẹp sáng trong cùng sự thông minh, đức hạnh mà Huyền Trân đã hòa vào cuộc văn hóa Chămpa một cách thật tự nhiên, đem lại bao cảm mến cho người Chiêm Thành.

Cảm phục biết bao nhiêu trước nàng Huyền Trân khi mang thai quý tử nhưng vẫn chối từ sự chính danh cho con vì nỗi e ngại chỉ vì sự mến yêu này của vua mà sẽ dẫn đến những ganh ghét giữa chốn triều đình.

Tất nhiên, trong mối duyên hạnh phúc ấy vẫn ngời sáng một Huyền Trân là nữ nhi mà chẳng thường tình khi luôn hiểu được sứ mệnh của mình: “Làm thân gái sinh ra giữa thời nước non nguy biến, sao có thể hưởng thái bình?”.

Nhưng, len vào đó là những cơn sóng ngầm bắt đầu cuộn chảy khi những thế lực thù địch ngoại bang lợi dụng “phép nước” mà bắt đầu những âm mưu phá vỡ thiên tình sử ấy cũng là phá vỡ mối bang giao giữa nước Đại Việt và Chiêm Thành. Bởi vậy, cuộc đời Huyền Trân vẫn là một chuỗi dài nước mắt, nhất là khi Chế Mân đột ngột bị mưu sát.

Vở diễn kể thêm một câu chuyện ngoài sử. Đấy là chuyện hoàng tử Chế Đa Đa sang Đại Việt tìm mẹ, khi Huyền Trần công chúa đã là ni sư Hương Tràng.

Nói về phân cảnh cuối của vở diễn, đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên chia sẻ: “Đúng là trong sử không có dòng nào chép về chuyện hoàng tử Chế Đa Đa sang Đại Việt tìm mẹ. Vậy nhưng chúng tôi vẫn muốn gửi gắm ước mơ – ước mơ một cuộc gặp mà không gặp để phần nào thỏa mãn niềm mong mỏi rất đời rằng, công chúa Huyền Trân cũng là một người mẹ và hẳn rằng bà cũng luôn khắc khoải những mong nhớ về con trai phương xa…”.

Cùng với nhân vật Huyền Trân, vở diễn còn khắc họa khá thành công những nhân vật khác như Chế Mân, Thượng hoàng Trần Nhân Tông, hoàng hậu Salimah.

Ở đây, khán giả được hiểu thêm về tư tưởng nhập thế của Thượng hoàng Trần Nhân Tông - người sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm; được thấy một vị vua sáng như Chế Mân và sẻ chia với những nỗi lòng của hoàng hậu Salimah.

Có thể thấy, không quá cầu kỳ về thủ pháp, đạo diễn Triệu Trung Kiên đã chọn cách kể nhẹ nhàng, đơn giản về cuộc đời công chúa Huyền Trân cùng một không gian thấm đẫm văn hóa Chămpa từ những bức phù điêu hay qua các vũ đạo đặc sắc mà vẫn chạm được vào cảm xúc của người xem.

Cùng với đó, các nghệ sĩ Quang Khải (Thượng hoàng Trần Nhân Tông), Minh Hải (Chế Mân), Minh Lý (Salimah) đã khá tròn vai với giọng ca mùi mẫn.

Riêng nghệ sĩ Như Quỳnh đã thể hiện khá thành công dáng vẻ Huyền Trân công chúa song người xem có phần tiếc khi giọng ca của cô còn có phần nhạt nhòa.

Thêm một điều tiếc nữa, nếu như vở diễn được đặt tên là “Huyền Trân công chúa” thì sẽ hay hơn và đem lại sức hút mạnh mẽ hơn.

