Nghệ sĩ

Người “phổ thơ” Nguyễn Du thành phim

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 30/07/2017 3:01:58 CH |  Admin |  0 bình luận |   1534 lượt xem

(cailuong.net) - Hơn 200 năm sau khi Nguyễn Du viết “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”, đã có một nghệ sĩ khóc thi hào bằng một tác phẩm điện ảnh tuyệt vời chuyển thể từ thơ của ông.

Hôm trước ngồi cà phê với Lê Cung Bắc và Đào Bá Sơn, Sơn đưa tôi xem bản thảo viết tay một tập thơ Haiku anh mới làm (Haiku phiên âm tiếng Việt là “Hài cú” - một thể thơ của Nhật, mỗi bài chỉ có ba câu, ngắn gọn nhưng súc tích).

Bản thảo tập thơ chưa đặt tựa với 36 bài thơ đầy tính triết lý, ẩn dụ. Tôi đọc tại chỗ một mạch hết vèo tập thơ. Tôi đặc biệt thích bài thơ về bộ phim Long thành cầm giả ca do chính ông đạo diễn cải lương: Long thành cầm giả ca/ Giọt nước mắt/ Khóc Tố Như.

Đọc bài thơ Đào Bá Sơn viết về Nguyễn Trãi: “Xanh thăm thẳm Trãi nhìn trời/ Nhát gươm hạ xuống/ Thị Lộ ơi!” tôi bỗng thấy lòng đắng chát. Bèn làm cuộc phỏng vấn đạo diễn kiêm diễn viên cải lương đa tài này.

Người “phổ thơ” Nguyễn Du thành phim

Đạo diễn-NSND Đào Bá Sơn chỉ đạo Quách Ngọc Ngoan diễn xuất vai Nguyễn Du... Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lần đầu tiên được thầy Hồng Sến gọi là “đạo diễn”

Đọc bài thơ ông viết về “nghiệp” diễn viên: Đóng bao phim chẳng ngộ/ Ngộ chi?/ Vật không nhân. Ý anh muốn nói gì về từ “ngộ”?

Tôi viết vậy có lẽ để an ủi mình. Hồi trẻ, khi được mời đóng phim là đã biết ngay “số phận” của các nhân vật. Không giết người thì cũng đốt làng phá xóm, hãm hiếp đàn bà con gái, độc ác tàn bạo… Tôi ghét tôi nhưng cũng luôn tự an ủi: “Thôi, tại cái mặt mình nó vậy!”. Hồi đó, có lúc tôi ước mơ có được cái mặt thuần Việt để có được những vai hay.

Tôi nhớ năm 1988, có buổi tọa đàm tại hãng phim Giải Phóng với một đoàn điện ảnh Mỹ. Họ than phiền các vai Mỹ trong phim của Việt Nam tệ quá, gầy gò, ốm yếu, tóc tai lởm chởm, cường điệu, một chiều… Sau đó đạo diễn Hồng Sến đã phát biểu rằng: “Các ông thử coi lại các phim Mỹ của các ông khi thể hiện chúng tôi ra sao? Nào là ốm đói, mặt xanh nanh vàng, độc ác, cũng cường điệu, cũng một chiều, tàn bạo và hiếu chiến…”. Và tôi nhớ một nữ đạo diễn Mỹ đã nói: “Cám ơn ông, điều ông nói khá chính xác trong phim của chúng tôi về Việt Nam. Như vậy, chúng ta huề 1 đều (1-1)”.

Nghe nói sau khi ra trường, ông từng theo đạo diễn Hồng Sến suốt sáu năm với bao công việc nặng nhọc trước khi có phim đầu tay đột phá Người tìm vàng. Ông có thể kể một vài kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian làm việc với cố đạo diễn-NSND Hồng Sến?

Suốt sáu năm làm đệ tử, ông luôn bắt tôi đọc kỹ kịch bản và làm việc hết mình trên trường quay. Đó cũng là sáu năm tôi luôn biết ở đâu có rượu đế ngon và đồ nhắm rẻ. Tôi luôn nhớ đến khoảng vườn yên ả và đầy tiếng chim ở cư xá Lữ Gia nơi ông ở. Ông lặng lẽ đắp hòn non bộ, tôi đọc từng đoạn kịch bản, chờ ý kiến của ông để viết tiếp phân cảnh. “Dừng lại! Ý mày phân đoạn này sẽ ra sao? Tại sao không bắt đầu bằng một cận cảnh mà cứ phải toàn cảnh?”. Ông phân tích cho tôi về ý nghĩa của cỡ cảnh, góc máy. Ông dạy tôi đào sâu suy nghĩ để tìm ra tính ẩn dụ và tượng trưng trong điện ảnh, cách khai thác hành động của nhân vật…

