Nghệ thuật truyền thống

Nhiều bất cập trong chính sách phát triển sân khấu

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 11/05/2017 1:05:15 CH |  Admin |  0 bình luận |   1465 lượt xem

(cailuong.net) - Tài trợ và huy động nhiều nguồn lực xã hội tài trợ cho sân khấu như thế nào để phát huy giá trị sáng tạo nghệ thuật chứ không phải để lãng phí, nuôi những đơn vị hoạt động kém hiệu quả.

Muốn xây dựng một nền sân khấu lành mạnh, tử tế, có đủ nội lực để tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh hết sức gay gắt với các loại hình, phương tiện giải trí khác ở thế giới hiện đại, cần bắt tay làm lại rất nhiều vấn đề và sự chung tay của toàn xã hội. Đặc biệt, phải dám thay đổi tư duy, thẳng thắn nhìn lại những bất cập về chính sách đầu tư, phát triển sân khấu. Đây chính là cái gốc của mọi vấn đề, nền móng của sự tồn vong cả một nền sân khấu.

Không phải nuôi cơm, ban phát bổng lộc

Thành quả sân khấu - cùng với các loại hình văn học, nghệ thuật khác - không chỉ mang giá trị phúc lợi xã hội về tinh thần cho hàng triệu người thưởng ngoạn mà tầm cộng hưởng của văn học, nghệ thuật còn tác động rất lớn đến tư duy quản trị xã hội, thể chế chính trị, văn hóa, giáo dục, đối ngoại… Chính vì vậy, đầu tư, tài trợ cho sự tồn tại và phát triển nghệ thuật không phải là để nuôi cơm những người hoạt động sân khấu mà thông qua họ, hay nói đúng hơn là nhờ vào bàn tay tài hoa của họ, nhằm tạo nên bộ mặt văn hóa cho toàn xã hội.

Cần phải quan niệm rằng đầu tư cho nghệ thuật không phải là sự "ban phát bổng lộc" mà đó là phương tiện để thu về cái "lãi" vô cùng to lớn, mang ý nghĩa xã hội lâu dài không thể nào đo đếm được. Cả việc bao cấp và chủ trương xã hội hóa sân khấu giật cục, vội vã đều duy ý chí về phương diện quản lý, như hai thái cực đi ngược chiều nhau và đều bộc lộ những sai lầm mang tính chiến lược.

Nhiều bất cập trong chính sách phát triển sân khấu

Để duy trì sàn diễn, có được những vở tử tế, Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh đã phải gồng mình vượt qua bao khó khăn. Trong ảnh: Cảnh trong vở "Rau răm ở lại". (Ảnh do Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh cung cấp)

Người ta đã nói nhiều về sự bao cấp sân khấu. Đó là kiểu bao cấp cào bằng, không khuyến khích sáng tạo, không tạo ra những tác phẩm nổi bật. Chính sự bao cấp cả về tư duy quản lý lẫn ngân sách đã biến nhiều nghệ sĩ trở thành những công chức nghệ thuật. Họ chỉ làm những tác phẩm theo ý hướng nghệ thuật chủ quan của mình để vừa lòng những cơ quan phân bổ ngân sách cho họ hơn là hướng đến thị hiếu người xem. Nhiều nhà hát chỉ cần sáng đèn, mong có được vài dòng thông tin ưu ái nhờ những tấm vé mời và chua xót thay, khách mời VIP lại thường bỏ vé hoặc cho người nhà đi xem.

Tôi từng dở khóc dở cười khi mời bạn bè đi xem kịch và họ rất vô tư nói rằng: Sân khấu các anh còn thua nhiều thông tin trên báo chí, có gì để xem!

Không thể đem những chuẩn mực nghệ thuật, hiện tượng đông khán giả một thời, dù có những giá trị không thể phủ nhận khi sân khấu còn ở vị thế độc tôn, để ép thị hiếu, thẩm mỹ người xem trở về quá khứ.

Sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nghệ thuật, nếu có, phải là sự cạnh tranh lành mạnh hướng đến nhu cầu thẩm mỹ của người xem và tâm thế thời cuộc. Tiếc rằng, sân khấu bao cấp tràn lan, cào bằng khát vọng và phong cách nghệ thuật, sân khấu của những tấm vé mời đã đi vào dĩ vãng.

Xã hội hóa sân khấu nên được hiểu thế nào?

Tuy nhiên, một tín hiệu rất đáng mừng là các đơn vị vốn được bao cấp như Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội… hằng năm tự tổ chức được cả trăm suất diễn. Đó là kết quả khả quan khi họ biết tự thân vận động, đem sản phẩm đến từng người xem theo tiêu chí xã hội hóa sân khấu.

