Nghệ thuật truyền thống

Những gánh hát du canh

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 05/03/2017 11:02:49 SA |  Admin |  0 bình luận |   1524 lượt xem

(cailuong.net) - “Sân khấu kịch”, một hình thái lấp lửng giữa “nhà hát kịch” và một gánh hát theo lối digan thuở hậu khẩn hoang, phiêu bạt kỳ hồ trên những ghe hát lớn len lỏi lạch sông, mang cái ánh sáng hào hoa của thế giới ước lệ, của mão hài phấn sáp...

Những đứa trẻ vô gia cư và gánh digan của tân đô thị

Để tìm tới sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh cho một suất kịch chiều cuối tuần, tôi bước vào khuôn viên một nhà văn hóa bề thế khu cư xá Bắc Hải, len lỏi qua đám võ sinh tuổi thiếu niên ồn ào, vài khán giả lác đác trên dãy ghế chờ, mấy cặp trung niên, mấy cô công sở ái mộ anh kép chánh chuyền tay nhau mấy tin vặt đời tư qua chiếc điện thoại thông minh đốt thời gian cho tới giờ diễn.

Dãy ghế chờ cho cảm giác như trong phòng công chứng tư pháp hay phòng nha bình dân, nhưng cũng đủ tươm tất và lịch sự trong chừng mực cho phép của một sân khấu kịch. Hai nhân viên soát vé trong bộ đồ chemise trắng và cô gái bận áo dài tay xách tòn teng cái lẵng tre đựng cuống vé trở thành hai yếu nhân hàng đầu, hai kẻ duy nhất thi thoảng vén tấm rideau dạ đỏ đi khuất vô khán phòng, rồi lại nhớn nhác thò đầu ra.

Những gánh hát du canh

Ở sân khấu Hoàng Thái Thanh, đào kép sắm vai thân phận và khán giả được thực tập cho mình lớp phục trang của lòng trắc ẩn lên tim 

Khi người ta chưa gặp thánh nhan Thiên Chúa, thì ông thánh Peter giữ cửa thiên đàng nắm giữ hào quang tôn nghiêm bực nhứt, là vậy!

Ngày xưa tôi khiếp nhất là mấy ông soát vé rạp tuồng, nhà hát. Thập niên 1980, thi thoảng đoàn kịch Hà Nội vô diễn tuồng Lưu Quang Vũ, lớp thị dân trung lưu, cán bộ mới có vé vô coi. Tôi níu tay ba cho khỏi lạc, từng giọt máu trong người đông cứng khi ông bác soát vé khăng khăng tôi chưa đủ tuổi coi Lưu Quang Vũ. Sau này tôi mới biết cả nước chẳng ai đủ tuổi coi kịch ông này cả!

Cậu nhân viên soát vé tóc chải keo bảnh bao sửa lại manchette rồi bước ra dõng dạc, với một chất giọng giải thích ngay lập tức vì sao bộ vó ngon lành kia lại không rơi vào số phần nghệ sĩ thông báo tới giờ vào khán phòng, cùng một số nguyên tắc không mang đồ ăn thức uống vô rạp. “Quý khán giả” ngồi chưa đầy hai dãy ghế phòng chờ lục tục đứng lên, một người đàn bà trung niên lơ đễnh đưa tay chỉnh chuỗi ngọc giả đeo quanh cổ.

Sân khấu kịch, người ta không còn gọi đó là những gánh hát, nhưng cũng không phải là nhà hát, dù đã từ lúc nào, không lâu lắm sau cái thời ông bác bảo vệ Nhà hát thành phố xách gáy tôi lên đuổi về đó, kịch trường ở đất Sài Gòn đã không còn dinh thự ngay giữa lòng thủ phủ văn nghệ miền Nam.

Như một tay thượng lưu khánh tận, kịch nói tan tác ra những nhóm người còn may mắn xoay trở được một chiếc bè chung vượt thác. Những sân khấu nhỏ ra đời sau thời gian dài tồn tại thành công của mô hình sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần. Ngay giữa quê hương mình, kịch nói trở thành một kẻ ở đậu vào các sân khấu văn nghệ của các nhà văn hóa, những tụ điểm ca nhạc tạp kỹ ngoài trời, và sau này, len lỏi vào tận từng quán cà phê nhỏ. Một cách mỉa mai nhất, một lần, đạo diễn cải lương trẻ Thái Kim Tùng tâm sự: “Vậy là kịch nói lại trở về hình hài đầu tiên, cách đây bao thế kỷ, trong những tiệm nước có ca vũ của kinh thành Ba Lê”.

