"Tôi rất vui khi được các nghệ nhân tượng sáp mời thực hiện việc đo đạc chỉ số cho bức tượng của tôi trong chuyến về thăm quê nhà lần này. Cả cuộc đời theo nghề hát, tôi hạnh phúc lắm khi nhận được lời mời đầy trân trọng này.
Tôi quyết định tặng cho bảo tàng tượng sáp Việt 50 bức ảnh quý của tôi trong suốt thời gian hoạt động nghệ thuật. 82 tuổi có được niềm vui như vậy, tôi quá đỗi hạnh phúc, có nhắm mắt cũng yên lòng" – danh ca Minh Cảnh cho biết khi ông giới thiệu thời điểm chụp những bức ảnh quý này, mỗi bức ảnh đều có nhiều kỷ niệm đối với ông trong suốt hành trình đến với nghề hát.
Ca sĩ Bích Thùy, con nhạc sĩ - NSƯT Bắc Sơn, xúc động: "Tôi nể phục anh hai Minh Cảnh vì đã gìn giữ rất kỹ những kỷ vật cuộc đời nghệ thuật của mình. Bức ảnh khi anh còn trẻ rất mộc mạc, chân quê nhưng thời đó giọng ca của anh đã làm say đắm biết bao tấm lòng mộ điệu bài vọng cổ".
Danh ca Minh Cảnh bên những bức ảnh chân dung quý được triển lãm
NS Hà Mỹ Xuân xúc động: "Anh là một danh ca hiếm hoi của sân khấu cải lương, giữ được sự chuẩn mực của bài vọng cổ, nhất là cách ca hơi dài rõ chữ, chắc nhịp. Từ những bài vọng cổ của anh mà nhiều thế hệ diễn viên trẻ đã noi theo để sáng tạo cách ca, làm cho bài vọng cổ có nhiều cách thể hiện khác nhau nhưng vẫn giữ sự chuẩn mực của nó. Đó là nhờ vào công lao mở đường của anh".
Danh hài Kiều Oanh chúc mừng danh ca Minh Cảnh
Nhìn những bức ảnh của một thời kỳ gắn liền với ký ức của nhiều khán giả yêu bài vọng cổ, NS Thanh Hằng nói: "Hồi nhỏ tôi có tiền quà sáng mẹ cho, đều để dành để mua những quyển bài ca cổ có in hình chú Minh Cảnh, giờ nhìn lại những bức ảnh này tôi xúc động quá. Thấy một trời tuổi thơ của mình hiện hữu. Từ việc mê giọng ca của ông mà tôi đến với việc đi học ca vọng cổ, mơ có ngày được đứng chung trên sân khấu cải lương với ông".
NS Hà Mỹ Xuân chúc mừng triển lãm ảnh của danh ca Minh Cảnh
Với danh hài Kiều Oanh, chị cho biết rất mê vai diễn Cao Nguyên Bình trong vở "Đêm lạnh chùa hoang" của NS Minh Cảnh. "Từ nhỏ ở An Giang tôi đã mê giọng ca của chú, lớn lên trong tâm trí của tôi chú là người thầy đáng kính, vẽ ra biết bao ước mơ để thế hệ trẻ dấn thân theo nghề hát. Hạnh phúc khi nhìn ngắm những bức ảnh này".
Nhà điêu khắc Nguyễn Thị Diện cho biết khu trưng bày tượng sáp Việt rất vinh dự khi có thêm bức tượng sáp của danh ca Minh Cảnh và những bức ảnh đầy ký niệm mà ông trao tặng.
NS Thanh Hằng bên bức chân dung vai diễn nổi tiếng của danh ca Minh Cảnh (Cao Nguyên Bình trong vở "Đêm lạnh chùa hoang")
Tin-ảnh: Th.Hiệp
Nếu có người ví tài năng ca vọng cổ tuyệt vời của “Vua vọng cổ” – đệ nhất danh ca miền Nam Út Trà ÔN giống như hình ảnh làm xiếc với trái bóng trên sân cỏ của “ Vua bóng đá” Pê-lê thì Minh Cảnh giống như huyền thoại bóng đá Argentina – cậu bé vàng Maradona. Dù sự ví von ấy có hơi khập khiểng nhưng đó là sự trân trọng thật sự về một tài năng của SKCL. Fifa trong lịch sử hơn 100 năm của bộ môn bóng đá đã có hai huyền thoại Pê-lê, Maradona hay nhất thì SKCL gần 100 năm ra đời cũng tự hào về hai giọng ca tuyệt vời Út Trà ÔN và Minh Cảnh.
