Nghệ thuật truyền thống

Người Việt nghe gì, xem gì trong 10 năm trước Đổi mới

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 29/12/2016 8:09:23 CH |  Admin |  0 bình luận |   1377 lượt xem

(cailuong.net) - Đa số nghe đài, đi xem hội diễn, gia đình có điều kiện xem tivi đen trắng Nép-tuyn, sang hơn thì đổi đồng hồ Peugeot lấy vé xem kịch hay phim chiếu rạp.

Sau năm 1975, cả nước bước vào thời bao cấp, thay vì chỉ miền Bắc như trước đó. Trong bối cảnh đời sống hậu chiến nhiều khó khăn, phương tiện giải trí còn nghèo nàn.

Nhà sử học Dương Trung Quốc nhớ lúc đó truyền hình bắt đầu đến với người dân nhưng thời lượng ít, chủ yếu tin tức, nội dung chính trị. Văn nghệ trên tivi thường là vài bài hát huy động mọi người ra mặt trận, một số vở kịch, phim truyền hình của các nước Xã hội Chủ nghĩa, vẫn với mục tiêu chính là tuyên truyền. 

NSND Lê Tiến Thọ - chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - nhớ sau năm 1975, ở miền Bắc chỉ một số cơ quan mới có tivi. Đến 1985, gia đình nào oách lắm mới có. "Hồi 1985, tôi đi Nga về có cái tivi đen trắng, mỗi lần đá bóng cả khu văn công Mai Dịch đổ sang xem, xì xụp suốt đêm. Có lần đoàn tuồng chúng tôi lên trụ sở của đài khi đó ở 58 Quán Sứ để diễn vở cho truyền hình, được một phiếu mua tivi Nép-tuyn (Neptune). Tối cả đơn vị ngồi xem phải vỗ vỗ mới lên được hình", ông Thọ nhớ. 

Ở miền Nam, từ năm 1976, Đài Vô tuyến Truyền hình Sài Gòn Giải phóng được đổi tên thành Đài Truyền hình TP HCM, chủ yếu phát các chương trình chính trị, xã hội, văn hóa.

Khi truyền hình chưa phát triển, để giải trí, người dân phần lớn nghe đài, dự các hội diễn văn nghệ quần chúng hay xem xiếc, xem kịch, đi nghe nhạc...

Sân khấu giữ một vị trí quan trọng với người dân cả nước giai đoạn này.

Ở Hà Nội, sân khấu kịch nói phát triển mạnh mẽ. "Lúc bấy giờ, ra vở nào khán giả cũng đón nhận hào hứng. Nhà hát Kịch, rạp Công An, Đại Nam, Công Nhân, Nhà hát Lớn… có khán giả xếp hàng dài. Thậm chí, có người đổi đồng hồ Peugeot để lấy một đôi vé đi xem kịch. Lúc bấy giờ họ ở chiến trường ra, được xem một vở diễn thì sướng lắm", NSND Lê Tiến Thọ kể.

Đội ngũ đạo diễn mạnh gồm các tên tuổi như Phạm Đình Nghi, Phạm Thị Thành, Đoàn Anh Thắng… đều được đào tạo ở Nga. Về tác phẩm, Lưu Quang Vũ gây tiếng vang với Tôi và chúng ta, Lời thề thứ chín, Hồn Trương Ba, da hàng thịt..., Doãn Hoàng Giang với Hà My của tôi...

Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - Lê Thế Vinh - nhớ sự phát triển của sân khấu khi đó còn thể hiện qua hoạt động rầm rộ của phe vé. Các đoàn thường đùa với nhau phe vé là hội đồng thẩm định nghệ thuật thứ hai. "Hội đồng phe vé rất nhanh nhạy, hễ vở nào họ ôm vé là y như rằng thành công", ông Vinh đùa.

Người Việt nghe gì, xem gì trong 10 năm trước Đổi mới

Khán giả xem vở "Khoảnh khắc và vô tận" của Lưu Quang Vũ năm 1986. Ảnh tư liệu.

