Nghệ sĩ

Khởi nghiệp của Kép “độc lẳng” Hoàng Giang

05.gifNhạc MP3: Hát Chầu Văn MP3

 25/10/2015 6:24:20 CH |  Admin |  0 bình luận |   1699 lượt xem

(cailuong.net) - Trong bốn thập niên 40, 50, 60, 70 của thế kỷ trước, sân khấu cải lương của Miền Nam sản sinh ra rất nhiều nghệ sĩ tài danh, mỗi nghệ sĩ có một tài năng cá biệt, một phong cách ca ngâm, diễn xuất riêng, không ai lẫn lộn với ai, điều đó làm cho nghệ thuật ca ngâm diễn xuất đa dạng, phong phú, đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật sân khấu cải lương.

hksk 49

Các ký giả kịch trường Trần Tấn Quốc, Nguyễn Ang Ca, Lê Hiền, Hoài Ngọc, Phong Vân, Kiên Giang Hà Huy Hà, Tô Yến Châu, Phùng Mậu… viết bài phê bình kỹ thuật ca, ngâm, diễn xuất và đăng kèm theo các hình ảnh thật đẹp của các nam nữ nghệ sĩ tài danh.

Các ký giả kịch trường chiều theo ý thích của khán giả ái mộ cải lương yêu thích vọng cổ nên chú trọng giới thiệu nhiều nam nữ danh ca vọng cổ như Vua vọng cổ Út Trà Ôn, Nữ vương sầu mộng Út Bạch Lan, Giọng ca vàng Hữu Phước, Vua không ngai Thành Được, Hoàng đế dĩa nhựa Tấn Tài, Vua vọng cổ hài Văn Hường, Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga, Giọng hát liêu trai Mỹ Châu, Tiếng hát nhung lụa Ngọc Giàu v.v… mà ít giới thiệu các diễn viên chuyên các vai đào – kép độc lẳng, độc mùi hay độc hiểm…
Đây là một sự bất công đối với những diễn viên nam nữ chuyên đóng các vai kép độc – lẳng, đào độc – lẳng như Hoàng Giang, Trường Xuân, Văn Ngà, Sáu Nhỏ… hay Hồng Nga, Mai Lan, Kim Giác, Ngọc Chúng… Nếu không có các nhân vật thủ vai độc lẳng làm áp lực mạnh mẽ, khiến cho các vai đóng kép mùi lâm vào tình trạng bi thương để bật lên những câu ca vọng cổ ai oán thì kép mùi cũng khó mà được khán giả tán thưởng rầm rộ.

