Nghệ sĩ

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 28/06/2022 7:01:24 SA |  Admin |  0 bình luận |   2693 lượt xem

(cailuong.net) - Ông luôn nói đời nghệ sĩ có ăn cơm Tổ mới hiểu hết nỗi niềm và tiết lộ sau đại dịch Covid-19 sẽ góp sức thúc đẩy sàn diễn cải lương sáng đèn

Phóng viên: Nhắc đến ông, khán giả nhớ ngay những vai diễn nông dân. Ông có bao giờ sợ mình bị "chết vai" rồi dẫn đến nhàm chán?

- NSND THANH NAM: Phải nói sau thành công của vai "Hai Lúa" trong phim "Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa", tôi cứ ào ào nhận được hàng chục số phận nông dân. Có lẽ tố chất "nông dân rặt" từ sàn diễn cải lương nó đã vận vô mình, nên tôi dễ dàng hóa thân trăm kiểu nông dân nghèo khắc khổ hay nông dân lên đời rồi… nổ, lên phố lơ ngơ rồi bị lừa... Tôi không sợ chết vai, chỉ sợ vai chết. Còn nhàm chán ư? Nếu không muốn chán thì phải tích lũy, phải lắng nghe, phải cọ xát xem người nông dân thời nay nghĩ gì, trăn trở điều gì để biến hóa thành tính cách nông dân trong con người nghệ sĩ.

NSND Thanh Nam Loi khen che cua khan gia quan trong lam!

NSND Thanh Nam và vợ là NSƯT Y Phương (Ảnh: THANH HIỆP)

.Ngoài "Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa", ông còn được yêu thích nhiều vai nữa. Bản thân ông thích vai nào nhất?

- Không đếm hết số lượng vai nông dân. Những vai trong các phim như: "Chuyện tình bên dòng kênh Sáng", "Tiếng chuông trôi sông", "Người đánh trống trường", "Lấy vợ Sài Gòn", "Bác Ba Phì thời @", "Mua láng giềng gần", "Về quê cưới vợ", "Tay chơi miệt vườn", "Tiếng sét trong mưa", "Những cuộc tình trắng đen", "Sắc màu hạnh phúc"... mỗi vai là một số phận nhưng vai nào cũng đều có sự tương tác từ cuộc sống.

NSND Thanh Nam Loi khen che cua khan gia quan trong lam!

NSND Thanh Nam trong 1 vai nông dân (Ảnh: THANH HIỆP)

.Ngoài phim ảnh, ông có nghĩ mình còn nợ sân khấu cải lương?

- Bây giờ, hễ rảnh là tôi ca nghêu ngao mấy câu vọng cổ trong các vai diễn: "Lưu Bình - Dương Lễ", "Tô Ánh Nguyệt", "Mùa thu trên Bạch Mã Sơn"... Nhớ mãi Hội diễn Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000 với vai ông Tư Kèn trong "Quãng đời còn lại" và Liên hoan Sân khấu khu vực Nam Bộ với vai ông Tư Chờ trong "Niềm đau gia phả". Tôi nợ sàn diễn cải lương khi tâm nguyện tiếp tục gầy dựng Đoàn hát Nhân dân Kiên Giang theo mô hình xã hội hóa chưa thành hiện thực. Đại dịch khiến mọi hoạt động nghệ thuật đóng cửa. Mong sớm xua được Covid-19, đời sống sàn diễn ổn định, mới dám tính đến chuyện "trả nợ".

.Theo ông, khi sàn diễn sáng đèn, để định nghĩa sự thành công của một vở diễn cải lương sau đại dịch cần điều gì?

- Nghệ thuật trình diễn trên sân khấu cải lương mang nét đặc trưng riêng, hiệu quả đạt được chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều bộ môn mang bản sắc khác nhau. Kịch bản văn học chính là nền tảng để các khâu như: âm nhạc, mỹ thuật, thiết kế đạo cụ, phục trang, âm thanh, ánh sáng, tiếng động hậu trường, giọng ngâm hậu trường hòa quyện vào diễn xuất của người nghệ sĩ. Qua rồi cái thời "show diễn ăn may". Phải đầu tư, cập nhật diễn biến thời sự thì cải lương mới sống khỏe sau đại dịch.

.Điều gì đã làm nên sức sống mạnh mẽ cho những vở diễn cải lương trong quá khứ? Tại sao ngày nay người ta hoài nghi kịch bản mới khó thu hút?