Nữ hoàng giải trí đất Sài Gòn thuở nào trở thành một thể loại nằm bên ngoài sự quan tâm của công nghệ giải trí hiện đại, ở đậu vào bất cứ diện tích nào còn đủ để ca diễn, từ những khán phòng nhà văn hóa đến chiếc bục gỗ dựng lên giữa một tiệm cà phê. Tất cả trở thành đất diễn, bất cứ nơi nào có thể căng rạp dựng tuồng ngay giữa lòng thủ phủ kịch nói Nam bộ, nơi giờ đây tấc đất tấc vàng.

Kịch nghệ bị phế truất ra khỏi chính những nhà hát điêu tàn thoi thóp cuối cùng, nép mình nương náu vào các mái hiên dã chiến. Nữ đạo diễn Ái Như, trong những ngày cuối năm, cái giọng kim lanh lảnh quen thuộc của sân khấu nhỏ ngày xưa cất lên buồn bã trên điện thoại “Chúng tôi là những đứa con của Tổ, có cha có mẹ, nhưng không có nhà”.

Hà Triều Hoa Phượng - hoa mỹ nét phác Romantisme Francaise

Khán phòng suất diễn chiều cuối tuần không đầy khán giả, nhưng đủ tươm tất và trang trọng trong một chút khí phách cao ngạo của kẻ thờ sân khấu.

Anh kép chánh trong bộ dạng gã Quasimodo bước ra từ những trang văn của Hugo, bản địa hóa tài tình nhờ ngòi bút cặp thầy tuồng Hà Triều Hoa Phượng, và một lần nữa “thoại kịch hóa” từ bài bản cải lương, thành ra một hơi hướm quen thuộc của những đoàn kịch nói sau này, phảng phất cái duyên vừa lạnh vừa lẳng của lối thoại Hoàng Dũng (bút hiệu của kỳ nữ Kim Cương), chất văn học đậm đà hẳn so với lối kịch truyền hình như một lằn ranh tinh tế nhưng kiêu kỳ.

Tuyến tuồng của Hà Triều Hoa Phượng từng một thời gây đình đám và làm nên huyền thoại đã làm phỉ mãn nhu cầu lãng mạn thơm mùi bơ sữa của tinh thần Francais romantisme vốn ăn đậm vào máu thị dân Sài Gòn. Cặp song bút huyền thoại đã cho kịch trường Sài Gòn đúng cái vị bơ sữa đó, vuốt ve chiều chuộng thói nết lãng mạn phong lưu của những cuốn tiểu thuyết Bà Tùng Long và những bộ phim phỏng tác Quỳnh Dao ngập tràn màn bạc lúc bấy giờ. Dân Sài Gòn “sến” từ trong máu, sến kiểu Tây hay kiểu Tàu, hay kiểu miệt vườn, có thể cùng lúc trộn lên như ổ bánh mì thập cẩm, và đúc kết tài tình trong lối thoại trịch thượng, nhưng thuyết nhân quả Đông phương chặt chẽ tới từng số phận nhân vật.

Những gánh hát du canh

Đôi nghệ sĩ gạo cội của sân khấu Hoàng Thái Thanh: Thành Hội - Ái Như

Tôi có thể nói, mỗi gia đình thị dân Sài Gòn đều có thể bước ra từ bất cứ kịch bản nào của cặp thầy tuồng này. Những Niễng chuệch choạc dị hợm ôm mộng Lục Vân Tiên, những Lượm ngô nghê, những ả courtesan sang trọng khát tình trong Tần Nương Thất, những vị phụ huynh mang trong mình cái tôn nghiêm khắc kỷ của ông già trầu chân đất miệt vườn nghiến răng gằn giọng “Niễng, có ra đi cũng phải đi đứng thẳng thớm đàng hoàng!”.

Ôi cái “thẳng thớm đàng hoàng” chết người đó, tôi vẫn còn thấy trong chữ sĩ của dân Sài thành, trong động tác người đàn bà bất giác đưa tay chỉnh chuỗi ngọc đeo trên cổ trước khi vô rạp, trong bộ chemise ủi cẩn thận của người đàn ông trung niên ngồi cách tôi hai dãy ghế.