Nhắc đến Minh Cảnh, khán giả không những chỉ yêu thích giọng ca vàng nhiều năm sau này không có đối thủ, họ còn nể phục tài năng võ thuật của anh vào hàng siêu đẳng, được xem là anh kép giỏi võ nhất của SKCL trước đến nay. Đã có nhiều giai thọai lưu truyền trong khán giả và trong giới về tài giỏi võ của Minh Cảnh là món quà xuân đặc biệt gởi tặng đến tất cả các bạn đọc trước thềm năm mới.
Chưa hát kép đã là tài danh
Đây là một trưởng hợp đặc biệt của SKCL…Bởi Minh Cảnh vào nghề rất trể, chỉ ca salon vài bài vọng cổ trước lúc mở màn đã thành “sao”, là con cả trong gia đình nghèo đông con, từ nhỏ anh rất vất vả. Anh phụ mẹ làm đủ thứ nghề như: Bnas bắp, mía, bánh mì, trái cây, cà rem, chuối nấu, đậu phụng luộc,… để nuôi các em ăn học. Trong những ngày vật lộn mưu sinh ấy, Minh Cảnh may mắn được một người thợ hớt tóc dạy ca vọng cổ và vài miếng võ phòng thân. Sau đó ít năm, giọng ca vàng trên hè phố của Minh Cảnh lọt vào mắt xanh của các trợ lý ông bầu Long (GĐ Công ty Kim Chung). Dĩ nhiện với con mắt nhà nghề , bầu Long đã tiếp cận và “bắt” liền Minh Cảnh đem về tập sự nhưng bầu Long không phí phạm trong cách dùng người. Ông lăng –xê cho Minh Cảnh ca trước giờ mở màn một số bài tân cổ. Không ngờ khán giả đem lòng yêu thích, tranh nhau đi xem hát sớm (trước đây nhiều khán giả khó tính có tật hay hay đi xem hát trể, họ canh cho đoàn phụ diễn xong 30 phút mở màn của các diên viên tập sự mới vào rạp để xem vở diễn chính thức mà thôi) để được nghe anh ca. Doanh thu của đoàn từ khi có Minh Cảnh càng tăng vọt. Dù chưa hát chính thức vai nào nhưng tên tuổi của Minh Cảnh đã nổi như cồn, trở thành lực hút của đoàn. Điều này khiến một số nghệ sĩ đàn anh trong đoàn đem lòng đối kỵ. Nghe đâu anh kép chánh của đoàn ghen ghét Minh Cảnh được nhiều khán giả yêu thích nên đã thuê du đảng đánh dằn mặt. Tuy Minh Cảnh lúc này có biết chút ít võ nghệ nhưng anh không thể đương cự nổi trước màn hội đồng của đám du đảng đánh thuê. Bầu Long sau đó biết chuyện nên điều anh kép chánh sang đoàn hát khác và có kế hoạch lăng-xê minh Cảnh lên hát chánh. Sau trận đánh lộn hội đồng, Minh Cảnh tầm sư học đạo để trang bị cho mình một bản lĩnh võ thuật hầu…tự vệ. khi võ nghệ đã cao cường, diễn xuất của anh cũng tiến bộ hơn, nhất là những vở tuồng kiếm hiệp hương xa. Anh nổi bật ở các thế kiếm, đường roi, côn vì múa đẹp. Lại có thể bay xẹt bay vòng uốn lượn trên không đánh kiếm….rồi đáp xuống sân khấu ca vọng cổ hơi dài dâu xề đậy (dây nam cao nhất của SKCL). Minh Cảnh chưa bao giờ ăn hiếp một ai, dù đã có nhiều trường hợp khiêu khích hoặc nhiều đối tượng muốn “thử tài” của anh.