- Các soạn giả xưa lồng ghép rất tài tình khát vọng vươn tới cuộc sống đổi mới trong từng kịch bản. Nên mẫu số chung ở thân phận người phụ nữ trong kịch bản xưa hay ngút ngàn. Họ chịu nhiều bất hạnh trong đời sống hôn nhân do những hủ tục, lề lối phong kiến áp đặt như vở "Tô Ánh Nguyệt", nhưng tuyệt đối tinh thần kịch bản không quá bi lụy, thống thiết, mà qua hoàn cảnh của từng thân phận nhân vật, khán giả cảm nhận được sự chia sẻ. Chính vì thế mà các nhân vật như: cô Lựu ("Đời cô Lựu"), cô Nguyệt ("Tô Ánh Nguyệt"), cô Lan ("Lan và Điệp") vẫn có sức sống mãnh liệt cho đến hôm nay.

Tôi không hoài nghi lực lượng sáng tác mới, họ cũng có nhiều kịch bản chạm đến trái tim công chúng. Nhưng để tạo dấu ấn đậm nét, người viết kịch bản cần phải đi nhiều, thâm nhập đời sống ở nhiều góc nhìn khác nhau. Quan trọng hơn là cách vận dụng bài bản, đặt đúng bài, đúng ngữ cảnh.

.Để đào tạo nguồn nhân lực về đội ngũ soạn giả trẻ cho sân khấu cải lương hiện nay, theo ông, phải chú trọng điều gì?

- Sân khấu cải lương hiện nay đạo diễn cải lương, diễn viên, nhạc công có thừa nhưng tác giả thì ngày càng ít. Một kịch bản viết cả năm chỉ được diễn vài suất, có vở chỉ diễn xong phúc khảo thì cất kho, tác giả cải lương không nuôi sống được bản thân nên họ chuyển sang viết kịch bản phim, tấu hài, tiểu phẩm game show truyền hình… và cứ thế cải lương mất dần trong đời sống giải trí hiện nay. Các nhà quản lý về ngành sân khấu cần phải sớm có chủ trương, chính sách, kế hoạch đào tạo lực lượng soạn giả trẻ cho bộ môn cải lương.

.Ông có nhận xét gì về Giải thưởng Trần Hữu Trang (1991-2014) và đến năm 2020 vừa qua đã mở rộng tính chất của cuộc thi nâng lên tầm quốc gia?

- Đây là một tín hiệu vui cho sân khấu cải lương. Khác với giải thưởng HCV trước đây chỉ trao cho đào kép chánh, cuộc thi này mở rộng nhiều loại vai diễn để nghệ sĩ thi tài như: đào mùi, đào lẵng, đào võ; kép mùi, kép lão, kép độc, kép lẵng… Qua cuộc thi, đã có được một lực lượng diễn viên đoạt HCV, HCB xứng tầm quốc gia. Tôi chỉ tiếc là sau khi tổ chức thành công thì phải đối mặt với dịch Covid-19, nên chưa tạo được hiệu ứng tích cực.

.Hoài bão của ông hiện nay là gì? Ông có là người thích mơ ước?

- Mơ ước không bị tính thuế nên ở tuổi này, tôi vẫn mơ. Hoài bão lớn nhất của tôi là khi đại dịch qua đi sẽ góp sức thúc đẩy sàn diễn cải lương sáng đèn. Dù gì mình cũng ăn cơm Tổ, nhờ cải lương mới có ngày nay.

Ông bộc bạch: “Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm! Tôi là mẫu diễn viên không thích tranh lời thoại, bung miếng hài từa lưa với bạn diễn. Tôi bám kịch bản và châm “đúng chỗ ngứa” những câu thoại đúc kết từ sự quan sát cuộc sống. Hạt giống gieo mầm trước khi nó vươn lên cao hơn, nó phải hấp thụ từ đất biết bao dinh dưỡng. Vì vậy, tôi luôn đặt mình trong tâm thế là hạt mầm khao khát vươn lớn”.
THANH HIỆP thực hiện

Làm cải lương theo kiểu danh hàIThanh Nam




Lập đoàn cải lương tư nhân mang tên mình, NSƯT Thanh Nam cho thấy nếu biết làm, cải lương tỉnh lẻ vẫn sống được

Đến Kiên Giang đúng mùa "giỗ ông Trực", đông đảo người dân trong vùng không chỉ tới viếng đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá hay tham gia lễ hội mà còn ở lại để được xem cải lương của đoàn hát danh hài Thanh Nam.

Tinh gọn và chuẩn mực

Giữ trọng trách trưởng Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang hơn 40 năm, nghệ sĩ Thanh Nam chính thức nghỉ hưu đầu năm 2018. Đoàn hát này cũng nhận quyết định sáp nhập với Trung tâm Văn hóa Kiên Giang trong đợt cải cách tổ chức bộ máy nhân sự của tỉnh.

Khu vực ĐBSCL hiện có 6/13 địa phương có đoàn cải lương hoạt động độc lập, các địa phương còn lại không có hoặc nhập chung thành đoàn nghệ thuật tổng hợp. Số lượng đoàn cải lương ở ĐBSCL còn trụ vững không nhiều và hoạt động chủ yếu bảo đảm hai mục tiêu: Diễn phục vụ miễn phí theo chỉ tiêu của tỉnh, thành và tham gia liên hoan, hội diễn.