Cũng vì, không mấy ai biết về Ni sư Hương Tràng nhưng nhiều người biết về câu chuyện của nàng Huyền Trân công chúa…

Thái Anh

Sân khấu cải lương giải nỗi oan Công chúa Huyền Trân

Cuộc đời của Công chúa Huyền Trân và mối tình Chiêm - Việt giữa bà và Chế Mân được tái hiện đầy thương cảm trong vở diễn Ni sư Hương Tràng của Nhà hát Cải lương Việt Nam.

Nghệ sĩ Quang Khải kể chuyện phải 'xuống tóc' khi vào vai vua Trần Nhân Tông

Một cảnh trong vở diễn “Ni sư Hương Tràng”

“Giải oan” cho nhân vật lịch sử

Buổi ra mắt vở diễn Ni sư Hương Tràng (vở diễn đặt hàng của Bộ VH,TT&DL và sắp tới sẽ thử nghiệm bán vé) tại Hà Nội đông đặc khán giả.

Cả hai tầng của rạp Đại Nam không còn chỗ trống. Nhiều khán giả phải ngồi xuống cả bậc cầu thang, đứng chen chúc để có thể theo dõi được trọn vẹn vở diễn cải lương về cuộc đời của Công chúa Huyền Trân - con gái Vua Trần Nhân Tông. Gần 150 phút của vở diễn đã tái hiện phận đời sóng gió của người con gái tài sắc này. Sinh ra là một công chúa cành vàng lá ngọc, vì mối bang giao Đại Việt và Chiêm Quốc, Huyền Trân chấp nhận được gả cho Chế Mân. Nhưng đến cuối đời, bà xuất gia thành một Ni sư và thậm chí còn không dám nhận con trai. Cuộc đời và công hạnh của Công chúa Huyền Trân là một tấm gương sáng về sự cống hiến, hy sinh vì nghĩ lớn, vì nước vì dân.

"Hàm lượng vấn đề và hàm lượng của những câu chuyện lịch sử đặt ra trong vở diễn giúp chúng ta hiểu biết thêm về Huyền Trân Công chúa trong lịch sử. Vở diễn tương xứng với những vấn đề đặt ra”.

NSƯT Lê Chức

Ni sư Hương Tràng đã được xây dựng trên những sự kiện lịch sử có thật. Sau khi xuất giá, công chúa Đại Việt được quân vương Chế Mân hết lòng sủng ái, phong làm Chánh cung Hoàng hậu. Từ đây, Huyền Trân bước vào cuộc chiến tàn khốc tranh giành ngôi vị và quyền lực vì vua đã có Chánh cung Hoàng hậu Salimah. Hoàng hậu Salimah bị Tể tướng Sulayman xúi làm phản nhằm chiếm đoạt ngôi của Chế Mân. Chế Mân bị giết chết. Theo quy định của vương triều Chiêm Quốc, Huyền Trân phải bước lên giàn hỏa thiêu sau khi hạ sinh hoàng tử Chế Đa Đa. Nhờ sự mưu lược của vua cha Trần Nhân Tông, Huyền Trân được các tướng lĩnh Đại Việt cứu về. Mất chồng, mất con, cuối cùng bà giác ngộ đạo Phật, lấy đạo làm đời.

Vở diễn do TS. Bùi Hữu Dược viết kịch bản với sự hỗ trợ và tư vấn của Ban Ni giới (Giáo hội Phật giáo Việt Nam). Do đó, mỗi câu, mỗi từ đều chuẩn theo Phật giới. Theo TS. Bùi Hữu Dược, vở diễn muốn góp phần ca ngợi người phụ nữ Việt Nam ở rất nhiều vai trò, trong đó có vai trò hết sức quan trọng là yêu nước và vì nước. Vở diễn thông qua tình tiết lịch sử để cảnh tỉnh mỗi người dân Việt Nam hôm nay, phải luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng đất nước vững mạnh. “Tôi cũng đặc biệt giáo dục cho lớp trẻ thêm tình yêu quê hương, yêu đất nước độc lập và yêu sự tự cường của một dân tộc trước sức mạnh của các thế lực khác quanh mình”, tác giả Bùi Hữu Dược bộc bạch.