Có một câu chuyện liên quan đến kép diễn và kép ca, tức là giữa kép độc và kép mùi, tôi kể ra đây để thấy rõ tầm quan trọng của kép độc trên sân khấu #cailuong#. Năm 1948, tôi và kép Trường Xuân đi gánh Tiến Hóa của ông bầu Trương Gia Kỳ Sanh. Anh Hoàng Giang là kép độc của gánh hát đó, anh kể cho tôi và Trường Xuân nghe một kinh nghiệm quan trọng trong đời đi hát của anh. Anh nói: “Tôi không có giọng ca tốt như anh Mười Út Trà Ôn mà lại phải thường xuyên diễn cặp với anh Mười Út Trà Ôn như hình với bóng. Anh Út Trà Ôn, đệ nhứt danh ca vọng cổ, nên thường được phân vai kép mùi, bị kép độc hãm hại nên có nhiều lớp tuồng để ca vọng cổ. Tôi vì vóc dáng cao ráo, mắt lớn, miệng rộng, hơi nói rổn rảng nên lúc nào cũng phải thủ vai kép độc, đối lập với vai tuồng của anh Út Trà Ôn. Anh Út Trà Ôn mỗi lần ca vô vọng cổ là được khán giả vỗ tay hoan hô nhiệt liệt, tôi thấy tôi phải thay đổi lối diễn như thế nào để lôi cuốn sự chú ý của khán giả về phía tôi. Vì vậy, tôi nghiên cứu kỹ vai tuồng, tính cách của nhân vật, những câu nói lối, những bài ca để diễn, khi thì tôi la hét ồ ạt, khi thì nói như rít trong kẽ răng, mắt lườm lườm đe dọa hay nheo mắt như có âm mưu hiểm ác trong lòng. Tôi nghĩ là diễn vai kép độc không phải lúc nào cũng la hét hay có những động tác thô bạo mà phải tùy từng vai tuồng, tùy từng lớp diễn. Tôi nghiệm ra được một điều là khi vai kép độc diễn hay, làm nổi bật được tính ác độc hay nham hiểm của nhân vật, thì vai kép mùi mới có đất diễn, ca mùi mới được khán giả thương mến. Có lần đoàn hát tuồng Bàng Quyên – Tôn Tẫn. Anh Mười Út Trà Ôn thủ vai Tôn Tẫn, tôi thủ vai Bàng Quyên, một đứa em kết nghĩa và cũng là bạn đồng môn nhưng Bàng Quyên ganh tài nên mưu hại Tôn Tẫn. Lần đó, tôi đánh bài thua sạch túi, lại thêm nợ mấy ngàn bạc, tôi hết tinh thần khi ra sân khấu, đêm đó tôi hát một cách xuôi xị, hát như trả nợ quỉ thần. Anh Mười Út ca vô vọng cổ cũng không được khán giả vỗ tay như mọi khi.
Ông bầu Trương Gia Kỳ Sanh đứng bên cánh gà, hò hét biểu tôi phải hát xôm lên, nóng lên, ông nói: “Bộ thằng Út là cha của mầy sao mà mầy hỏng đánh nó một bợp tai? Lớp nầy mầy phải đánh, phải hành hạ nó… Nó là tía ruột của mầy, mầy cũng phải đánh… Đánh đi… Đánh thật mạnh nó!”
Hoàng Giang nhắc lại kỷ niệm xưa: “Tôi nghe ông bầu nhắc tuồng, phát nổi khùng. Khi anh Mười Út trong vai Tôn Tẫn hét lớn: “Dầu giết chết ta, ta cũng không chép Thiên Thơ cho ngươi!” Tôi hét lớn: “Như vậy nhà ngươi phải chết… phải chết”. Mỗi lần nói đến tiếng chết, tôi đánh một bợp tai thật mạnh, anh Út té xiểng niểng, anh ôm mặt chạy ra xa rồi té quỵ xuống ca vô vọng cổ rất là thảm thiết. Khán giả vỗ tay như muốn làm nổ tung cái rạp hát.”
Vô hậu trường, ông bầu Kỳ Sanh lại vỗ vai Hoàng Giang, nói: “Mầy hát hay lắm! Phải hát nóng như vậy, sân khấu mới xôm chớ!” Nhưng ngay lúc đó thì anh Út Trà Ôn lại xin thối contrat để đi gánh hát khác. Hoàng Giang xáng cho anh mấy bợp tai, tới khi vô hậu trường mặt của Út Trà Ôn còn hằn lên dấu tay hộ pháp của Hoàng Giang. Anh Út nói: “Hát là giả, đánh là đánh giả, nó đánh thiệt thì trẹo bảng họng của tôi, làm sao tôi ca vọng cổ được nữa?”.

Hoàng Giang biết lỗi, xin lỗi anh Út Trà Ôn và thú thiệt là vì thua bài mang nợ nên khi ra sân khấu bị chi phối tinh thần, hát mà không biết mình hát gì. Anh Mười Út dẫn Hoàng Giang tới trước bàn thờ Tổ, biểu Hoàng Giang thề là bỏ tật cờ bạc, anh sẽ ra tiền cho Hoàng GIang trả nợ để Hoàng Giang hát cho đàng hoàng.