Một số giai thoại về võ thuật của Minh Cảnh
Nếu không vì sự đối kỵ của đồng nghiệp, bị du đảng đánh hội đồng thì Minh Cảnh chưa chắc trở thành anh kép giỏi võ bậc nhất của SKCL. Khi người viết hỏi anh động cơ học võ, học ở môn phái nào, thầy nào thì anh chỉ cười: “ Qua” học lớm thôi, toàn võ rừng ấy mà; chủ yếu cho sức khỏe được tốt và tránh né khi bị người khác ức hiếp dồn ép. Nhưng NS Minh Cảnh Út (ngoài đời tên Hiệp, là em trai út của Minh Cảnh) thì hé lộ cho chúng tôi biết chuyện mỗi tháng Minh Cảnh phải dành thời gian vài ngày để về Tây Ninh hay đi An Giang ( vùng Thất Sơn) thọ giáo võ ở một số võ sư nổi tiếng của địa phương. Nhìn các thế đánh của Minh Cảnh và đệ tử trên đoàn hát của anh, chúng tôi thấy có chiêu thức lấy từ Mai Hoa quyền của Thiếu Lâm, nhưng thế “nhập nội” đánh bằng cùi chỏ của võ Bình Định, nhưng thế khóa tay, kẹp cổ của nhu đạo…Nhìn Minh Cảnh thì triển chiêu thức, khó ai đoán được đó là tuyệt học của môn phái nào. Nó vừa đẹp, vừa hiếm nếu không tập dợt, sắp lớp kỷ thì khi ra sân khấu biểu diễn các diễn viên giao đấu với anh rất dễ dính đòn. Việc đoàn Minh Cảnh có những cảnh bay táo bạo, ngoạn mục và đánh võ đẹp mắt như phim chẳng những làm khán gải yêu thích mà thường hay bị nhiều tay giang hồ, võ sư địa phương tìm cánh quậy, khiêu khích, thách đấu…Đã có không ít giai thoại về những trường hợp này.
Quậy phá đoàn hát để thử tài nghệ Minh Cảnh
Đoàn CL Minh Cảnh trước giải phóng và đoàn Thiên Cảnh (sau giải phóng, do Minh Cảnh lập) là một trong những đoàn lưu diễn bị quậy phá nhiều nhất. Côn đồ quậy vì muốn xem Minh Cảnh hát mà khỏi tốn tiền mua vé, hoặc vì muốn thấy Minh Cảnh trổ tài võ thuật ra sao. Đặc biệt là ở hai tỉnh miền Trung và Bình Định và Quảng Ngãi trước giải phóng và có rất nhiều lò võ. Họ thường thử tài với nhau bằng cách gây sự, thách đấu để học miếng hiểm của đối phương. Nghe NS Minh Cảnh giỏi võ nên đoàn của anh khi về hai tỉnh này lưu diễn ở đất võ Bình Định thì gặp cũng bị “Thử thách”. Lần ấy đoàn Minh Cảnh về diễn ở đất võ Bình Định thì gặp sự cố. Nghe tin ngaoif dàn cổng lộn xộn nên Minh Cảnh đích thân ra giải quyết. Anh thấy một đám thanh niên sổ sảng với các nữ nhân viên soát vé rồi còn rượt đánh nhân viên trật tự của đoàn. Minh Cảnh từ tốn can ngăn khuyên giải nhưng đám thanh niên này rất xấc xược nhào vô đánh hội đồng anh. Chỉ một vài động tác anh đã hạ đo ván đám thanh niên trên. Bổng nhiên có một trung niên có râu quay nón rậm, tướng chắc nịch nhảy vào “can thiệp”, cho là Minh Cảnh bức hiếp em út mình. Biết là gặp cao thủ, Minh Cảnh vòng tay thi lễ: “Mong ông anh lượng thứ! Đoàn chúng tôi lưu diễn là đem lời ca tiếng hát đi phục vụ bà con chứ pahir đâu gây sự. chỉ tại em út của ông anh làm bậy nên buộc lòng chúng tôi phải tự vệ, ngăn cản”. nhưng tay trung niên này mặt vẫn lầm lì, quyết ăn thua với Minh Cảnh. Hắn tung liên tiếp ba cú đá và bồi thêm miếng đấm hiểm nhắm vào mặt Minh Cảnh. Rất nhanh, anh hóa giải hết, lừa thế tiếp cận khóa luôn đôi tay gã này. Dù thắng thế nhưng Minh Cảnh vờ ngã xuống đau đớn, miệng la lớn: “ Hảo chiêu, hảo chiêu, bái phục xin bái phục”. Biết minh Cảnh nương mình, không làm mình mất mặt trước đám đông khán giarvaf đám đệ tử nên gả trung niên kia chỉnh lại quần áo rồi thi lễ theo kiểu con nhà võ: “ Đúng là danh tánh hư truyền. Bấy lâu nghe Minh Cảnh giỏi võ nay mới được diện kiến, mong anh bỏ qua cho”. Rồi hai người bắt tay làm hòa. Sau khi đám quậy này kéo đi hết, một số khán gải địa phương cho biết, người trung niên vừa thi đấu với Minh Cảnh là võ sư giỏi nhất vùng này. Vãn hát, vị võ sư đích thân đến mời Minh Cảnh và một số nghệ sĩ của đoàn đến võ đường của ông để đàm đạo và thết đãi một bữa cháo gà. Trao đổi với Minh Cảnh, vị võ sư này hỏi anh học võ môn phái nào mà thân pháp nhanh nhẹn, những đòn thế hóa giải khá lạ thì Minh Cảnh cười: “ Tui được mấy cụ ở quê chỉ cho vài miếng để phòng thân, gọi nôm na là võ rừng chứ không nghe các cụ nói rõ môn phái nào”. Biết Minh Cảnh khiêm tốn, không muốn lộ gốc tích võ học của mình nên vị võ sư này rót đầy hai chung rượu mời anh cùng nâng ly và xin được kết bạn. Sau đó Minh Cảnh cũng gặp trường hợp tương tự với một võ sư ở một lò võ tỉnh Quảng Ngãi. Sau 20 phút giao đấu bất phân thắng bại, vị võ sư này cũng đã vòng tay thi lễ khen ngợi tinh thần võ đạo của Minh Cảnh và xin được kết bạn với anh.