Ngoài diễn ở thành thị, các đoàn đi khắp nơi để diễn cho người dân. Khán giả nô nức kéo đến. Mỗi đêm đến 3.000, 4.000 người, xếp hàng mua vé, chen chúc, thậm chí đánh nhau. Chỉ tiêu của các đoàn là mỗi năm dựng hai, ba vở và khoảng hơn 200 buổi đi biểu diễn phục vụ cả nước.

Thời gian này, sân khấu truyền thống (tuồng, chèo...) đứng trước thách thức của thị hiếu mới. Theo NSND Lê Tiến Thọ, để có thể tồn tại, sân khấu truyền thống phải chấp nhận cải biên. Đặc biệt, sau 1975, nhiều nghệ sĩ cải lương từ trong Nam như Thanh Kim Huệ, Út Bạch Lan, Minh Vương, Lệ Thủy đổ bộ ra Bắc, trở thành "ông hoàng bà chúa" trong khoảng vài năm.

Ở TP HCM và cả miền Nam lúc đó, kịch nói và cải lương vẫn hoạt động mạnh. Sân khấu cải lương phía Nam có hai hình thức: tư nhân và Nhà nước. Dù vậy, hầu hết đoàn hát cải lương cũ bị giải tán, thay bằng những đoàn mới do các cơ quan, đoàn thể Nhà nước thành lập. 

NSND Bạch Tuyết nhớ các đoàn cải lương Sài Gòn 1, Sài Gòn 2, Thanh Minh - Thanh Nga, Văn công Thành phố... hoạt động sôi nổi. Mỗi đoàn đều có nhà hát, trụ sở riêng để tập luyện. Các vở chủ đề xã hội, dân gian, lịch sử như Tiếng trống Mê Linh, Tâm sự Ngọc Hân, Đời cô Lựu, Tiếng hò sông Hậu, Khách sạn hào hoa... được dàn dựng hoành tráng. Nghệ sĩ kể đầu năm 1979, bà được mời diễn vai Dương Vân Nga trong vở cùng tên tại Nhà hát Trần Hữu Trang."Chúng tôi phải diễn một ngày hai hoặc ba suất mới có thể đáp ứng phần nào yêu cầu của khán giả. Có lúc, người xem các nơi phải đặt vé trước hàng tháng".

Về kịch nói, một thời gian dài, các vở Dưới hai màu áo, Lá sầu riêng, Huyền thoại mẹ... chinh phục người xem. Nữ nghệ sĩ Kim Cương nhớ khi vở Lá sầu riêng được đưa lên truyền hình đã tạo cơn sốt không chỉ miền Nam mà cả khán giả phía Bắc.

Nam bộ khi đó còn chứng kiến thời kỳ hoàng kim của hát bội. Các đêm hát bội vẫn có vé chợ đen và được xem là loại hình được xếp ngang hàng với cải lương và kịch nói.

Âm nhạc cũng phát triển phong phú hơn trong đời sống người dân so với thời kỳ chiến tranh và có sự chuyển hướng ở cả hai miền.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, sau thống nhất, ngoài các ca khúc chính trị - cách mạng trên đài, tivi hay loa phát thanh, miền Bắc bắt đầu tiếp xúc với máy hát, băng đĩa và một số loại hình nghệ thuật từ miền Nam. Những ca khúc tiền chiến, nhạc Trịnh Công Sơn về tình yêu, triết lý đời sống, nhạc phản chiến được lưu truyền mạnh, dù không phát trên những phương tiện truyền thông Nhà nước. Đó là lúc văn hóa đô thị Sài Gòn bắt đầu ảnh hưởng ra miền Bắc.

Ở miền Nam, đời sống âm nhạc lại chuyển hướng theo cách khác. Tại TP HCM, nhạc trẻ, sinh hoạt bar, club rộn ràng trước đây đã hoàn toàn vắng bóng. Khoảng năm 1977 trở đi, phong trào hát ca khúc chính trị phát triển rầm rộ. Những nhạc phẩm như Xuân chiến khu, Tiếng chày trên sóc Bom Bo, Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Trị An âm vang mùa xuân, Viếng lăng Bác.... vang lên khắp nơi.