Hoàng Giang đốt nhang, long trọng thề với Tổ nghiệp là bỏ tật cờ bạc. Anh Út Trà Ôn giữ lời hứa, cho tiền Hoàng Giang trả nợ. Anh Hoàng Giang cũng giữ lời thề với Tổ nghiệp, anh không bao giờ cờ bạc nữa. Sau chuyện đó, Út Trà Ôn và Hoàng Giang là hai bạn diễn ăn ý với nhau nhứt, cùng nhau lập gánh hát, cùng nổi danh lớn trong địa hạt sân khấu và dĩa nhựa.

Năm 1956, tờ nhật báo Tiếng Dội của ký giả lão thành Trần Tấn Quốc mở mục trưng cầu ý kiến độc giả và khán giả đầu phiếu chọn các nghệ sĩ “Đệ Nhứt” trong các lãnh vực ca vọng cổ và diễn xuất trên sân khấu #cailuong#:

– Nghệ sĩ Út Trà Ôn được bình chọn là Đệ Nhứt danh ca vọng cổ nam.
– Nữ nghệ sĩ Thanh Hương (con của nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu và nữ danh ca Tư Sạng) được bình chọn là Đệ Nhứt nữ danh ca vọng cổ.
– Nghệ sĩ Hoàng Giang được bình chọn là Đệ Nhứt kép lẳng độc nam.
– Nữ nghệ sĩ Như Ngọc (vợ của danh ca Tấn Tài) được bình chọn Đệ nhứt đào lẳng độc nữ.

Nghệ sĩ Hoàng Giang đã hát ở các gánh: Phụng Hảo, Tiến Hóa, Tân Thinh, Hậu Tấn – Năm Nghĩa, Thanh Minh, Kim Thanh, Thống Nhứt, Hương Mùa Thu, Thanh Minh – Thanh Nga,… Ở đoàn hát nào Hoàng Giang cũng đóng các vai làm vua, làm chúa, làm vương, làm tướng, làm dũng sĩ hoặc làm đầu đảng cướp. Vóc dáng anh to lớn, tiếng nói mạnh bạo, động tác oai nghi và sang trọng, nên anh rất thành công trong các vai: Vua Chiêm Chế Bồng Nga, Tần Thủy Hoàng, Bàng Quyên, Đổng Trác, Quan Công, Tào Tháo, Hội Đồng Thăng, (Đời Cô Lựu). Khi hát ở đoàn Thanh Minh, Hoàng Giang đã đặc biệt được khán giả ưa thích qua các vai dũng sĩ của các tuồng dã sử như: Tình Tráng Sĩ, Biên Thùy Nổi Sóng, Cầu Gỗ Hoàng Mai Thôn, Núi Liễu Sông Bằng, Áo Gấm Khôi Nguyên, Hồi Trống Vân Lâu, Ngược Dòng Sông Lỗi, Nẻo Tắt Hoành Sơn… Qua đó khán giả thưởng thức lối diễn đa dạng của Hoàng Giang, khi thì anh diễn vai độc ác kiểu bạo chúa, khi thì độc lẳng tranh tình dê con gái, khi thì độc hiểm. Mỗi vai tuồng, Hoàng Giang làm nổi bật những khía cạnh gai góc của từng lớp diễn để làm bệ phóng cho kép mùi ca vọng cổ, anh diễn ào ạt, sôi động để gây một sức ép nặng nề nên khi nhân vật mùi cất tiếng ca vọng cổ tỏ bày sự phẫn hận đau thương thì liền được sự tán thưởng và đồng tình của khán giả.