Niễng thẫn thờ ngồi sụp xuống bóp chân cho ông già vợ hụt, ngô nghê cái khuôn miệng méo mó của nó đón muỗng cơm như đứa con nít mồ côi, trệu trạo trộn trong miếng nhai giọt nước mắt đàn ông mất vợ, như thể người ta có thể nghe thấy tiếng tru vô thanh của loài sói câm. Gã không khóc được, dù khoảnh khắc đó gã khóc cho cả đứa con nít cả đời không biết tới muỗng cơm cha mẹ đút. Trong cái thân thể trời bắt xấu xí quái gở kia, gã đang đánh nhau với thứ còn xấu xí méo mó hơn chính hình hài gã. Tay Lục Vân Tiên đời thường bị xấp giấy bạc đánh rớt tới manh giáp tôn nghiêm cuối cùng, mảnh địa đàng trầu cau cuối cùng, mảnh ghép mù lòa trời cho cuối cùng mà gã may mắn lượm được như chính cái tên của con nhỏ đui bán vé số đã “thấy” gã, duy nhất trên đời, hay ho đẹp đẽ biết chừng nào. Trong cơn thịnh nộ của kẻ cùng quẫn, anh bạn tôi, tay kép đẹp truyền hình lên cơn cuồng nộ xấu xí nhất, tay cầm thanh rựa. Tôi rùng mình nghĩ tới cơn thịnh nộ xấu xa nhất đã huỷ diệt đến tận những thánh đường nghệ thuật cuối cùng của giai kỳ hoa lệ bằng cơn cuồng nộ của những nhát rựa vết liềm nô bộc.

Thánh đường giữa nền đất nện và vết sẹo lồi giữa đại lộ Galliéni

Trong thánh đường trú tạm tươm tất dù nhỏ bé đó, tôi ăn lại món ăn đã tưởng tượng được thưởng thức không dưới trăm lần trong đời, từ khi sân khấu chính kịch và cải lương gần như tuyệt tích.

Thế mà vẫn cứ bị hút vào, vẫn chậm nước mắt như thể mới coi lần đầu. Cái máu “sến” nó đã lậm từ đâu không rõ, nhưng giữa đất phồn hoa đô hội, người ta càng thèm thuồng ray rứt vì nó không thôi. Chả phải đó là tấn tuồng diễn xoay vần thường nhật ngay giữa Sài Gòn, vậy mà người ta còn thèm thuồng chiêm ngắm nó, sơn phết lẫy lừng trong ngôn ngữ ước lệ của kịch nói trên sân khấu viền rèm nhung kia.

Rồi đến một ngày, người ta sẽ nhận ra nước mắm “có thạch tín” kia mới thật là thứ mặn mòi mùi mẫn cho cái cơn ghiền chưa bao giờ được thỏa đáp đủ đầy của cư dân thành thị. Cho đến khi đó, người ta vẫn lóc cóc leng keng đếm lại một mùa xuân nữa không về qua phách bolero hè phố, người ta vẫn mê mải vặn đài coi phim bộ truyền hình. Những nụ cười hài kịch càng phủ phê ồn ã, thì cái nhu cầu khóc mướn càng quằn quại khát thèm.

Nữ hoàng giải trí đất Sài Gòn thuở nào trở thành một thể loại nằm bên ngoài sự quan tâm của công nghệ giải trí hiện đại, ở đậu vào bất cứ diện tích nào còn đủ để ca diễn, từ những khán phòng nhà văn hóa đến chiếc bục gỗ dựng lên giữa một tiệm cà phê.

Sẽ tới một lúc, người ta nhận ra chính nước mắt, thứ chất làm mềm ướp mặn tâm can đó mới là điều làm ra lòng hào sảng và trắc ẩn của thuộc tính thị dân Nam bộ.

“Tôi tin vào nước mắt và giá trị của bi kịch trong bản ngã tinh thần công chúng miền Nam”, tôi đã khẳng định như vậy trong cuộc điện đàm với người nữ đạo diễn đầu lãnh một trong những sân khấu chính kịch hiếm hoi còn cầm hơi lành lặn giữa Sài Gòn 2016. Chị trả lời: “Có người nói Sài Gòn không còn tồn tại một nền nghệ thuật kịch nói nữa. Có đền đài thành quách dinh thự, có nhà hát, thì mới có cái nền. Nhưng nếu không, thì nền gạch bông hay đất nện cũng là nền. Ở đâu có đất bằng, ở đó vẫn có thể dựng tuồng căng rạp lại từ đầu”. Chính “gánh hát” của chị, mà người ta gọi là “sân khấu kịch” Hoàng Thái Thanh, cũng đã lênh đênh trú tấp không yên ở một nơi. Lại dọn tuồng thâu rạp, lại trả phục trang, tha lôi cảnh trí đi tìm một hàng hiên phi chính thống để lại bày cảnh sắm vai. Giữa mùa Tết, những tuồng hài xoàng xĩnh nhất cũng có thể bội thu thì trong cái thánh đường dã chiến của họ, những bài bản chánh bi cứ diễn ra, nêm nếm vài miếng cười duyên, nhưng ở đó, người ta tới để trắc ẩn xuýt xoa, và để khóc. Ở đó, đào kép sắm vai thân phận, và chính khán giả được thực tập sắm cho mình lớp phục trang của lòng trắc ẩn lên tim. Ở đó, chầm chậm, người ta nhấm nháp tận hưởng cái khoái cảm của lòng trắc ẩn, cách thương cho phận người khác, dù là một thân phận hư cấu được dồi phấn thoa son từ hơn nửa thế kỷ về trước.