Khoảng năm 1969-1970, đoàn Minh Cảnh lưu diễn ở Phan Rí( tỉnh Bình Thuận) thì có một đám lính người nhái đến gây sự. Trong đó có hai người mang theo súng ngắn. Đích thân Minh Cảnh ra dàn cổng hòa giải thì hai tên có súng chửi thề rồi còn dí súng vào đầu Minh Cảnh định bóp cò, trong khi các tên khác rượt đánh nhân viên của đoàn. Biết không thể nhịn được nên Minh Cảnh xuất chiêu, tước hết vũ khí của chúng đồng thời khống chế các tên khác. Tưởng sự việc nghiêm trọng nên Minh Cảnh quyết định cho hậu đài hạ phong màn để chuyển bến. Còn anh chị em nghẹ sĩ trong đoàn rất hồi hoopjsowj mấy tay lính kia đến trả thù thì thanh niên trong đoàn dù có giỏi võ cở nào cũng khó lòng đương cự với súng ống, lựu đạn. Mặc dù anh em công nhân trong đoàn khẩn trương để chuyển bến nhanh nhưng tờ mờ sáng mới xong. Đêm đó Minh Cảnh đứng ngồi không yên. Anh thức suốt để phụ anh em hậu đài. Đồ đạc vừa chất xong lên xe thì bổng có một xe jeep quân đội chạy nhanh đến rạp hát. Bước xuống đầu tiên là một sĩ quan, theo sau là hai cận vệ mang theo súng M.16, đến trước rạp đòi gặp Minh Cảnh, Minh Cảnh bình thản ra gặp tay sĩ quan. Thấy Minh Cảnh tiến đến vòng tay thi lễ nhã nhặn nên tay sĩ quan này cười: “Trăm nghe không bằng mắt thấy. Mấy thằng lính của tôi đêm qua thất lễ với anh nên sáng nay tôi dậy sớm đến đây xinanh trả lại hai cây súng đền thiệt hại cho đoàn. Lính tôi đều có võ, toàn là nhị đẳng, tam đẳng, tứ đẳng Teawondo, nghe anh giỏi võ nên đến thử nghề. May mà anh nương tay nên bọn chúng chỉ bị thương nhẹ. Thấy tụi nó đau đớn rên hừ hừ cả đêm nhưng tôi dựng đầu dậy hết, tát cho mỗi thằng mấy bạt tai cảnh cáo vì cái tội làm bậy. Thôi thì mũi dại, lái phải chịu đòn, mong anh thông cảm bỏ qua cho”. Thấy đoàn dọn dẹp định di chuyển nên tay sĩ quan này khuyên Minh Cảnh nên để đoàn ở lại diễn cho bà con xem. Rồi còn hứa cho mấy tên lính ở đơn vị ra bảo vệ an ninh trật tự cho đoàn trong các đêm diễn tiếp theo.