Sau năm 1975, Hoàng Giang hát trên sân khấu đoàn #cailuong# tập thể Thanh Nga (do cán bộ nhà nước làm trưởng đoàn), Hoàng Giang hát thành công qua các tuồng dã sử: Tiếng Trống Mê Linh, Bên Cầu Dệt Lụa, Bài Thơ Trên Cánh Diều. Sau đó anh được nhà nước điều đi qua hát cho đoàn Văn Công, đoàn 2/84 (đi Pháp diễn năm 1969), đoàn Trần Hữu Trang. Trừ các vở hát dã sử trong những năm 1976, 1977, 1978, Hoàng Giang còn giữ được phong độ một kép độc lừng danh nhờ vào các tuồng tích cũ. Đến loạt tuồng mới từ năm 1979, với những nhân vật cách mạng và phản cách mạng của đoàn Văn Công (đoàn hát của chánh phủ mới) Hoàng Giang bị nhạt nhòa vì phải diễn những nhân vật không có thật trong cuộc sống, những nhân vật lên gân với đề tài cách mạng. Anh không thể diễn bôi xấu các sĩ quan VNCH mà trước đây là bạn của anh và anh biết tánh cách các nhân vật đó dựng trong tuồng hát là xuyên tạc, là vu khống, bôi xấu người bại binh. Hoàng Giang không còn được Sở Văn Hóa và Trưởng đoàn Văn Công ưu ái, hai vợ chồng anh Hoàng Giang và Kim Giác nghỉ hát, phải sống thiếu thốn, chật vật trong một căn phòng chật hẹp.
Nhắc đến Hoàng Giang, tôi nhớ tuồng Người Tình của Biển do tôi sáng tác, Hoàng Giang thủ vai một ông nhà giàu si tình, yêu cô gái con của một bà bán cá ở hải cảng. Hoàng Giang đóng một vai lão già dê hay một cách thần tình mà mấy chục năm sau khán giả ái mộ Hoàng Giang vẫn còn nhắc nhở:

Ông lão nhà giàu muốn chiếm đoạt tình yêu của cô gái (Thanh Nga thủ diễn), nên lúc nào cũng ăn mặc sang trọng, nói năng đĩnh đạc, tiêu xài hào phóng, theo o bế bà mẹ là bà bán cá (Kim Giác thủ diễn), giúp đỡ tiền bạc cho hai mẹ con cô gái và làm theo những gì mà bà mẹ muốn.
Một hôm ông mời hai mẹ con bà bán cá tới nhà, tổ chức một tiệc sang trọng, chăm chú chọn thức ăn, chuốc rượu cho bà mẹ. Bà rất xúc động và tưởng là ông bạn già này mê bà, muốn cầu hôn với bà. Bà khen nhà của anh sang trọng, rất đẹp… Ông nhà giàu (HG) vội nói: “Nếu bà thích thì ngôi nhà này sẽ là của bà!”
Bà bán cá chắc chắn trăm phần trăm là ông nhà giàu này đã phải lòng bà nên bà mở lời khuyến khích: “Bấy lâu nay anh rất tốt với tôi. Hôm nay anh mời đến nhà, đãi cơm thịnh soạn, làm cho tôi cảm động lắm. Phải anh có chuyện chi muốn nói với tôi không?”
Hoàng Giang (ông nhà giàu si tình) nắm lấy tay bà, trịnh trọng: “Nếu bà cho phép, tôi xin bà một điều….”
Bà mẹ: “Được… được.,… Dù anh chưa nói ra anh muốn điều gì… tôi cũng có cảm giác là tôi đã hiểu ý của anh. Nào, anh là một người đàn ông sang trọng, hãy mạnh dạn mà tỏ tình đi chứ!” Bà mẹ nói câu mở đường cho ông già si tình, xong lim dim đôi mắt, vảnh môi lên như đợi một cái hôn tỏ tình nồng cháy.
Hoàng Giang nâng tay của bà lên, đặt trên đầu mình, nói cái giọng óc o: “Má… Má gả con gái của má cho con đi!”
Bà mẹ nghe như tiếng sét nổ bưng tai: “Cái gì? Anh muốn hỏi cưới con gái tui?”
Hoàng Giang: “Dạ, thưa má, nếu má đồng ý!”
Bà mẹ la lên: “Trời ơi! Anh bằng hay lớn tuổi hơn tui…”
Hoàng Giang: “Dạ, hỏng sao! Con hỏi cưới con gái của má… chớ đâu có cưới má mà so sánh cái tuổi của con với tuổi của má chi cho nó mệt,…hả má!”
Bà mẹ kêu trời, chới với như muốn té xỉu. Hoàng Giang sụp quỳ xuống, chấp tay xá xá: “Má… Tội nghiệp con mà má, gả con gái của má cho tui nghe má….”
Bà mẹ cũng quỳ xuống, chắp tay lạy trả lại: “Tôi lạy ông…”
Hoàng Giang: “Tôi lạy bà…”
Hai ông bà cứ “lạy ông”, “lạy bà” qua lại với nhau. Khán giả cười nghiên ngửa vì cái lối dê kỳ lạ, muốn đứa con gái mà lại đi o bế bà mẹ, khiến cho bà mẹ tưởng lầm là lão già yêu mình. Cho đến khi Hữu Phước trong vai người tình của cô gái chạy ào vô, nói là đuổi con dê chạy lạc vô nhà, mới chấm dứt cái trò hai ông bà lạy nhau.

Năm 2000, tôi về thăm quê hương, gặp lại anh Hoàng Giang và chị Kim Giác. Hai anh chị không còn đi hát nên rất nghèo. Con trai anh, kép độc Hoàng Hải, vượt biên và nay ở Hoa Kỳ, lúc đầu cháu còn gởi tiền về giúp cha mẹ nhưng chỉ được một, hai năm, Hoàng Hải gặp tai nạn xe cộ, chết. Hoàng Giang mất nguồn giúp đỡ tiền nong của con, hai anh chị sống trong nghèo khó, đau yếu liên miên, mắt bị cườm không tiền chữa trị.
Hoàng Giang mất ngày 03 tháng 11 năm 2003, được quàn tại Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu đường Cô Bắc và an táng tại nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp.
Chuyện cuộc đời của các nghệ sĩ tài danh dưới thời VNCH, kể hoài không hết như câu chuyện Ngàn lẻ một đêm của thời vua chúa Ai Cập… người kể bùi ngùi nhớ lại một thời vàng son của giới nghệ sĩ #cailuong# đã mất từ sau cái năm 1975 oan nghiệt.

Nguyễn Phương, 2015

Nghệ Sĩ Hoàng Giang

Trích ( Lữ Bố Hí Điêu Thuyền ) Phùng Há - Hoàng Hoang -Kim CúcTiểu sử và hoạt động nghệ thuật

Cố nghệ sĩ Hoàng Giang tên thật là Hồ Ngọc Giang, sinh ngày 07 tháng 04 năm 1922 ( Nhâm Tuất) tại tỉnh Mỹ Tho.

Tôi thật sự quen biết với anh Hoàng Giang từ năm 1952, khi tôi vừa rời đoàn hát Tiếng Chuông, tôi gặp anh Hoàng Giang lúc đó đang cộng tác với bầu Năm Nghĩa gánh Thanh Minh. Anh Hoàng Giang rũ tôi cùng về Thanh Minh với anh, nhưng lúc đó gánh hát Thanh Minh đã có ông Hai Núi làm quản lý của đoàn hát, về Thanh Minh thì tôi không có chân đứng trong gánh hát.

Tôi đang học viết tuồng, chưa có tác phẩm nên nếu theo gánh Thanh Minh thì tôi chỉ có thể làm một kép phụ, làm dàn bao chớ tôi không thể có một vị trí khá hơn. Anh Hoàng Giang lúc đó là kép độc lẳng, anh thường đóng vai chung tuồng với danh ca Năm Nghĩa và đào chánh Kim Anh.

Nghệ sĩ Hoàng Giang theo gánh hát lúc mới có 13 tuổi. Hồi đó anh rất mê coi hát, khi gánh hát về hát ở rạp Thầy Năm Tú bên chợ Mỹ Tho thì anh xin đánh trống quảng cáo trước rạp để được vô coi hát khỏi tốn tiền. Sau đó anh đi theo gánh hát luôn, vừa làm quân chạy hiệu, đánh trống quảng cáo, vừa luyện ca, học hát. Năm 15 tuổi, anh Hoàng Giang đã được ra sân khấu hát vai kép phụ.