Cuối năm 1988, tôi được ban giám đốc hãng phim giao kịch bản làm phim. Thấy tôi băn khoăn, ông bảo: “Tao tin mày, bỏ thói tự ti đi, tập trung vào mà làm. Khó đấy!”. Rồi ông dặn tiếp: “Mày có thể còn yếu, còn non nhưng mày phải là mày! Tác phẩm của mày phải có dấu ấn của riêng mày. Điều thứ hai tao dặn là khi quay phim nhớ phải bỏ nhậu!”. Tôi mỉm cười: “Sếp nói sếp hay là nói em?”. Ông trợn mắt, giậm chân: “Đ.M! Trời ơi là trời!”…

Sáu tháng sau, lúc duyệt phim tôi, sau khi ý kiến của hội đồng đánh giá đều tốt, ông trầm ngâm: “Được! Phim cũng được! Có ngôn ngữ điện ảnh… Mấy tháng làm phim có nhậu không?”. Tôi nói: “Dạ thưa sếp, không ạ!”. Ông nói: “Vậy thì tốt! Giờ đi nhậu, hôm nay tao bao đạo diễn”. Tôi sững lại, lần đầu tiên ông không gọi tôi là “mày” mà gọi tôi là “đạo diễn”. Mắt tôi rưng rưng, tôi hiểu rằng cái “cửa ải” đạo diễn khó nhất trong đời tôi chính là ông - người thầy nhân hậu nhưng luôn khắt khe với tôi về nghề nghiệp.

Năm 1995 ông mất, tôi xin phép Thúy An cho tôi được để tang. Tôi đã để tang ông ba năm. Di ảnh cùng tấm danh thiếp của ông được tôi kẹp lại, trong đó có ghi: “Nghệ sĩ nhân dân Hồng Sến - chuyên nhận quay video tang lễ - đám cưới - đám hỏi…”. Đó cũng là kỷ niệm những ngày hai thầy trò đi quay “show” đám cưới. Thầy quay, còn tôi cầm đèn đánh sáng để kiếm thêm…

Cả nhóm ăn hết đồ ăn của... chó

Tôi nhớ hơn 20 năm trước, bộ phim điện ảnh Biệt ly trắng do ông đạo diễn cũng là một phim đề tài lịch sử đương đại với Đơn Dương vai nhà sử học. Có vẻ ông mê đề tài lịch sử?

Tôi thích làm phim về đề tài lịch sử nhưng hiếm khi có được kịch bản ưng ý như Long thành cầm giả ca được nhà biên kịch Văn Lê chuyển thể từ bài thơ cùng tên của Nguyễn Du. Dĩ nhiên anh ấy còn phải thêm nhiều chi tiết về một thời nhiễu nhương với nạn kiêu binh...

Trong đời làm điện ảnh của mình, ông khá gắn bó với nghệ sĩ Đơn Dương. Ông có kỷ niệm nào đậm nét nhất với Đơn Dương?

Xin kể một kỷ niệm vui với Đơn Dương. Năm 1994, sau buổi lễ trao giải phim Biệt ly trắng, Đơn Dương kéo chúng tôi về nhà. Uống hết hơn thùng bia, ai cũng đói, Dương bảo: “Để tôi kêu bà xã dậy nấu mì”. Trần Ngọc Phong (lúc đó làm phó cho tôi) vội can: “Để Sanh ngủ, anh em mình nấu đi”. Dương lấy thịt ra thái, Phong lúi húi đặt nồi nước…

Cuối năm trời lạnh, 6-7 anh em sì sụp bên nồi mì nấu, khói nghi ngút, thơm phức và ngon… Sanh - vợ Dương bước ra, tôi vội xin lỗi vì ồn ào khiến cô mất ngủ. Sanh cởi mở: “Các anh cứ tự nhiên!”. Rồi cô hỏi chồng: “Các anh ăn mì không à?”, Dương hồ hởi: “Đâu có, mì nấu thịt đàng hoàng mà em”. Sanh hỏi: “Thịt ở đâu?”, Dương bảo: “Thịt trong tủ lạnh”. Sanh chạy lại mở tủ lạnh, lo lắng nhìn chồng: “Thịt trong bịch nylon phải không?”. Dương nói: “Đúng đó em”. Sanh nhìn chúng tôi đầy vẻ ái ngại: “Các anh ơi, đó là… đồ ăn của chó”. Chúng tôi nhìn nhau chết lặng, bỗng ai đó nói: “Đồ ăn của chó cũng ngon mà”. Sanh lắc đầu: “Đây là loại thịt rẻ tiền em mua về nấu cho chó, các anh ăn hết rồi à?”. Tôi nhìn xuống cái đáy của nồi mì to, giờ sạch sẽ… Dương bảo: “Thôi em, mai mua cái khác cho chó vậy”. Sanh nói: “Em không ngại, em chỉ lo mấy anh nấu thịt đó không chín, lỡ đêm nay có chuyện gì…”. Cả bọn phá ra cười ngặt nghẽo… “Tội nghiệp mấy con chó, ngày mai chúng ăn gì?”. Và “chó ơi, đừng buồn nhé…”.