Khoảng năm 1971, đoàn Minh Cảnh lưu diễn ở phố núi Pléiku. Đêm ấy đoàn diễn vở “Máu nhuộm sân chùa”, minh Cảnh trong vai Trần Tự Tâm đang vô một câu vọng cổ hơi dài rất ngọt, được khán giả vỗ tay khen tặng liên tục thì có mấy tay lính đứng ở gần sân khấu la to: “ Minh Cảnh ca dở ẹc, dở ẹc”. Nhân viên trật tự của đoàn thấy vậy đến yêu cầu các tên lính này giữ trật tự để đoàn biểu diễn thì bị rượt đánh. Đoàn phải kéo màn để dàn xếp. Minh Cảnh gặp trục tiếp mấy tay lính này hỏi nguyên do vì sao đến đoàn hát để gây sự thì bọn chúng trả lời: “ Tại tụi tui nghe anh giỏi võ, muốn thách đấu với anh để biết hư thực”. Do nóng ruột vì khán giả đang chờ đợi xem đoàn tiếp diễn nên minh Cảnh đành nhận lời. Hôm đi gặp bọn lính đòi thách đấu. minh Cảnh đi một mình cầm theo cây roi mây. Đám lính có 5 người thì hết 4 tên nhào vô đánh hội đồng Minh Cảnh. Chúng ra đòn rất ác, Minh Cảnh chủ yếu muốn dàn hòa nên chỉ tránh né. Đến khi thấy chúng quyết ăn thua nên anh quất mấy đòn roi cho ngã hết. tên còn lại, Minh Cảnh trông quen quen nhớ là đã gặp đâu rồi, tướng tá tên này bặm trợn toát lên nội lực thâm hậu nên anh rất cảnh giác. Thấy bốn “chiến hữu” của mình đều bị hạ gục vì đòn roi nên tên còn lại đề nghị Minh Cảnh đấu tay không. Hai bên quần nhau đến nữa tiếng đồng hồ thì Minh Cảnh lừa thế khóa chặt cả đòn chân và đòn tay của tên này làm hắn không cục cựa được. biết là không thể thắng được Minh Cảnh nên tên này cười to: “không ngờ võ nghệ của anhtieens bộ dữ quá,. Hèn chi khán giả đồn đãi khắp nơi”, rồi hắn mới hỏi Minh Cảnh: “Anh còn nhớ em không?” Thấy không khí lúc này có vẽ thân thiện nên Minh Cảnh cười giàn hòa. Lúc này tên lính mới cho biết mình là một trong những tên được anh kép chánh năm xưa thuê đánh hội đồng Minh Cảnh. Từ ngày biết Minh Cảnh là người tài của sân khấu, hắn tỏ ra hối hận vì việc làm trước đây của mình và chỉ mong có dịp gặp lại anh để tạ lổi
Tướng cướp Điền Khắc Kim xin được kết bạn với Minh Cảnh
Trước giải phóng, các băng nhóm thế giới ngầm hoạt động rộng, công khai. Một phần vì sự thờ ơ của các quan chức an ninh chế độ củ. Phần khác là do được một số quan chức bao che, dung túng để được hưởng lợi từ thế giới ngầm. Các băng nhóm này thường chia khu vực để “tự trị”, mỗi lãnh địa (như Sài Gòn, chợ Lớn< Tôn Đản, Khánh Hội, Cầu Muối, Bàn Cờ, Cầu Bông, Lăng ÔNg, Lăng Cha Cả, Gò Vấp, Phú Nhuận, Thủ Đức…) đều có một đại ca lãnh đạo băng nhóm. Khi có tranh chấp lãnh địa, “phi vụ” làm ăn bọn chúng thường giàn trận thanh toán lẫn nhau. Đã có nhiều trận “thư hùng” đẫm máu trên đường phố làm kinh động gây nguy hiểm đến bà con lương thiện. Các băng nhóm nặng ký thường thực hiện những “phi vụ” lớn để kiếm lợi nhuận, làm tiền các cơ sở sản xuất lớn. Còn các băng nhóm nhỏ thì thực hiện các công việc đơn giản hơn như: đâm thuê, chém mướn, cướp bóc, giật dọc, bảo kê nhà hàng, sòng bạc…Đã nổi lên nhiều tay anh chị khét tiếng như: Đại ca Thay (Trần Đại), Huỳnh Tỳ, Long”trăng”, Tạ Tình, Vũ Thế Hùng, Tín mã Nàm, Điền Khắc Kim, Hùng “phóc”, Hùng “đầu bò”….Tuy bản chất gian ác, không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào miễn có lợi nhuận, nhưng cũng có nhiều tên lại mê ca nhạc và đặc biệt là cải lương. Cũng như bao khán giả bình thường khác, nhiều tay sát thủ khét tiếng cũng thường đến rạp để xem hát và rất yêu thích tài năng nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu. họ cũng có thần tượng và thường tìm cách tiếp cận để làm quen, kết bạn. Trong đó có tướng cướp Điền Khắc Kim. Từ ngày Minh Cảnh nổi danh ở SK Kim Chung rồi lập đoàn hát riêng, tay tướng cướp này đâm ra mê mẩn giọng ca Minh Cảnh, nhất là thấy anh giỏi võ, biểu diễn quyền cước đẹp mắt trên sân khấu. Mỗi lần tay tướng cướp này đi xem anh hát đều mua tặng anh một lẳng hoa, ký tên “ Một khán giả vô cùng ái mộ minh Cảnh”, Lần ấy đoàn Minh Cảnh về diễn ở rạp vùng ven Sài Gòn, người khán giả đặc biệt này theo dõi suốt bốn đêm liền kèm theo những lẳng hoa thân quen. Trong đêm diễn cuối cùng của đoàn ở rạp, Điền Khấc Kim đi thẳng vào hậu trường với mấy tay đàn em xin gặp mặt Minh Cảnh. Thật tình Minh Cảnh không nghỉ những lẳng hoa thân quen ấy là của Điền Khắc Kim mà nghi là của một nữ khán giả nào đó. Trong bộ dạng rụt rè khi sơ kiến, minh Cảnh thấy có thiện cảm với người khán giả này, cho nên khi Điền Khắc Kim xin được kết bạn, Minh Cảnh đã nhận lời và hẹn có dịp sẽ đến nhà anh chơi. Trong lần tiếp xúc đó, Minh cảnh không nghe anh ta giới thiệu thân thế về mình mà chỉ toàn là khen ngợi Minh Cảnh ca hya, đánh võ đẹp đẹp nhu thật. Sau đó khoảng vài tháng khi đi lưu diễn ở miền Trung, Minh Cảnh mới biết được ‘chân dung” thật của người khách đặc biệt ấy do đọc được một tờ báo miêu tả lại vụ cướp bóc táo bạo mà đứng đầu là chủ tướng Điền Khắc Kim kèm theo tấm hình của tên tướng cướp này trong trang báo. Thoáng giật mình và có vẽ hơi buồn, Minh Cảnh tâm sự với các đồng nghiệp trong đoàn: Nhân chi sơ tính bản thiện. Dù là một tay cướp khét tiếng nhưng họ cũng có trái tim như bao người khác, cũng đam mê nghệ thuật, thích cái đẹp. chính vì sân si, dục vọng mà cái gốc thiện của con người không giữ được. Âu cũng là nghiệp số của mỗi con người mà ra cả.
Khương Đại Vệ mến phục Minh cảnh
Cuối thập niên 1960, Khương Đại Vệ nổi lên trong làng điện ảnh kiếm hiệp Hồng koong. Cùng với Địch Long, Quang Thái, Vương chung, Khương Đại Vệ hợp thành bộ tứ tài tử ăn khách nhất của Châu Á. Đây là thế hệ của một loại kép đẹp kiếm hiệp ra đời, sau Vương Vũ, La Liệt. Kế đó là đến laoij phim võ thuật Kungtu với những Lý Tiểu Long, Trần Tinh, Sương Điền Bảo Chiêu. Thành Long… Trong thời điểm Khương Đại Vệ nổi danh và trở thành minh tinh hàng đầu của làng điện ảnh Hồng Koong, anh thường được các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á như: Việt Nam, Singapore. Malaysia….nơi có nhiều người Hoa sinh sống, mời sang giao lưu. Lần ấy Khương Đại Vệ sang Việt Nam để giao lưu và tìm hiểu về hoạt động nghệ thuật sân khấu của miền Nam. Thấy anh em nghệ sĩ đoàn Minh Cảnh đánh võ đẹp mắt nên Khương Đại Vệ đi xem đến hai lần. Sau đó, Khương Đại Vệ lên sân khấu tặng hoa cho nghệ sĩ rồi trò chuyện với Minh Cảnh, anh tỏ ra bái phục Minh Cảnh. Chẳng những ca hay diễn giỏi mà thân pháp của Minh Cảnh còn rất nhanh lẹ, đạt đẳng cấp của một võ sư thượng thừa. Khương Đại Vệ còn trầm trồ khen giàn võ sĩ của đoàn. Anh cho rằng xưa nay anh chưa thấy đoàn nghệ thuật nào đánh thật, nhiều màng miếng đẹp và thật như thế. Bộ tấn của các võ sĩ trong đoàn đều rất chắc, nội lực anh em thâm hậu. Khi được Minh Cảnh khen là Khương Đại Vệ đóng phim hay, đánh kiếm đánh võ rất đẹp thì Khương Đại Vệ khoác tay: “ Tụi tôi thua xa các anh. Bởi khi thực hiện phim ảnh chúng tôi sắp lớp, đánh với tốc độ chậm. Nhờ kỹ thuật , kỷ xảo khán giả mới thấy như vậy thôi”.