Ca sĩ Ánh Tuyết - một thời là giọng hát đình đám ở miền Trung - nhớ phong trào này rất mạnh ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Huế, Nha Trang. "Thời đó ở Huế, một đêm tôi chạy show hai điểm như Rạp Hưng Đạo, cung An Định. Rồi chạy show hát ở các đại học, nhà máy hay chui xuống hào làm đá hát cho công nhân nghe", Ánh Tuyết nhớ lại.

Người Việt nghe gì, xem gì trong 10 năm trước Đổi mới

Ca sĩ Cẩm Vân - người đi hát từ năm 1980 - nhớ mãi giai đoạn chị chạy show với chiếc xe đạp đòn ngang mượn của em trai từ tụ điểm ca hát này sang tụ điểm khác. "Thời đó, với tôi, không có gì vui hơn là đi hát. Có những mùa Tết, tôi hát hơn 10 show một ngày. Ở vườn Tao Đàn bốn, năm show rồi qua Sở thú, sân khấu ở Xổ số kiến thiết, Nhà văn hóa Lao động... Khán giả đông lắm. Họ rất dễ thương và luôn dành tình cảm nồng nhiệt cho nghệ sĩ", nữ ca sĩ cải lương kể.

Tại TP HCM, từ sau năm 1982, các tụ điểm ca nhạc như 126 (nay là Cầu Vồng), tụ điểm Kỳ Hòa (quận 10), Phú Thọ (quận 11), Tao Đàn (quận 1)... phát triển mạnh, thu hút nhiều ca sĩ ngôi sao như Ngọc Anh, Nhã Phương, Bảo Yến, Hồng Hạnh, Họa Mi... Những đêm diễn có tụ điểm thu hút hàng nghìn khán giả. Không chỉ công nhân viên chức, người lao động cũng có thể đến xem với giá vé mềm. Có tụ điểm thường xuyên tổ chức các buổi văn nghệ miễn phí quy tụ nhiều ca sĩ được yêu thích.

Đến khoảng năm 1985 - 1986, phong trào ca khúc chính trị giảm nhiệt, nhiều bài hát mới được sáng tác có màu sắc đa dạng hơn của Nguyễn Ngọc Thiện, Từ Huy, Thanh Tùng, Trần Tiến, Dương Thụ, Phú Quang...

Điện ảnh cả nước khi đó chưa phổ biến nhưng đi sâu về chất lượng cả ở nội dung lẫn cách thưởng thức.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh kể ở Hà Nội và TP HCM thời đó có một mạng lưới rạp chiếu phim nhựa từ thời cũ để lại. Khi đó chưa có âm thanh nổi, âm thanh vòm và các multiplex (rạp liên hợp) như bây giờ. Ngoài tác phẩm điện ảnh Việt, rạp còn chiếu phim nước ngoài (chủ yếu phim Nga) với hình thức đọc lời thoại kèm theo trong lúc chiếu. Âm thanh và lời thoại của phim thường bị dìm đi để nghe rõ tiếng đọc thuyết minh.

Theo đạo diễn, thời đó người lớn tuổi cũng hay đi xem phim chứ không như bây giờ khán giả đa số là thanh thiếu niên. Các phim giải trí, hành động rất ít. "Đi xem phim là để thu hoạch một điều gì bổ ích cho cuộc sống, cho tâm hồn. Thời đó không ai quan niệm điện ảnh là giải trí". Theo đạo diễn, chính nhờ vậy mà thời bao cấp điện ảnh có những tác phẩm để đời như Mối tình đầu, Bao giờ cho đến tháng 10... Chỉ có các hãng phim của nhà nước và một nhà phát hành là Phát hành phim Trung ương vào giai đoạn này.

Người Việt nghe gì, xem gì trong 10 năm trước Đổi mới

Nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín trong phim "Ván bài lật ngửa" - series kinh điển của điện ảnh Việt Nam trước thời Đổi mới.