Cuối năm 1953, nhờ có anh Hoàng Giang giới thiệu mà Lê Khanh, Nguyễn Phương và Mộc Linh được ông bầu Nghĩa mời về làm soạn giả thường trực cho gánh hát Thanh Minh. Soạn giả Lê Khanh có tuồng đồ Bàn Di Hận, Nguyễn Phương có tuồng Biên Thùy Nỗi Sóng, Mộc Linh tuồng Tình Tráng Sĩ.

Lúc đó đoàn Thanh Minh chưa có danh ca Út Trà Ôn, kép ca thì chỉ có hai nghệ sĩ Năm Nghĩa vàÚt Nhị nhưng với kép độc lẳng Hoàng Giang, ba vở tuồng đồ Bàn Di Hận của Lê Khanh, Biên Thùy Nổi Sóng của Nguyễn Phương và vở Tình Tráng Sĩ của Mộc Linh trở thành ba vở tuồng ăn khách nhất của đoàn Thanh Minh.

Phong cách diễn

Hoàng Giang diễn sôi động, anh nghiên cứu kỷ tính cách nhân vật và biết thoát khỏi lối diễn sáo mòn của những diễn viên kép độc trước kia. Các diễn viên kép độc thường có khuynh hướng hò hét, hầm hừ ra oai, hát kép độc thì khi nói nghiến răng, trợn mắt hoặc hét thật lớn, đi nghinh ngang.

Trả lời cuộc phỏng vấn của các ký giả kịch trường sau khi được bình chọn là đệ nhất kép độc lẳng, nghệ sĩ Hoàng Giang nói :

«Cái ác, độc, không cái nào giống cái nào. Cần nhất là phải sáng tạo, tránh sự trùng lặp trong mỗi nhân vật. Khi diễn, cần chú trọng khi nào thì liếc mắt, khoát tay, gằn giọng, lúc nào cần cười gượng, cười the thé, cười gằn, cả trong điệu bộ, bước đi cũng phải nghiên cứu . Quan trọng là phải diễn làm sao cho vai kép độc của mình vừa làm cho khán giả ghét mà cũng đồng thời làm cho khán giả thích thú. »

Những vai kép độc của Hoàng Giang diễn đúng là đã làm cho khán giả ghét nhân vật đó nhưng đồng thời cũng có chổ làm cho khán giả cười khinh hoặc cười thích thú khi nhân vật độc ác bị trừng phạt.

Năm 1956, 4 nghệ sĩ Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thanh Tao và Thúy Nga rời đoàn Thanh minh, ra thành lập gánh hát Kim Thanh – Ut Trà Ơn, nghệ sĩ Hoàng Giang được mời về Kim Thanh, thủ vai kép độc trong các tuồng Trăng Nước Lam Giang, Tiếng Nhạc Rừng Xanh của soạn giả Thu An trên sân khấu Kim Thanh.

Trong những năm 1957, 1958, trên sân khấu Thanh Minh của Bầu Nghĩa, nghệ sĩ Hoàng Giang đã có những vai diễn để đời qua các vai độc trong các tuồng dã sử như tuồng Hồi Trống Văn Lâu, Áo gấm khôi Nguyên, Cầu Gổ Hoàng Mai Thôn, Nhan Sắc Phi Tần, Nẻo tắt Hoành Sơn, Núi Liểu Sông Bằng của soạn giả Thiếu Linh và Thành Phát…

Hợp tác với danh ca Út Trà Ôn

Nghệ sĩ Hoàng Giang đã cùng với danh ca Út Trà Ôn về công tác với đoàn Thủ đô - Ba Bản, thành công rực rở trong vai vua Lê Long đỉnh tuồng Tiếng Trống Sang Canh của soạn giả Thu An, vai Nguyễn Cang tuồng Chiếc Áo Ân Tình của soạn giả Thiếu Linh.