Dù đã có nhiều tư liệu và cả những trãi nghiệm qua thực tế nhưng khi viết bài này tôi có điện thoại qua Mỹ để hỏi thêm Minh Cảnh một số chi tiết. Bất ngờ là NS Minh Cảnh có vẻ không vui, anh cho rằng mình là người của quá khứ, viết nhiều về anh, người hiểu được không nói gì, còn người không biết sẽ chê là anh”nổ”, thổi phồng sự việc. anh còn nói thêm một câu: “ Nếu em viết bài về anh, hãy tôn trọng sự thật thì câu chuyện mới có ý nghĩa”,. Tôi tôn trọng ý kiến của anh, nếu không thì chuyện kể về anh sẽ còn dài, rất dài…
Theo: nguyenkhoiktc
Nguồn tin: BSK
Chuyện về NS Minh Cảnh: Đường roi tuyệt kỹ Bình Định có võ sư mù Hồ Ngạnh (quê ở An Nhơn, cách quê tác giả Lê Duy Hạ anh một con sông, chưa tới một cây số) nổi tiếng với đường roi tuyệt kỹ. Ông múa roi giỏi đến mức đã có người thử tạt nước vào người ông mà chẳng thấy quần áo ông bị ướt. Tuy ông mù nhưng có nhiều môn sinh đến xin thọ giáo, trong đó có người con trai độc nhất của ông. Tương truyền rằng, do nhận thấy con mình võ đức không tốt nên Hồ Ngạnh không truyền hết tuyệt học, nhất là đòn roi tuyệt kỹ, vì sợ con làm bậy. Biết cha còn giấu tuyệt chiêu nên người con ngoài cách năn nỉ không được đã nghĩ cách khác... Một đêm trăng, có tên ăn trộm mặc toàn đồ đen, che mặt vào trộm bò nhà ông. Được vợ cho biết tin, Hồ Ngạnh cầm roi ra án ngữ nơi cổng rào nhà không cho tên trộm lùa bò đi. Hai bên quần nhau cả tiếng bất phân thắng bại. Ngạc nhiên vì miếng võ nào mình tung ra đều bị tên trộm 'hóa giải hết, Hồ Ngạnh sợ đánh lâu sức già không lại trẻ nên ông quyết định tung tuyệt chiêu, chợt nghe một tiếng bịch, tên trộm nằm giãy lạch đạch dưới đất cố trút giọng nói yếu ớt: cha ơi, chết con rồi. Biết con mình dùng khổ nhục kế để học tuyệt chiêu nên Hồ Ngạnh đứng chết trân. Còn vợ ông ở trong nhà chạy ra khóc như mưa. Bởi có lần bà được chồng cho biết, ông chưa bao giờ sử dụng tuyệt chiêu mà một khi đã ra đòn thì đối thủ khó sống, bởi tuyệt chiêu đánh vào các tử huyệt đối phương, chết nhanh hay chậm là do mức độ ra đòn của Hồ Ngạnh. Bà ôm con rồi trách chồng: sao ông nhẫn tâm dùng tuyệt chiêu với con, nó còn sống được bao lâu nữa? Hồ Ngạnh than thở: Tại thằng Hai nó quyết ăn thua, tung toàn đường hiểm đánh tôi nên tôi buộc lòng phải trừng trị, cao lắm thì sáu tháng nữa thằng Hai sẽ qua đời... Từ khi người con trai độc nhất mất, Hồ Ngạnh không thiết tha gì đến chuyện võ học nữa. Ông buồn rồi sinh bệnh mà mất sau đó mấy năm...
Ở SKCL cũng có một nghệ sĩ có đường roi nổi tiếng. Đó là nam danh ca Minh Cảnh. Theo lời NS Minh Cảnh út (em trai út Minh Cảnh) thì khi lập đoàn hát riêng, anh Hai (Minh Cảnh) lúc nào cũng kè kè cây roi bên mình. Thấy nó mãnh khảnh, chỉ dài hơn 1 mét nhưng là vũ khí tự vệ rất lợi hại của Minh Cảnh. Nhiều lần lâm trận, chống lại số đông anh Hai mới dùng roi, làm bọn côn đồ khiếp đảm, kiêng nể. Trong số báo Xuân Tân Mão, chúng tôi có đề cập đến hai trường hợp mấy tên lính chế độ cũ dùng súng uy hiếp và đánh hội đồng để thử tài võ học của Minh Cảnh. Cả hai lần nguy hiểm này Minh Cảnh đều dùng roi để đối phó. Nhưng trong hai lần này, anh ra chiêu có phần nương tay, cốt là để tước đoạt súng và dằn mặt đối phương nên mấy tên lính chỉ bị thương nhẹ. Thấy Minh Cảnh sử dụng đòn roi quá lợi hại nên tên thứ năm (võ công cao nhất, là người đã được một nghệ sĩ đàn anh năm xưa thuê đánh hội đồng Minh Cảnh) đề nghị Minh Cảnh đánh tay không nhưng rồi cũng chịu không nổi, đành mới lộ thân thế. Biết Minh Cảnh trên tài, có võ đức nên mấy tên lính này rất khâm phục và xin nhận Minh Cảnh làm đàn anh.