NSND Thanh Nam Loi khen che cua khan gia quan trong lam!

Nghệ sĩ Thanh Nam và nghệ sĩ Lệ Thủy trong vở “Tô Ánh Nguyệt”

Cụ thể, mỗi năm, Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang thường biểu diễn khoảng 50-70 suất tùy theo chỉ tiêu được giao để phục vụ khán giả. Trong những buổi biểu diễn đó, các nghệ sĩ cải lương được yêu cầu diễn trích đoạn hoặc ca cổ, ca nhạc, múa. Sức hấp dẫn mất dần nên khán giả "coi chùa" cũng hờ hững. Sự chuẩn mực trong ca diễn dù là "hàng khuyến mãi" cũng rơi rụng đi, thay vào đó là sự đối phó, diễn cho có, không ai xem cũng mặc.

"Tôi sống nhờ Tổ nghiệp, nợ này rất lớn. Nghỉ hưu, nếu hưởng phước riêng coi như mình phỉ báng lời nguyện cầu lúc trẻ rằng cho được hát hay, bà con thương, con sẽ cả đời phụng sự Tổ nghiệp. Vì vậy, tôi lao vào gầy dựng đoàn hát theo kiểu của mình" - danh hài Thanh Nam bày tỏ.

Ông tổ chức tinh gọn đội ngũ, với 10 diễn viên nòng cốt, ban nhạc cổ, ban hậu đài đủ để "hành quân". Tùy theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp mà đoàn dàn dựng chương trình. Vào mùa lễ hội Nguyễn Trung Trực, UBND tỉnh Kiên Giang đặt hàng danh hài Thanh Nam vì chương trình của ông dàn dựng hoành tráng, bảo đảm chất lượng nghệ thuật lại vừa có tính giải trí cao bởi mời được các nghệ sĩ ngôi sao từ

TP HCM về tăng cường: Lệ Thủy, Trọng Hữu, Thanh Ngân, Thoại Mỹ, Trọng Phúc, Quế Trân… Đương nhiên, ông vẫn là một thương hiệu không thể thiếu trong vở diễn.

"Cải lương ĐBSCL "chết" là vì các đoàn quốc doanh cứ bám vào "bầu sữa" bao cấp, không tự đi tìm "chất dinh dưỡng" nuôi sống mình. Tôi đang vững lòng đi tới" - nghệ sĩ Thanh Nam tự tin.

Nhìn xa trông rộng

Hiện nay, sàn diễn cải lương đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc giữ chân nghệ sĩ, giữ chân khán giả để sàn diễn sáng đèn là nỗi ưu tư của người lãnh đạo phía sau cánh màn nhung.

Nghệ sĩ Thanh Nam nói nếu chỉ làm để sống trong mùa lễ hội thì không ổn, cải lương muốn đi vào đời sống phải bám rễ từ sự yêu thích của khán giả.

"Phải nhìn xa trông rộng. Tôi đến với bà con nông dân, nghe họ muốn coi tuồng gì. Giữa thời buổi giới trẻ quyết định hình thức giải trí cho người già - bộ phận khán giả chính của cải lương, việc thanh niên chở bà nội, ông ngoại hay đưa bố mẹ đi coi cải lương chắc chắn là khó, nói chi đến chính thanh niên vào xem. Cho nên, phải nghe ngóng, xem từng đối tượng khán giả thích gì thì mình nương theo nhu cầu của họ. Phải chọn lọc tuồng, sáng tác kịch bản theo nhu cầu, quan tâm của mọi độ tuổi. Công nghệ hiện đại phải được đưa vào ứng dụng cho cải lương. Chỉ cần một ngón tay chạm nhẹ màn hình là khán giả trẻ biết vở diễn có nghệ sĩ nào. Các clip quảng bá được đưa lên mạng, có các ngôi sao phát biểu, gọi mời, chính thương hiệu của ngôi sao sẽ kéo khán giả đến rạp" - nghệ sĩ Thanh Nam tâm đắc phân tích cách làm mà mình đang áp dụng.

Chính vì "nhìn xa, trông rộng", ông ký kết hợp đồng với nghệ sĩ ngôi sao để tái dựng các vở kinh điển: "Tô Ánh Nguyệt", "Đời cô Lựu", "Người tình trên chiến trận", "Bóng hồng sa mạc", "Hòn vọng phu", "Kiếp nào có yêu nhau"… để lôi kéo thật đông khán giả. Sau đó, ông đặt hàng các soạn giả viết các vở đương đại, phản ánh đúng những cảm xúc của con người ngày nay trước sự thay đổi của xã hội, góp phần làm cho đời sống nông thôn văn minh hơn.

