- Khai trương nhà hát múa rối nước Rex Sen Vàng
- Nhà hát vắng người xem (*): Chơi vơi nhà hát Tây Đô
- Cám cảnh nhà hát cửa đóng then cài
- Nhà hát vắng người xem
- Nhà hát cải lương “đắp chiếu” đến bao giờ?
Khai trương nhà hát múa rối nước Rex Sen Vàng
Nhà hát vắng người xem (*): Chơi vơi nhà hát Tây Đô
Khai trương nhà hát múa rối nước Rex Sen Vàng
Nhà hát vắng người xem (*): Chơi vơi nhà hát Tây Đô
Cám cảnh nhà hát cửa đóng then cài
Nhà hát vắng người xem
Nhà hát cải lương “đắp chiếu” đến bao giờ?
Trong buổi gặp gỡ báo chí đầu Xuân 2017 vào sáng 22-2 tại Nhà hát Thành phố, ông Trần Vương Thạch, Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Vũ nhạc kịch TP HCM, cho biết nhà hát sẽ hoạt động liên tục với nhiều chương trình biểu diễn, bắt đầu từ tháng 3 tới. Chương trình mở màn là “Requiem” của Anton Bruckner, diễn ra vào ngày 9-3 tại Nhà hát Thành phố. Đây là chương trình hòa nhạc với sự dàn dựng và chỉ huy của nhạc trưởng lừng danh Daniel Gazon đến từ Vương quốc Bỉ. Các chương trình điểm nhấn theo mùa được xây dựng đa sắc màu, phong phú với nhiều kiệt tác đỉnh cao của cả 3 lĩnh vực: giao hưởng, nhạc kịch và vũ kịch; Liên hoan Nghệ thuật Giai điệu mùa thu 2017 diễn ra trong 10 ngày với 11 chương trình liên tục từ 19 đến 27-8...
Cảnh trong vở “Kẹp hạt dẻ” của Nhà hát Giao hưởng Vũ nhạc kịch TP HCM. (Ảnh do nhà hát cung cấp)
Dù nỗ lực để xây dựng thương hiệu và tiếp cận khán giả nhưng theo đại diện nhà hát, rất nhiều khó khăn đang cản trở bước phát triển của đơn vị. Trong đó, việc không có sân khấu riêng là trở ngại lớn nhất cho dàn dựng, tập luyện và biểu diễn những tác phẩm lớn của nhà hát. Hiện nay, 3 đoàn nghệ thuật của nhà hát phải tập riêng lẻ, không có điều kiện tập trung, chạy chương trình trước khi biểu diễn. Những chương trình có 2 hay 3 đoàn cùng tham gia, các nghệ sĩ cần được tập dượt nhiều lần trong bối cảnh sân khấu thật để đạt đến sự chỉn chu nhưng chưa bao giờ làm được. Vì phải thuê sân khấu nên nghệ sĩ chỉ ráp nối trên sân khấu 1 hoặc 2 lần trước khi biểu diễn, rất khó khăn trong việc nâng tầm chất lượng nghệ thuật.
Rạp Thanh Vân cũ được sửa thành phòng tập cho đoàn giao hưởng và đoàn vũ kịch sử dụng từ nhiều năm nay. Do quá xuống cấp nên năm nào rạp cũng bị dột mỗi khi mưa, ảnh hưởng đến kho nhạc cụ có giá trị rất lớn và điều kiện tập luyện của diễn viên cải lương. Đoàn vũ kịch phải thuê địa điểm tập tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP HCM.
Để duy trì hoạt động chất lượng chuyên môn cao, nhà hát phải có đội ngũ nhiều gấp đôi số lượng nhân sự được hưởng lương từ ngân sách của thành phố hằng năm. Nhiều nghệ sĩ của nhà hát đã gần đến tuổi nghỉ hưu, việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ kế cận cần thời gian dài, nếu đãi ngộ không tốt sẽ khó thu hút người tài.
Ông Trần Vương Thạch cho biết hiện nguồn thu chính của nhà hát chỉ dựa vào việc bán vé các chương trình. Dù tình hình bán vé rất khả quan nhưng thu vẫn không đủ bù chi. Khó khăn chồng chất khiến nhà hát đang tính đến những phương án hợp tác, thực hiện các vở diễn theo đơn đặt hàng của các công ty như một hình thức kinh doanh mang tính xã hội hóa để tăng thu nhập.
“Dù được sự hỗ trợ của Nhà hát Thành phố nhưng đến nay, chúng tôi cũng chỉ có được 3 chương trình biểu diễn định kỳ mỗi tháng tại đây. Đó là điều đáng tiếc vì chúng tôi muốn diễn mà không được diễn trong khi khán giả không có nhiều cơ hội thưởng thức nghệ thuật mà họ mong muốn. Điều cấp bách nhất đối với chúng tôi lúc này là có được nhà hát biểu diễn riêng” - ông Trần Vương Thạch bày tỏ.
Thùy Trang
Nguồn: nld.com.vn