Có thể nói, hiếm có vở cải lương nào lại được khán giả và giới truyền thông mong đợi như vở “Vua Phật”. Là #dienvien# chính trong vở này, anh có thể chia sẻ với độc giả điều đặc biệt của “Vua Phật” trong không gian Nhà hát nghệ thuật Âu Cơ sắp diễn ra tới đây?
Vở #cailuong# "Vua Phật" của #tacgia# Bùi Hữu Dược, do NSƯT Triệu Trung Kiên đạo diễn cải lương, là tác phẩm ca ngợi sự nghiệp và công đức của vị vua Anh hùng - Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm mang đậm bản sắc Việt Nam. Vở diễn được Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng theo phương thức xã hội hóa nhằm giúp hậu thế hiểu rõ thêm gương hạnh, công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông để trân quý, giữ gìn, phát huy các giá trị tư tưởng của Ngài.
|
Hình ảnh vở "Vua Phật" trong buổi sơ diễn. |
Khác với các vở #cailuong# khác, khán giả sẽ không thấy nhữung sung đột, kịch tính mà "Vua Phật" đưa khán giả đến với trạng thái tâm lý tĩnh nhất. Đến với khán phòng của Nhà hát nghệ thuật Âu Cơ để thưởng thức vở diễn, khán giả sẽ cảm nhận được mùi hương trầm nhè nhẹ hòa cùng tiếng kinh kệ với sự đồng hành của các sư thầy. Chắc chắn với một không gian nghệ thuật độc đáo như thế, Quang Khải nghĩ khán giả sẽ hoàn toàn thoải mái để thưởng thức vở diễn một cách tốt nhất.
Thể hiện những nhân vật lịch sử luôn là đề tài khó với nhiều nghệ sĩ, là một #dienvien# trẻ đảm nhận vai diễn lịch sử có thật như Phật Hoàng Trần Nhân Tông, anh có gặp khó khăn gì?
Tôi đã có kinh nghiệm tham gia nhiều vở diễn. Đặc biệt, những năm gần đây có nhiều vai diễn được mọi người đón nhận. Tuy nhiên vai diễn Phật Hoàng Trần Nhân Tông là vai diễn hết sức lớn đối với tôi. Vì Phật Hoàng là một người tu hành, làm thế nào để một người #nghesi# trong cuộc sống hối hả như hiện nay có thể cảm nhận được điều này không phải dễ.
|
Nghệ sĩ #cailuong# Quang Khải trong vai diễn Phật Hoàng Trần Nhân Tông phần 2. |
Ban đầu khi đọc kịch bản tôi rất hoang mang không biết diễn đạt vai diễn bắt đầu từ đâu, tiếp cận vai diễn như thế nào. Tôi đã phải dành nhiều thời gian quan sát các nhà thiền sư rồi cóp nhặt phong thái của họ. Sau đó, lắng nghe hướng dẫn của #daodien#, của các sư thầy, tôi đã may mắn được 10 phút nhập dần, chìm đắm vào tâm lý của nhân vật. Tôi thấy mình như chạm gần tới mộtphần nào đó cái ngưỡng của một nhà thiền sư. Và tôi đã giữ cái ngưỡng đó để làm bước song hành cho mình khi tiếp cận vai diễn.
Thực tế hiện nay, #sankhau# nghệ thuật truyền thống đang rất thiếu những kịch bản hay như “Vua Phật”. Bên cạnh đó, mức thu nhập của #nghesi# hoạt động trong một đơn vị nghệ thuật truyền thống cũng rất eo hẹp. Điều gì khiến anh vẫn đau đáu với nghề?
Sân khấu nghệ thuật truyền thống không chỉ gặp khó ở kịch bản, mức thu nhập #nghesi# mà còn ở đất diễn. Nhà hát Cải lương Việt Nam có hai đoàn. Mỗi năm mỗi đoàn chỉ được dựng 1 vở. Trong khi các #nghesi# đều muốn được cống hiến, thể hiện năng lực thông qua các vai diễn thì con số 1 vở diễn hàng năm cho mỗi đoàn của nhà hát thật quá ít ỏi. Các #nghesi# trẻ như tôi muốn tiếp cận, cọ sát với vai diễn chính cũng là cả một quá trình lâu dài và hết sức khó khăn. Bên cạnh đó việc phân vai diễn chính, phụ cũng là bài toán khó làm đau đầu các #daodien#.
Trong giai đoạn này, tôi biết không ít #nghesi# có suy nghĩ chuyển nghề để có một thu nhập cao hơn. Tuy nhiên chính lòng yêu nghề, khao khát được thể hiện mình trên #sankhau# đã níu giữ các #nghesi# ở lại, giữ niềm đam mê với nghề. Họ dùng khả năng của mình làm những nghề tay trái để nuôi nghề và nuôi sống bản thân.
Tôi cũng như nhiều #nghesi# trẻ khác luôn mong muốn có nhiều đất diễn để chúng tôi có cơ hội được thể hiện tài năng cũng như niềm đam mê với nghề.
|
Vở #cailuong# "Vua Phật" sẽ được công diễn vào 3 đêm 23,24,25/11 tại Nhà hát Nghệ thuật Âu Cơ - Hà Nội. |
Được biết, Nhà hát Cải lương Việt Nam chưa có rạp biểu diễn riêng. Vậy khán giả yêu #cailuong# có thể tìm xem các vở diễn ở đâu thưa anh?
Có một rạp hát của riêng mình là mong mỏi của bao nhiêu thế hệ #nghesi#, lãnh đạo Nhà hát Cải lương Việt Nam từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Mặc dù trong những năm gần đây Nhà hát Cải lương Việt Nam là một điểm sáng của #sankhau# nghệ thuật truyền thống qua những vở "Mê Cung" (2012), "Chuyện tình Khâu vai" (2013), "Mai Hắc Đế" (2014) và năm 2015 là "Vua Phật". Sau đó, đầu tháng 12, Nhà hát sẽ khởi công xây dựng một công trình nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng sắp tới nhưng hiện tại Nhà hát vẫn chưa có rạp biểu diễn. Điều này khiến các vở #cailuong# đến với gần với khán giả lại càng khó khăn hơn.
Tôi cũng như các #nghesi# của Nhà hát Cải lương Việt Nam rất mong có một "ngôi nhà" của riêng mình, để các #nghesi# chúng tôi có cơ hội được thể hiện tài năng, niềm đam mê, cùng nhau gìn giữ và phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Cảm ơn những chia sẻ của anh. Chúc cho những mong muốn của anh sớm trở thành hiện thực!