Khi lập đoàn hát riêng, buổi chiều sau khi chơi cờ tướng với nghệ sĩ trong đoàn, Minh Cảnh thường cầm roi rảo một vòng sân bãi để kiểm tra. Thấy đám con nít chạy nhảy lung tung, anh lùa bọn chúng vào một góc, rồi hỏi thăm gia cảnh từng em. Thấy em nào nghèo khó, Minh Cảnh móc túi cho tiền rồi bố trí khu vực để các em xem hát miễn phí và dặn chúng đừng đùa nghịch để bà con xem hát không bị ảnh hưởng. Mấy chị bán hàng nước, trái cây, có cổi,... thấy Minh Cảnh cầm roi để hù dọa con nít cho bọn trẻ khỏi làm mất trật tự sân bãi nhưng không ai biết đớ là vật bất ly thân, là vũ khí rất lợi hại của anh.
Có lần lưu diễn ở miền Tây, Minh Cảnh ghé thăm đoàn hát của minh Phụng. Sau khi mời anh Hai dùng cơn trưa, Minh Phụng thấy còn sớm nên hầu Minh Cảnh mấy ván cờ tướng. Thua liền Minh Phụng ba ván nên Minh Cảnh không để ý đến xung quanh. Một nhân viên trong đoàn Minh Phụng biết Minh Cảnh quý cây roi nên tìm cách giấu. Lúc phát hiện mất roi Minh Cảnh càu nhàu: mấy em làm gì cũng được chứ đừng có giấu cây roi của anh, anh không thích đâu. Minh Phụng thấy nhạn viên của mình quá trớn nên bảo đem trả roi và xin lỗi Minh Cảnh. Vuốt giận Minh Cảnh, Minh Phụng đùa: khi nào anh Hai rãnh, truyền cho em vài miếng võ phòng thân và nếu có dịp anh cho em xin cây roi này nhé! Minh Cảnh ừ: với ai chứ em thì anh không tiếc...
Sau giải phóng vài năm, Minh Cảnh không lập đoàn hát riêng nữa mà anh cộng tác cho một số đoàn nhà nước. Lúc này người ta ít thấy Minh Cảnh mang cây roi theo bên mình như trước. Anh cho biết, chuyện an ninh giờ thì đã có Ban quản trị đoàn lo hết nên anh đỡ bận tâm, chỉ tập trung vào hát xướng. Chính vì không có cây roi bên mình như trước mà Minh Cảnh đã gặp nguy hiểm khi về Sài Gòn hát tại các tụ điểm. Cách đây hơn chục năm, Minh Cảnh về trụ lại ở TPHCM. Anh thuê nhà ở đường Lê Văn Sĩ (Quận 3). Có lẽ người nhà anh có chuyện tiền bạc sao đó với đám xã hội đen nên có mấy tay hầm hầm mang mã tấu tìm đến nhà để hỏi chuyện. Nói tiếng trước tiếng sau là mấy tay này xả mã tấu xuống đầu vợ anh. Đang chơi cờ tướng với mấy đứa em trong nhà, thấy vợ lâm nguy nên Minh Cảnh nhảy phóng qua một cái bàn thật cao, dùng tay chụp vào chuôi mã tấu. Do lực chém quá mạnh nên tay Minh Cảnh tét một đường dài phải khâu đến trên chục mũi. Nén đau, Minh Cảnh tước mã tấu đám xã hội đen và khống chế hết bọn chúng. Sau đó, Minh Cảnh nhỏ nhẹ dàn xếp êm thắm. Thấy Minh Cảnh giỏi võ , lại biết chuyện nên mấy tay xã hội đen sau đó đã rút êm. Khi nhắc lại chuyện này, mấy đàn em của anh cho biết, nếu lúc đó Minh Cảnh có cây roi bên cạnh thì anh đã không bị thương như vậy. Dù lúc đó Minh Cảnh tuổi đã 60 nhưng thân pháp của anh vẫn rất nhanh lẹ, kịp cứu vợ thoát chết. Hiện Minh Cảnh đang định cư ở Mỹ. Nhiều Việt kiều nghe tin anh giỏi võ đã đến xin thọ giáo nhưng anh không dạy. Anh cho biết, việc truyền võ học phải có ''duyên'' mới được và chỉ truyền cho những người có tâm đức chứ không dạy đại trà.
Theo: ngocanh
Nguồn tin: Khổ Gia Trường - Báo sân khấu
Nguồn: cailuongvietnam.com