Cách nay mấy năm, trong một tiệc rượu, ông có nói sẽ làm một bộ phim về nhân vật lịch sử kỳ lạ là vua Thành Thái. Ông có nhớ và còn giữ ý định đó không? 

Có chứ! Một lần tôi vô tình đọc được bài thơ của vua Thành Thái, trong đó có đoạn: “Tam bôi hoang tửu quần lê huyết/ Nhất trản thanh trà bách tính cao/ Thiên lệ lạc thời - dân lệ lạc…”.

Tạm dịch: “Ba cốc rượu trong cung như máu của dân/ Một chén trà kia là mỡ của trăm họ/ Mưa trên trời tuôn xuống như nước mắt muôn dân…”.

Trong đêm, tôi lặng lẽ khóc vì thương và kính trọng nhà vua. Bài thơ cứ ám ảnh tôi: Phải có một lòng yêu nước sâu sắc, có một tâm hồn nhạy cảm, đau đáu và thương dân đến thế nào mới có thể viết ra được như vậy… Một vị vua mà hình dung cơn mưa kia chính là nước mắt của nhân dân mình. Con người và nhân cách ấy khiến tôi trăn trở và đến bây giờ tôi vẫn ấp ủ dự định sẽ làm một bộ phim về vị vua này.

. Xin cám ơn ông.

 

Tốt nghiệp khóa 2 Trường Điện ảnh Việt Nam (1973-1977), Đào Bá Sơn với 40 năm lăn lộn cả điện ảnh lẫn truyền hình, từ diễn viên đóng hàng trăm vai diễn đủ thể loại, tính cách và gần 30 năm làm đạo diễn với hàng chục bộ phim điện ảnh. Từ bộ phim đầu tay Người tìm vàng (1989) đến bộ phim Long thành cầm giả ca (năm 2010 - kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội), Đào Bá Sơn đã đoạt hầu hết các giải thưởng lớn nhỏ trong nước và tại các liên hoan điện ảnh quốc tế. Anh tham gia giảng dạy khoa Đạo diễn điện ảnh tại Trường ĐH Điện ảnh và Sân khấu TP.HCM từ năm 2002. 

Phạm Chu Sa thực hiện

Theo Plo.vn

» Có một niềm đau mang tên Thu Bồn

» Nhớ một giọng cười

Nguồn: nguoidothi.vn

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ liên quan

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!  1400

 28/06/2022 7:01:24 SA

Ông luôn nói đời nghệ sĩ có ăn cơm Tổ mới hiểu hết nỗi niềm và tiết lộ sau đại dịch Covid-19 sẽ góp sức thúc đẩy sàn diễn cải lương sáng đèn

Xem chi tiết 
NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu

NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu  2795

 12/04/2022 12:05:23 CH

NSƯT Hùng Minh chia sẻ: “Tính đến nay cũng đã 65 năm đi hát. Tôi vẫn nhớ mãi một thời tuổi trẻ bôn ba, vất vả vì miếng cơm, manh áo. Ngẫm nghĩ thấy cuộc đời mình cũng có nhiều may mắn, được ông Tổ nghề thương, nên từ một cậu bé nghèo chẳng biết hát xướng là gì, trong dòng đời xuôi ngược nhận được những cơ may để từng bước thành danh với nghiệp ca diễn”.

Xem chi tiết 
Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha

Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha  1633

 12/04/2022 8:02:14 SA

Ngày 1-4 là ngày sinh cố nghệ sĩ Chinh Nhân. Trên trang cá nhân, diễn viên múa Jacky, con trai của nghệ sĩ Chinh Nhân, đã viết những dòng tâm sự khiến cư dân mạng xúc động

Xem chi tiết 
Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết

Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết  1657

 11/10/2021 10:01:57 SA

Không chỉ nhằm thu hút đông đảo khán giả mà cơ hội để sàn diễn cải lương sáng đèn đang là thử thách lớn cho nhiều người làm nghề

Xem chi tiết 
Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều

Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều  1616

 11/10/2021 7:00:52 SA

Theo lời kể của nghệ sĩ Hồng Nga, bà bị cảnh sát giam ô tô khi đi lạc trên xa lộ tại tiểu bang California – Mỹ, tối 29 Tết.

Xem chi tiết 
Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991

Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991  868

 24/09/2021 8:02:26 SA

Tối nay (26-10), vòng chung kết cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020" sẽ khai mạc tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM). Nghệ sĩ Thanh Hằng tâm sự về mùa giải đầu tiên mà chị được vinh danh cùng các đồng nghiệp năm 1991.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...