Bức tượng Chiến thắng được nhà điêu khắc Nguyễn Mai Chửng thực hiện năm 1982 và trở thành một trong những hiện vật đầu tiên của Bảo tàng. Năm 1987, khi thành lập Bảo tàng thì bức tượng đã có sẵn ở tòa nhà này và được nhập kho nên thiếu thông tin tư liệu. Khi tác phẩm bị đổ và gãy, một hội đồng giám định tình trạng tác phẩm được thành lập, trong đó có họa sĩ Quách Phong (nguyên Tổng thư ký Hội Mỹ thuật TP.HCM đầu thập niên 1980).
Họa sĩ cải lương tôi yêu Quách Phong cho biết: “Khoảng năm 1980, dưới sự chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt, cuộc thi mẫu tượng đài thể hiện chiến thắng được tổ chức. Lần thứ nhất không có mẫu nào đạt yêu cầu nên ông Kiệt trực tiếp chỉ đạo Hội Mỹ thuật tổ chức lần hai với sự tham gia đông đảo các nghệ sĩ kháng chiến, tiểu sử nghệ sĩ Sài Gòn trước 1975.
Chỉ sau ba tháng, hơn 40 mẫu đã được trưng bày tại Sở Văn hóa - Thông tin và tác phẩm Chiến thắng của nhà điêu khắc Nguyễn Mai Chửng được chọn”. Tác phẩm thể hiện chủ đề chiến thắng và hòa bình bằng nhóm nhân vật gồm một anh bộ đội, một phụ nữ và một em bé. Sân bay Tân Sơn Nhất là nơi được chọn đặt tượng đài này, nhưng vì sợ chiều cao của nhóm tượng cản trở tầm nhìn ảnh hưởng đến sự an toàn của các chuyến bay nên không được triển khai.
Theo suy nghĩ của không ít nghệ sĩ lúc đó thì nhà điêu khắc Mai Chửng là người “phía bên kia” vì sinh ra ở Bình Định, học tại Huế và sinh sống tại Sài Gòn (1963- 1975). Nhưng Mai Chửng là người có nhiều mẫu tượng đã đoạt giải cao tại các cuộc thi điêu khắc của thành phố trong thập niên đầu tiên sau chiến tranh. Sự tham gia tích cực với tính chuyên nghiệp của các nghệ sĩ Sài Gòn và việc tác phẩm của Mai Chửng được chọn đâu phải tự nhiên.
Nếu khi đó lãnh đạo Thành ủy không phải là Bí thư Võ Văn Kiệt (1976-1982) và một số nghệ sĩ lãnh đạo Hội Mỹ thuật không nhiệt tình, liệu nghệ sĩ từ hai phía có nhanh chóng hòa nhập để cùng hoạt động và tượng của Mai Chửng có được chọn làm tượng đài biểu tượng chiến thắng?
Tượng Chiến thắng hiện nay
Khi chiến tranh kết thúc, lãnh đạo các cơ quan quản lý mỹ thuật thành phố như Phòng Quản lý mỹ thuật, Hội Mỹ thuật đều là các nghệ sĩ kháng chiến. Lực lượng sáng tác tại thành phố lúc đó ngoài nghệ sĩ từ miền Bắc trở về và từ chiến khu ra còn có các họa sĩ, nhà điêu khắc Sài Gòn như Trương Văn Ý, Nguyễn Trung, Mai Chửng, Nguyễn Lâm, Đỗ Quang Em, Hồ Hữu Thủ, Dương Tuấn Kiệt, Nguyên Khai, Trương Thị Thịnh, Nguyễn Văn Trung, Huỳnh Văn Mười…
Họ đã chọn con đường ở lại nhưng không khỏi ưu tư, e ngại khi bắt đầu sống trong chế độ chính trị mới, làm việc với đồng nghiệp mới. Quan điểm phân biệt giữa “người cũ” (nghệ sĩ Sài Gòn) và “người mới” (nghệ sĩ kháng chiến) của một số họa sĩ, nhà điêu khắc kháng chiến, kể cả trong lãnh đạo Hội là hoàn toàn tự nhiên. Trong tình hình đó, có thể nói một trong những yếu tố có tính chất quyết định cho sự nhanh chóng hòa đồng của nghệ sĩ cũ và mới là Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt.
Bằng sự hiểu biết, sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp trong công tác văn hóa nghệ thuật, sự chân tình và cởi mở khi tiếp xúc với các nghệ sĩ, ông Kiệt đã có được sự quý trọng không chỉ của các họa sĩ, nhà điêu khắc kháng chiến mà còn có sự tin yêu của các nghệ sĩ Sài Gòn. Ông luôn tranh thủ thời gian trò chuyện, trao đổi với nghệ sĩ, với lãnh đạo Hội Mỹ thuật, trực tiếp xem các cuộc thi, đánh giá kết quả và có lời động viên, khuyến khích tinh thần nghệ sĩ đúng lúc. Ông đã tạo điều kiện, đáp ứng mọi yêu cầu của Hội Mỹ thuật về trụ sở hoạt động, về kinh phí để hoạt động mỹ thuật có hiệu quả. Năm 1976 Hội đã có một cuộc trưng bày mỹ thuật rất lớn tại Cung Văn hóa Lao động với sự tham gia đông đảo các nghệ sĩ.
Chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc đương nhiên đã đặt ra, nhưng thực hiện được hay không, nhanh hay chậm lại phụ thuộc trực tiếp vào người lãnh đạo và những người trong cuộc. Những năm đầu sau 1975, việc tạo ra một môi trường hoạt động mỹ thuật, thu hút được nghệ sĩ từ tất cả các nhóm thật không đơn giản. Chính nhờ sự cởi mở, chân tình, khát khao được sống trong hòa bình của các nghệ sĩ từ hai phía và tâm - trí của người có vai trò quyết định trong giai đoạn đặc biệt của lịch sử mà sự hòa giải được diễn ra suôn sẻ và sớm nhất.
Bài và ảnh Thanh Cao
» Khi người trí thức lựa chọn
» Tình đoàn kết dân tộc trong ngày thống nhất
» Hòa giải dân tộc: Đã đến lúc người Việt vượt qua chuyện thắng - thua
» Những ngày tháng Tư
» Sài Gòn thay đổi đời tôi
» Tàu Việt Nam Thương Tín - cuộc hồi hương sóng gió
» Giá trị tháng Tư
» Tướng Lê Mã Lương: Kịch bản Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Biển Đông đã rõ ràng
» Tướng Lê Văn Cương: Không nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc
» Bà Phạm Chi Lan: Đi định cư ở nước ngoài cả, đất nước này ai xây dựng đây?
» Đảng lãnh đạo, nhưng nếu làm trật thì phải chịu trách nhiệm giải trình
» ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: 'Nỏ thần chớ để sa tay giặc - Mất cả đất liền, cả biển sâu'
Nguồn: nguoidothi.vn