Hoàng Giang lại hợp tác với anh Út Trà Ôn thành lập gánh hát Thống Nhứt và thành công vang dội qua tuồng Nước Mắt em là bể oan cừu của soạn gia Vân An.

Thưa quí thính giả, trong một thời gian dài, từ sau khi hai nghệ sĩ Út Trà Ôn và Hoàng Giang được bình chọn là nam danh ca vọng cổ đệ nhất và nam diễn viên độc lẳng đệ nhất thì hai diễn viên nầy thường diễn chung trên một sân khấu vì họ cần sự hổ trợ lẩn nhau.

Kép độc nâng cao vai trò của kép mùi trong một vở tuồng hát giống như màu đen thật đậm làm tôn lên cái trắng của màu trắng trong một bức tranh. Trong một tuồng hát, kép độc đưa tình huống kịch đến chổ sôi động nhất , gay cấn nhất, dồn ép vai kép mùi vào chổ bi thương nhất thì kép mùi ca vọng cổ mới được khán giả tán thưởng nồng nhiệt.

Trái lại nếu kép độc mà diễn không « ác » không nóng sân khấu, không sôi động thì kép mùi không có hoàn cảnh để ca vọng cổ. Về mặt tâm lý, khi khán giả không ghét hành vi tàn ác của vai kép độc thì sẽ không thấy xúc cảm trước lời ta thán bi thương của kép mùi.

Với kỹ thuật ca vọng cổ và làn hơi sung mảng, danh ca Út Trà Ôn tạo thêm được dấu ấn trong lòng của khán giả là nhờ kép độc Hoàng Giang đã tạo ra tình huống kịch để cho những bài ca vọng cổ của anh được ca đúng chổ và đúng lúc trong tuồng. Khi thiếu kép độc Hoàng Giang bên cạnh, danh ca Út Trà Ôn cũng mất đi phần hứng thú trong diễn xuất.

Từ năm 1961, nghệ sĩ Hoàng Giang trở về cộng tác với đoàn Thanh Minh Thanh Nga, anh có mặt trong hầu hết các vở tuồng xã hội nổi tiếng của đoàn như tuồng đêm Vĩnh Biệt,( của Hà Triều Hoa Phượng) đôi Mắt Người Xưa, Bóng Chim Tăm Cá, Yêu Trong Hoàng Hôn, Người Tình Của Biển, Bọt Biển, Tình Xuân Muôn Tuổi, Hoa đồng Cỏ Nội của Nguyễn Phương, Vàng Sáu Bạc Mười, của Hoàng Khâm, Áo Cưới Trước Cổng Chùa của Kiên Giang, Hoa Mộc Lan của Viễn Châu, Bên Cầu Dệt Lụa của Thế Châu….

Có thể nói nghệ sĩ Hoàng Giang đã hát không dưới năm mươi tuồng xã hội và dã sử của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, anh đã thể hiện những vai diễn kép độc lẳng độc đáo, vừa làm cho vở diễn được sôi động hơn lên, vừa làm bệ phóng giúp cho những danh ca trẻ như Hữu Phước, Thành được, Thanh Tú, Thanh Sang dễ dàng thành công trong các màn ca vọng cổ như anh đã từng góp công với danh ca Út Trà Ôn.

Sau này có diễn viên bắt chước theo lối hát của anh Hoàng Giang khi thế những vai tuồng của anh Hoàng Giang nhưng không có duyên bằng và không được khán giả tán thưởng như đã tán thưởng Hoàng Giang. Sau năm 1975, Hoàng Giang và Kim Giác về hát cho đoàn Văn Công và sau đó hát cho đoàn Trần Hữu Trang.