Không chỉ vậy, Ni sư Hương Tràng còn có một ý nghĩa lớn là giải oan cho cả Huyền Trân và nhân vật Trần Khắc Trung - một vị tướng dưới thời Vua Trần Nhân Tông. Theo tác giả Bùi Hữu Dược, trong nhiều chi tiết lịch sử tương truyền, Trần Khắc Trung tư thông ngoại tình với Huyền Trân. Ông là người được Vua Trần Nhân Tông cử đi cứu công chúa Huyền Trân từ nước Chiêm trở về, nhưng sau đó, vị tướng này luôn bị coi là tội đồ vì bị cho rằng “gian dâm” với công chúa.

Vở diễn “sang trọng”

Những tràng vỗ tay liên tiếp của khán giả chính là sự tán thưởng cho những nỗ lực của các diễn viên cùng ê-kíp. Vở diễn được đầu tư tỉ mỉ, kỹ lưỡng từ cách dàn dựng sân khấu, trang phục chỉn chu của diễn viên tới những cảnh diễn, điệu múa, lời hát. Sân khấu được thiết kế khéo léo với bục bệ linh hoạt, với chân dung của thần Shiva - một vị thần trong tín ngưỡng của người Champa. Tượng thần được chia làm 4 khối, để khi tách ra tùy theo cách sắp xếp bố cục sẽ tạo ra những không gian khác nhau. Đáng chú ý, ở mỗi lần di chuyển sắp xếp sân khấu qua các màn, luôn có những điệu múa của người Champa hiển hiện trong không gian có phần tĩnh mặc, huyền ảo lung linh đầy mãn nhãn. NSƯT Triệu Trung Kiên, đạo diễn vở diễn cho biết, những điệu múa không chỉ là thủ pháp làm đẹp mà còn gợi nên không gian văn hóa tâm linh của người Champa. Những vũ công làm hiện lên hình ảnh của những nữ thần trong văn hóa Champa.

Theo NSƯT Triệu Trung Kiên, anh hài lòng với vở diễn này về cả phần nghe lẫn phần nhìn. Với anh, người làm nghệ thuật luôn mong khán giả có thể tiếp nhận vở diễn về bốn yếu tố: Nhìn, nghe, cảm, nghĩ. Để phục vụ phần nhìn, ê-kíp đã phải làm trang phục riêng, thuê thêm đèn để phục vụ công tác ánh sáng. Trang trí sân khấu được giao cho NSND Doãn Bằng - họa sĩ nổi tiếng về thiết kế sân khấu. Với phần nghe, các diễn viên đa số đều là những giọng ca Chuông vàng vọng cổ. Lời hát, thoại được chăm chút từ câu từ đến đài từ. Trong khi đó, về nội dung, vở diễn làm “bẫy” cảm xúc để kéo cảm xúc của người xem khi cho câu chuyện được kể bình dị nhưng len dần vào tâm tư của người xem và vỡ òa về cảnh cuối. Được biết, trước khi dựng vở diễn, đoàn diễn viên đã có chuyến tới Đền Nội Sơn (Nam Định), nơi Ni sư Hương Tràng đã tu hành ở đó cho đến lúc viên tịch. Các nghệ sĩ đã hát lại những câu hát trong vở diễn để dâng hương trước tượng bà. Theo đạo diễn Triệu Trung Kiên, yếu tố tâm linh kích thích cảm xúc của diễn viên.

Theo NSƯT Lê Chức, Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, đây là vở lịch sử có cách nhìn đề tài mới mẻ và là một vở sang trọng. Sang trọng không phải chỉ bởi hình thức mà còn bởi vấn đề đặt ra, bởi tính thời gian diễn ra câu chuyện, bởi quan điểm nghệ thuật của Nhà hát Cải lương, của tác giả và cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật của đạo diễn. Ngoài ra, sự sang trọng đó còn là vở được diễn bởi lực lượng diễn viên chuyên nghiệp.