Những gánh hát du canh

Vở kịch mới chuyển thể từ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đang diễn ở sân khấu Hoàng Thái Thanh

Ở đó, những lớp tuồng mới lại được bày soạn, những bài bản cũ lại được phục dựng, lầm lũi ngược chiều giữa cơn lốc những miếng hài nhồm nhoàm rổn rảng trong những khán phòng xôm tụ hơn. Như một nét bút khả dĩ tiếp nối tính văn học trong nét tuồng xưa, những kịch bản chuyển thể văn học Nguyễn Ngọc Tư lại được dựng mới. Thuyết nhân quả Đông phương được tiết chế trong cấu trúc tư duy đương đại. Chỉ là một hơi thở buồn như câu hò huê tình lẻ bạn cất lên le lói giữa ồn ã thị thành.

- Chị tin vào sự xoay chiều thời cuộc cho thị hiếu bi kịch rồi sẽ có lúc diễn ra như một cuộc phục sinh chăng?

Người nữ đạo diễn thở dài:

- Ở đây, chúng tôi có cả những vở hài kịch nữa, để nuôi sống tình yêu chính kịch. Bán nụ cười nuôi nước mắt, chúng tôi đổi chác bán tháo cả mồ hôi và nhiều thứ nữa. Không ai có thể ngồi chờ một nhà hát dựng lên trong đêm.

Khoác lên vai chiếc thập giá của một tông đồ truyền giáo, chân đặt tới đâu là thánh đường ở đó, đôi nghệ sĩ Thành Hội - Ái Như cho tôi cái cảm giác đó.

Đêm nay, như bất cứ đêm nào, ở một quán cà phê nào đó, những kịch sĩ trẻ đang trổ diễn say sưa san sát vào khán giả, phá vỡ mọi nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật sân khấu kinh điển. Đêm nay, như bất cứ đêm nào khác, những lớp diễn mang nét hoa mỹ của ngòi bút Hà Triều Hoa Phượng lại cứ kiên trì làm sống lại những thi vị phong lưu của miếng bơ lãng mạn Pháp trong ổ bánh mì Sài Gòn.

Kịch nghệ Tây phương đã hình thành nên từ những quán rượu, và thoại kịch miền Nam đã bước ra từ những gánh hát ghe bầu, như vậy.

Và nếu cần, tất cả đều có thể lại bắt đầu một lần nữa, như vậy.

Trác Thúy Miêu, ảnh H.T.T

 

 

Nguồn: nguoidothi.vn

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ thuật truyền thống liên quan

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm

Triển lãm ảnh nude là sự kiện nhiếp ảnh tiêu biểu trong năm  3205

 03/01/2019 12:03:49 CH

Sự kiện được nhận xét thu hút sự quan tâm của công chúng, giúp người xem có cái nhìn cởi mở hơn về ảnh nude.

Xem chi tiết 
Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'

Kim Tử Long: 'Tôi lỗ hàng trăm triệu vì gây dựng sân khấu cải lương'  3284

 02/01/2019 5:06:17 CH

Nghệ sĩ nhận xét sân khấu cải lương xã hội hóa chưa nhận hỗ trợ kịp thời từ cơ quan chức năng nên liên tục lỗ nặng khi hoạt động.

Xem chi tiết 
Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội

Tài năng violin 20 tuổi biểu diễn chào năm mới ở Hà Nội  2750

 29/12/2018 7:09:01 CH

Chương trình hòa nhạc quy tụ các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, diễn ra vào 20h ngày 1/1/2019 tại Nhà hát Lớn.

Xem chi tiết 
Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện

Chánh Tín hội ngộ Vân Sơn ở sự kiện  2961

 28/12/2018 4:07:24 CH

Tài tử cùng vợ và diễn viên Thái Hòa, đạo diễn Charlie Nguyễn mừng Vân Sơn ra mắt show mới ở TP HCM.

Xem chi tiết 
Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương

Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thưở của sân khấu cải lương  3668

 27/12/2018 7:08:19 CH

Từ đôi đào, kép ở tỉnh, hai nghệ sĩ trở thành thần tượng được mến mộ trong làng cổ nhạc thập niên 1990.

Xem chi tiết 
'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch

'Dế mèn phiêu lưu ký' được dựng thành nhạc kịch  2250

 25/12/2018 10:03:02 SA

Truyện nổi tiếng của Tô Hoài được chuyển thể thành nhạc kịch với dàn giao hưởng, nhạc cụ dân tộc...

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...