Các sân khấu xã hội hóa ở TP.HCM từng lóe sáng khoảng một thập niên khi nó dường như là phương tiện giải trí duy nhất, đáng xem nhất với người đương thời. Dần dà, sự cũ kỹ, lạc hậu của các trang thiết bị sân khấu, khán phòng nhà hát; sự nhàm chán của nội dung do ăn theo các bộ phim truyền hình thương mại của Đài Loan, Hồng Kông…; cộng với việc đua nhau khai thác những đề tài âm dương, ma quỷ, đồng tính, hài nhảm nên sân khấu không còn sức hấp dẫn. Đặc biệt, với lớp khán giả trí thức và công chúng vốn trung thành, họ nhiều năm đến với khán phòng nhà hát như một nhu cầu thưởng thức cái đẹp nghệ thuật. Sự lụi tàn và cái chết được báo trước của các sân khấu thương mại rẻ tiền đang là một thực tế không thể biện minh, đổ thừa cho hoàn cảnh.

Tôi từng nhiều lần lên tiếng rằng xã hội hóa không phải là tìm cách đẩy các đoàn sân khấu ra đường tự bươn chải kiếm sống. Không thể coi các đơn vị sân khấu xã hội hóa như một doanh nghiệp làm ăn kinh tế đơn thuần. Nghĩa là họ phải tự bỏ tiền thuê mướn mặt bằng biểu diễn, tự bỏ tiền dựng vở, chịu đầy đủ các khoản thuế phí và cả nguy cơ trắng tay trước sự xâm thực của hài nhảm, game show nhảm… để đem lại giá trị văn hóa, tinh thần đích thực cho toàn xã hội.

Nếu toàn xã hội không chung tay vì một nền văn hóa, nghệ thuật tử tế thì sự duy ý chí của cụm từ "xã hội hóa" có khi còn đẩy sân khấu đến lụi tàn nhanh hơn những bất cập suốt một thời bao cấp. 


Phải thật tâm chăm lo thỏa đáng cho nghệ thuật

Hơn lúc nào hết, vai trò định hướng phát triển, đầu tư, tài trợ nghệ thuật của nhà nước là vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa sống còn cho các hoạt động nghệ thuật và giá trị đích thực của nó. Đầu tư, tài trợ nghệ thuật không đồng nghĩa với sự bao cấp tràn lan trở lại như đã nói ở trên.

Tại sao chúng ta rất mạnh và có được nhiều thành quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội và một phần ngân sách nhà nước cho các hoạt động từ thiện, xóa đói giảm nghèo… mà không thật tâm chăm lo một cách thỏa đáng cho văn hóa, nghệ thuật? Gần như không có nước phát triển nào trên thế giới, kể cả những nước theo thể chế tư nhân tư bản, mà nhà nước từ bỏ vai trò tài trợ nghệ thuật - được coi như bộ mặt văn hóa của một quốc gia. Vấn đề là tài trợ và huy động nhiều nguồn lực xã hội tài trợ cho sân khấu như thế nào để phát huy giá trị sáng tạo nghệ thuật chứ không phải để lãng phí, nuôi những đơn vị hoạt động kém hiệu quả.


Nhà viết kịch Lê Chí Trung

» Sân khấu tử tế khi hướng đến khán giả tử tế

» Đoàn Lô tô của “tân binh” Huỳnh Tuấn Anh

» Làm sân khấu 'tử tế' như đi trên dây

» Cần 'bàn tay' nâng đỡ

» Đạo diễn Việt Tú: Hà Nội không chỉ có “cơm tối, rối nước”

» Một sự kiện và dâu bể văn hóa

» Những chầu khóc cuối tuần

Theo Người Lao Động

Nguồn: nguoidothi.vn

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ thuật truyền thống liên quan

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm  3205

 03/01/2019 12:03:49 CH

Sự kiện được nhận xét thu hút sự quan tâm của công chúng, giúp người xem có cái nhìn cởi mở hơn về ảnh nude.

Xem chi tiết 
Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'

Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'  3284

 02/01/2019 5:06:17 CH

Nghệ sĩ nhận xét sân khấu cải lương xã hội hóa chưa nhận hỗ trợ kịp thời từ cơ quan chức năng nên liên tục lỗ nặng khi hoạt động.

Xem chi tiết 
Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội

Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội  2750

 29/12/2018 7:09:01 CH

Chương trình hòa nhạc quy tụ các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, diễn ra vào 20h ngày 1/1/2019 tại Nhà hát Lớn.

Xem chi tiết 
Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện

Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện  2962

 28/12/2018 4:07:24 CH

Tài tử cùng vợ và diễn viên Thái Hòa, đạo diễn Charlie Nguyễn mừng Vân Sơn ra mắt show mới ở TP HCM.

Xem chi tiết 
Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương

Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương  3668

 27/12/2018 7:08:19 CH

Từ đôi đào, kép ở tỉnh, hai nghệ sĩ trở thành thần tượng được mến mộ trong làng cổ nhạc thập niên 1990.

Xem chi tiết 
'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch

'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch  2250

 25/12/2018 10:03:02 SA

Truyện nổi tiếng của Tô Hoài được chuyển thể thành nhạc kịch với dàn giao hưởng, nhạc cụ dân tộc...

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...