"Trung bình mỗi năm sản xuất từ 15 đến 20 phim truyện và vài chục phim tài liệu hoạt hình. Nội dung chủ yếu phục vụ những nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ tuy vậy cũng có những phim đề tài tâm lý xã hội, phê phán những mặt tiêu cực trong đời sống", Đặng Nhật Minh nói.

Ở miền Nam, mảng phim ảnh không sôi nổi bằng các loại hình khác nhưng vẫn để lại dấu ấn sâu đậm. Vì chuyện cơm áo gạo tiền, người đến rạp xem phim vẫn còn hạn chế. Nhiều khán giả lâu lâu mới có dịp đi xem phim một lần. Chỉ đến khi phim như Ván bài lật ngửa (1982) công chiếu, khán giả 'rồng rắn' kéo nhau đến rạp, tạo không khí đình đám.

"Bộ phim thật sự tạo 'cơn sốt' với khán giả cả nước vì đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã làm phim đề tài cách mạng theo phong cách hoàn toàn khác hẳn các bộ phim trong nước giai đoạn này. Ván bài lật ngửa đậm chất giải trí, cuốn hút người xem chứ không cường điệu hay nặng về tuyên truyền", NSƯT - đạo diễn Lê Cung Bắc chia sẻ.

Trong 10 năm, Xí nghiệp phim tổng hợp (sau này gọi là hãng phim Giải phóng) cùng hãng phim Nguyễn Đình Chiểu trực thuộc thành phố đã cho ra đời 50 bộ phim nhựa gồm 14 phim màu, 36 phim đen trắng, trong đó có nhiều phim gây sốt như Cánh đồng hoang (1979), Ván bài lật ngửa, Mùa gió chướng...

Năm 1981, Sài Gòn có phim màu chiếu rạp đầu tiên - phim Về nơi gió cát (biên kịch và đạo diễn Huy Thành) - quy tụ các diễn viên Hương Xuân, Hồ Kiểng, Trần Vịnh… Bộ phim được khán giả ủng hộ nhiệt tình vì mới lạ so với dòng phim đen trắng. Báo chí thời đó dành nhiều trang viết về bước tiến mới của loại hình phim chiếu rạp.

Hoàng Thanh Vân

>> Xem thêm:

Những bộ phim Việt đình đám nhất thời bao cấp

Cách ăn vận của người Việt thời bao cấp

Dấu ấn tà áo dài những năm trước Đổi mới

Nguồn: vnexpress.net

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ thuật truyền thống liên quan

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm  3203

 03/01/2019 12:03:49 CH

Sự kiện được nhận xét thu hút sự quan tâm của công chúng, giúp người xem có cái nhìn cởi mở hơn về ảnh nude.

Xem chi tiết 
Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'

Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'  3281

 02/01/2019 5:06:17 CH

Nghệ sĩ nhận xét sân khấu cải lương xã hội hóa chưa nhận hỗ trợ kịp thời từ cơ quan chức năng nên liên tục lỗ nặng khi hoạt động.

Xem chi tiết 
Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội

Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội  2749

 29/12/2018 7:09:01 CH

Chương trình hòa nhạc quy tụ các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, diễn ra vào 20h ngày 1/1/2019 tại Nhà hát Lớn.

Xem chi tiết 
Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện

Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện  2960

 28/12/2018 4:07:24 CH

Tài tử cùng vợ và diễn viên Thái Hòa, đạo diễn Charlie Nguyễn mừng Vân Sơn ra mắt show mới ở TP HCM.

Xem chi tiết 
Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương

Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương  3667

 27/12/2018 7:08:19 CH

Từ đôi đào, kép ở tỉnh, hai nghệ sĩ trở thành thần tượng được mến mộ trong làng cổ nhạc thập niên 1990.

Xem chi tiết 
'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch

'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch  2248

 25/12/2018 10:03:02 SA

Truyện nổi tiếng của Tô Hoài được chuyển thể thành nhạc kịch với dàn giao hưởng, nhạc cụ dân tộc...

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...