"Diễn phục vụ, anh ấy gom 3 suất vào 1, treo bảng hiệu, quảng cáo tên nghệ sĩ như một đoàn hát lớn, khán giả đến xem đông nghẹt. Qua đó, anh quảng bá cho việc bán vé suất diễn sau, cứ thế mà thắng đậm. Đúng là cách làm rất Thanh Nam" - nghệ sĩ Lệ Thủy nhìn nhận.

"Tôi quyết tâm trả món nợ với khán giả yêu thương mình. Tôi cứ từng bước làm, bằng chính nỗ lực của mình và trọng thị những góp ý, để đưa cải lương đến được với công chúng không phải với cách năn nỉ, xin chút thương hại mà hãnh diện bởi mình đủ sức giữ chân người xem bằng chất lượng và uy tín" - ông bầu gánh hát Thanh Nam bày tỏ. 

Không thể quay lưng

Khó khăn đối với các đoàn cải lương ở các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ ngày càng nhiều, có đoàn không sống được nên đã giải thể. Đoàn Cải lương Ánh Hồng (Trà Vinh) và Đoàn Cải lương Chuông Vàng (Sóc Trăng) là ví dụ. NSƯT Thanh Nam cũng chạnh lòng mỗi khi nhắc đến món nợ ân nghĩa của mình đối với chiếc nôi nghệ thuật đã cho ông nhiều lộc Tổ: Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang. "Đã qua rồi thời hoàng kim, sân khấu cải lương ĐBSCL đối mặt với nhiều khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa độc đáo này. Một thời sân khấu cải lương là thánh đường nghệ thuật, tác phẩm cải lương là món ăn tinh thần chính của người Nam Bộ. Nguyên nhân thì có quá nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo đã phân tích nhưng giải pháp để cứu cải lương vẫn là lỗ hổng lớn" - nghệ sĩ Thanh Nam tâm tư.

Nghệ sĩ có hơn 50 năm gắn bó với sân khấu này cho biết ông không thể quay lưng với khó khăn của cải lương, với đời sống của anh em đồng nghiệp.

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nguồn: cailuongvietnam.com

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ liên quan

NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu

NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu  3827

 12/04/2022 12:05:23 CH

NSƯT Hùng Minh chia sẻ: “Tính đến nay cũng đã 65 năm đi hát. Tôi vẫn nhớ mãi một thời tuổi trẻ bôn ba, vất vả vì miếng cơm, manh áo. Ngẫm nghĩ thấy cuộc đời mình cũng có nhiều may mắn, được ông Tổ nghề thương, nên từ một cậu bé nghèo chẳng biết hát xướng là gì, trong dòng đời xuôi ngược nhận được những cơ may để từng bước thành danh với nghiệp ca diễn”.

Xem chi tiết 
Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha

Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha  2693

 12/04/2022 8:02:14 SA

Ngày 1-4 là ngày sinh cố nghệ sĩ Chinh Nhân. Trên trang cá nhân, diễn viên múa Jacky, con trai của nghệ sĩ Chinh Nhân, đã viết những dòng tâm sự khiến cư dân mạng xúc động

Xem chi tiết 
Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết

Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết  3001

 11/10/2021 10:01:57 SA

Không chỉ nhằm thu hút đông đảo khán giả mà cơ hội để sàn diễn cải lương sáng đèn đang là thử thách lớn cho nhiều người làm nghề

Xem chi tiết 
Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều

Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều  2921

 11/10/2021 7:00:52 SA

Theo lời kể của nghệ sĩ Hồng Nga, bà bị cảnh sát giam ô tô khi đi lạc trên xa lộ tại tiểu bang California – Mỹ, tối 29 Tết.

Xem chi tiết 
Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991

Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991  1218

 24/09/2021 8:02:26 SA

Tối nay (26-10), vòng chung kết cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020" sẽ khai mạc tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM). Nghệ sĩ Thanh Hằng tâm sự về mùa giải đầu tiên mà chị được vinh danh cùng các đồng nghiệp năm 1991.

Xem chi tiết 
Nghệ sĩ Hoài Linh, Việt Hương, Trường Giang lo chuyện hậu sự cho danh hài Chí Tài

Nghệ sĩ Hoài Linh, Việt Hương, Trường Giang lo chuyện hậu sự cho danh hài Chí Tài  1178

 23/09/2021 7:00:26 SA

Nghệ sĩ Việt Hương cho biết gia đình danh hài Chí Tài có nguyện vọng đưa ông về Mỹ chôn cất. Chiều 9-12, chị đã cùng danh hài Hoài Linh, Trường Giang vào bệnh viện quay hình trực tuyến để vợ nghệ sĩ Chí Tài từ Mỹ có thể nhìn thấy mặt chồng

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...