“Tác giả là người của bên tôn giáo nên vở diễn thấm đẫm tư tưởng của Phật giáo, đưa con người về cõi tịnh. Trần Quang Khải còn ít tuổi nhưng đã có sự chắc chắn khi thể hiện hình tượng của Vua Trần Nhân Tông. Dù chỉ ngồi nhưng anh cũng khiến người ta thấy được cái uy, nội lực, năng lực trong con người đức vua. Cặp đóng vai Chế Mân và Huyền Trân rất ổn. Trang trí sân khấu hợp lý, có ý riêng, nhìn là khối tĩnh nhưng thực tế lại động. Là không gian động nên người ta thấy hành động trên sân khấu luôn phát triển và không bị dừng lại trong số phận của những nhân vật”, NSƯT Lê Chức nhận xét.

Hoàng Anh


Nguồn: cailuongvietnam.com

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Tin tức liên quan

Cải lương trở lại trong âu lo

Cải lương trở lại trong âu lo  1295

 26/05/2022 12:03:11 CH

Sau hơn 2 năm yên ắng, sàn diễn cải lương chuẩn bị trở lại. Nghệ sĩ đều xúc động chia sẻ những gian nan mà họ sẽ đối mặt khi sàn diễn được sáng đèn

Xem chi tiết 
Sân khấu phải mang hơi thở cuộc sống

Sân khấu phải mang hơi thở cuộc sống  1400

 12/04/2022 8:01:58 SA

Khi kịch bản về đề tài hôn nhân, gia đình không còn đi vào lối mòn do cách viết, cách bố cục và tư duy dễ dãi như trước, sẽ là tiền đề để các đạo diễn hào hứng tiếp tục chinh phục đề tài này trên sân khấu

Xem chi tiết 
NSƯT Vũ Linh trở lại sân khấu sau cơn bạo bệnh

NSƯT Vũ Linh trở lại sân khấu sau cơn bạo bệnh  1806

 04/12/2021 7:00:23 SA

Thông tin NSƯT Vũ Linh trở lại sàn diễn sau thời gian điều trị bệnh đã khiến khán giả hâm mộ phấn khởi.

Xem chi tiết 
ĐOÀN CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ HUỲNH LONG: Tìm chỗ đứng trong khán giả trẻ

ĐOÀN CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ HUỲNH LONG: Tìm chỗ đứng trong khán giả trẻ  1979

 27/10/2021 3:03:09 CH

Chiều 18-1, nghệ sĩ (NS) Bình Tinh và NS Nhật Khánh đã giới thiệu vở diễn sân khấu "Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng giang", do Đài Truyền hình TP HCM thực hiện.

Xem chi tiết 
NSƯT Hoài Linh suy sụp khi nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời

NSƯT Hoài Linh suy sụp khi nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời  1445

 23/09/2021 12:00:41 CH

Nghệ sĩ Chí Thiện - anh trai nghệ sĩ Chí Tài, đang ở Mỹ - cho biết gia đình đặt trọn niềm tin vào Việt Hương và Hoài Linh, để cả hai cùng lo thủ tục đưa thi hài em trai ông về Mỹ sớm nhất có thể.

Xem chi tiết 
Nguyễn Quốc Nhựt - quán quân Chuông vàng vọng cổ 2020

Nguyễn Quốc Nhựt - quán quân Chuông vàng vọng cổ 2020  869

 07/08/2021 10:00:59 SA

Vượt qua 2 thí sinh trong đêm thi chung kết xếp hạng Chuông vàng vọng cổ 2020 lần XV diễn ra tại Nhà hát Truyền hình HTV vào tối 27-9, thí sinh Nguyễn Quốc Nhựt (tỉnh Long An) đã đoạt giải Chuông vàng.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...