Một vở diễn của Nhà hát Cải lương Hà Nội (ảnh: Nhà hát Cải lương Hà Nội)
Đến dự Lễ tổng kết và bế mạc có NSƯT Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH – TT và DL, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi; ông Lê Minh Khái, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;lãnh đạo Hội Nghệ sĩ #sankhau# Việt Nam, Cục Nghệ thuật biểu diễn;đại diện Sở VH – TT và DL các tỉnh, thành phố, cùng đông đảo nghệ sĩ, diễn viên cải lương của 27 đơn vị nghệ thuật #sankhau# Cải lương chuyên nghiệp trong toàn quốc…
Tổng kết đánh giá về các vở diễn trong suốt cuộc thi, Nhà lý luận phê bình #sankhau# – Chủ tịch Hội đồng Ban Giám khảo, PGS Nguyễn Tất Thắng đã có bài phát biểu tổng kết đánh giá rất công phu và sâu sắc. Vị Chủ tịch Hội đồng Ban Giám khảo đã thẳng thắn, nghiêm túc chỉ ra những mặt được và chưa được của các vở diễn. Như về kịch bản, Nhà lý luận phê bình #sankhau# nhận xét vẫn có kịch bản mới, sáng tạo nhưng cũng có kịch bản đã cũ kỹ, non kém về ý tưởng nghệ thuật cũng như thi pháp kịch… Về trình độ diễn xuất của #dienvien#, ông đánh giá có #dienvien# diễn đạt đến độ xuất thần, gây khoái cảm nghệ thuật và sự đồng điệu cho người xem. Tuy nhiên, cũng theo Nhà lý luận phê bình, có #dienvien# diễn còn rất ngô nghê, thi diễn chuyên nghiệp nhưng đến cả lời thoại cũng không thuộc, phải nhờ đồng nghiệp nhắc tuồng. Ông nhấn mạnh, điều đó là thiếu chuyên nghiệp và các đoàn cần phải xem xét lại…
Một cảnh trong vở diễn của đoàn
cải lương Cao Văn Lầu-Bạc Liêu (ảnh: vhttdlkv3)
Phát biểu tại lễ bế mạc, NSƯT Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH – TT và DL, Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi đánh giá: “Mỗi vở diễn tham gia cuộc thi đã thể hiện rõ những sắc thái, diện mạo riêng, dù vở diễn hiện đại, dã sử, lịch sử hay dân gian cũng đều mang hơi thở của cuộc sống hiện đại; phản ánh kịp thời những tấm gương người tốt việc tốt, những thành tựu trong công cuộc đổi mới, những vấn đề đang bức xúc trong đời sống xã hội… Cuộc thi như một ngày hội lớn, nơi gặp gỡ, trao đổi, học hỏi giữa những bạn bè đồng nghiệp, cùng nhau gìn giữ xây dựng nền văn hóa Việt Nam, đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”.
NSƯT Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH – TT và DL, Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi – phát biểu bế mạc
Cuộc thi nghệ thuật #sankhau# #cailuong# chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015 diễn ra từ ngày 6 đến ngày 23.11 tại Nhà hát Cao Văn Lầu, TP. Bạc Liêu. Có 27 đơn vị nghệ thuật #sankhau# #cailuong# chuyên nghiệp trên toàn quốc tham gia dự thi với 33 vở diễn.
Kết quả, có 5 vở diễn và 57 #dienvien# được trao tặng Huy chương vàng (30 triệu đồng/vở và 7 triệu đồng/#dienvien#); 8 vở diễn và 80 #dienvien# được trao tặng Huy chương bạc (20 triệu đồng/vở và 5 triệu đồng/#dienvien#); ngoài ra còn có giải thưởng giành cho #tacgia# xuất sắc nhất, họa sĩ xuất sắc nhất và giải thưởng của Hội đồng Ban Giám khảo.
5 vở diễn đạt Huy chương vàng gồm:
– Tình sử hai vương triều – Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai
– Yêu là thoát tội – Nhà hát Cải lương Hà Nội
– Vòng xoáy – Đoàn Cải lương Hương Tràm Cà Mau
– Vua thánh triều Lê – Nhà hát Cải lương Việt Nam
– Chiến binh – Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
N.P