- Vì sao Thanh Sang chưa được phong NSND?
- Những vai diễn của Thanh Sang còn mãi
- Lời trăn trối với vợ của NSƯT Thanh Sang
- Những vai diễn để đời của NSƯT Thanh Sang
- Đồng nghiệp thương tiếc NSƯT Thanh Sang
Vì sao Thanh Sang chưa được phong NSND?
Những vai diễn của Thanh Sang còn mãi
Vì sao Thanh Sang chưa được phong NSND?
Những vai diễn của Thanh Sang còn mãi
Lời trăn trối với vợ của NSƯT Thanh Sang
Những vai diễn để đời của NSƯT Thanh Sang
Đồng nghiệp thương tiếc NSƯT Thanh Sang
NSƯT Thanh Sang tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943 tại Hòa Hiệp, Phước Hải, Bà Rịa- Vũng Tàu. Ngày 4-4, ông được gia đình đưa đi cấp cứu vì có triệu chứng khó thở. Khi nhập viện ông rất tỉnh táo, trao đổi với bác sĩ về căn bệnh của mình. Sau nhiều ngày điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM), dù được các thầy thuốc hết lòng cứu chữa nhưng do bệnh suy thận, xuất huyết não, suy tim, ông đã hôn mê sâu rồi ra đi trong niềm thương xót của gia đình, nghệ sĩ đồng nghiệp và đông đảo khán giả mộ điệu sân khấu cải lương.
Cha ông từng tham gia Kháng chiến chống Pháp , hy sinh năm 1949. Mẹ ông phải làm lụng vô cùng cực nhọc để nuôi 4 con nhỏ, trong đó chỉ có ông là trai. Vì vậy, từ năm 8 tuổi, ông bắt đầu sống bằng nghề đi vá lưới và đi biển đánh cá , vừa nuôi gia đình vừa kiếm tiền học văn hóa.
Tác giả Lê Duy Hạnh chúc mừng NSƯT Thanh Sang trong chương trình vinh danh ông "50 năm một tình yêu nghệ thuật" tại Nhà hát TP
Do gia đình sống gần rạp cải lương Hải Lạc, ông bị cuốn hút theo nghề hát xướng. Ban đầu, ông thường nhại lại các giọng của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, ông Chín Sớm, Thành Công rất được bà con tán thưởng.
Năm 1960 , đoàn cải lương Ngọc Kiều của bầu Hoàng Kinh, Ngọc Đán đến Hải Lạc biểu diễn. Khi diễn vở "Chiều Đông gió lạnh về", ông được đưa vào thay thế do một nghệ sĩ bị bệnh đột xuất không thể diễn được. Bầu Hoàng Kinh thấy ông thông minh đã đặt cho nghệ danh là Thanh Sang.
NSƯT Thanh Sang và vợ trong đêm vinh danh ông tại Nhà hát TP
Năm 1962 , ông được bầu Hoàng Kinh cho thế vai của NS Hùng Cường , vai Đông Nhật trong vở "Tuyết phủ chiều Đông". Ông diễn thành công vai này nên từ đó thành kép chánh trong đoàn cải lương Ngọc Kiều.
Năm 1964 , ông chuyển về hát cho đoàn "Hoa mùa Xuân", sau đổi thành "Dạ lý hương". Cũng trong năm này ông đoạt HCV giải Thanh Tâm với vai Tạ Tốn trong vở "Cô gái Đồ Long". Vai diễn Tạ Tốn trong vở này bị mù, rất khó diễn song ông lại diễn rất độc đáo, đến mức nhiều người nhắc đến ông với nghệ danh đính kèm “Thanh Sang - Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn”. Vai diễn đã đưa ông từ một anh chàng chài lưới, chưa qua trường lớp, trở thành ngôi sao sáng trong làng sân khấu thời đó.
NSƯT Thanh Sang với vai diễn để đời - Trần Minh (vở Bên cầu dệt lụa)
Năm 1975 , ông đã tạc thêm thành công trong sự nghiệp với nhiều nhân vật khác như: Trần Minh trong vở " Bên cầu dệt lụa ", vai Thi Sách trong vở " Tiếng trống Mê Linh ", vai Lê Hoàn trong vở "Thái hậu Dương Vân Nga"...
Năm 1985 , ông thôi hát ở các đoàn văn nghệ, chỉ thu băng đĩa và hát phục vụ khi có yêu cầu. Ba năm sau, ông mới cùng đoàn nghệ sĩ Việt Nam sang Paris biểu diễn.
Năm 2001 , ông bị bệnh nặng, phải rời xa sân khấu một thời gian dài. Ngày 4 - 3- 2007 , chương trình "Làn điệu phương Nam" đã tổ chức tại Nhà hát Thành phố vinh danh ông với chủ đề "50 năm một tình yêu nghệ thuật", do NSND Bạch Tuyết làm tổng đạo diễn cải lương, để kỷ niệm 50 năm nghiệp ca diễn của ông.
NSƯT Thanh Sang và NSND Bạch Tuyết trong vở "Kiều Nguyệt Nga"
Trong sự nghiệp sân khấu, với hàng trăm vai diễn, ông đã khắc họa thật tinh tế những góc cạnh tâm lý của nhân vật, để vai diễn của ông đi vào lòng người, được công chúng yêu mến như: Trần Minh (Bên cầu dệt lụa), Thi Sách (Tiếng trống Mê Linh), nhà vua (Đường gươm Nguyên Bá), An Lộc Sơn (Chuyện tình Dương Quí Phi), Đảnh (Tần Nương Thất), Long Hồ (Tuyệt tình ca), Tô Điền (Tiếng hạc trong trăng), Đông Nhật (Tuyết phủ chiều đông), Du Thản Chi (Kiều Phong A Tỷ), Lục Vân Tiên (Kiều Nguyệt Nga), Quách Tĩnh (Anh hùng xạ điêu)…
Tang lễ của NSƯT Thanh Sang được tiến hành tại nhà riêng, đường số 17 phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM. Lễ viếng bắt đầu từ 10 giờ ngày 21-4. Lễ truy điệu 7 giờ 15 phút ngày 25-4. An táng tại Nghĩa trang Bình Dương (đường Nguyễn Văn Thành, Chánh Phú Hòa, Bến Cát, Bình Dương).
Bài và ảnh: Thanh Hiệp
Nguồn: nld.com.vn