Cuộc sống và gia đình

Về gia đình thì người vợ trước của anh Hoàng Giang là nữ nghệ sĩ Ngọc Chúng, cùng là diễn viên của đoàn Thanh Minh trong những năm 1953, 1954, 1955.

Nghệ sĩ kép độc Hoàng Hải, người có sắc vóc và lối ca diễn giống hệt Hoàng Giang là con của hai nghệ sĩ Hoàng Giang và Ngọc Chúng.

Chúng tôi không hiều vì sao có sự đổ vở gia đình giữa Hoàng Giang và Ngọc Chúng; đến năm 1962 thì chúng tôi được biết là Hoàng Giang kết hôn với nữ nghệ sĩ Kim Giác, chị ruột của nữ nghệ sĩ Ngọc Hương khi Hoàng Giang về cộng tác với gánh hát Hương Mùa Thu. Hoàng Giang và Kim Giác là đôi vợ chồng gắn bó với nhau hạnh phúc cho đến ngày Hoàng Giang mất.

Nghệ sĩ Hoàng Giang mất ngày 03 tháng 11 năm 2002, an táng tại nghĩa trang nghệ sĩ tại Gò Vấp.

Nghệ sĩ Hoàng Giang mất, sân khấu #cailuong# mất một nghệ sĩ mà tài nghệ diễn xuất được đánh giá là bậc thầy, cố nghệ sĩ Hoàng Giang đã để lại những vai tuồng để đời và nhiều đệ tử thành danh khi học theo lối diễn của anh như Hoàng Hải, Chí Hiếu. Hoàng Liêm, Hoàng Long…



Nguồn: cailuongvietnam.com

05.gifXem cải lương miễn phí: cai luong, thu mua xe nuoc mia cu, thu mua do cu, may phat dien cu, Hát Chầu Văn, máy phát điện 3 pha, sach toi pham hoc, trich doan cai luong, thu mua may lanh cu, kem flan,the hinh,nhac que huong mp3,nhac han mp3,nhac dance mp3,nhac dance remix,nhac cho ba bau,nhac dong que mp3,nhac xua pham hong que,thu mua may phat dien,thu mua laptop cu,sua nap bon cau thong minh,sua bon cau thong minh,may lanh cu,thu mua do cu tan binh,laptop cu

[Video] có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ liên quan

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!

NSND Thanh Nam: Lời khen, chê của khán giả quan trọng lắm!  1508

 28/06/2022 7:01:24 SA

Ông luôn nói đời nghệ sĩ có ăn cơm Tổ mới hiểu hết nỗi niềm và tiết lộ sau đại dịch Covid-19 sẽ góp sức thúc đẩy sàn diễn cải lương sáng đèn

Xem chi tiết 
NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu

NSƯT Hùng Minh: Một đời sân khấu  2884

 12/04/2022 12:05:23 CH

NSƯT Hùng Minh chia sẻ: “Tính đến nay cũng đã 65 năm đi hát. Tôi vẫn nhớ mãi một thời tuổi trẻ bôn ba, vất vả vì miếng cơm, manh áo. Ngẫm nghĩ thấy cuộc đời mình cũng có nhiều may mắn, được ông Tổ nghề thương, nên từ một cậu bé nghèo chẳng biết hát xướng là gì, trong dòng đời xuôi ngược nhận được những cơ may để từng bước thành danh với nghiệp ca diễn”.

Xem chi tiết 
Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha

Con trai cố nghệ sĩ Chinh Nhân viết lời yêu thương trong dịp sinh nhật cha  1723

 12/04/2022 8:02:14 SA

Ngày 1-4 là ngày sinh cố nghệ sĩ Chinh Nhân. Trên trang cá nhân, diễn viên múa Jacky, con trai của nghệ sĩ Chinh Nhân, đã viết những dòng tâm sự khiến cư dân mạng xúc động

Xem chi tiết 
Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết

Cải lương tìm lối đi riêng trong mùa Tết  1759

 11/10/2021 10:01:57 SA

Không chỉ nhằm thu hút đông đảo khán giả mà cơ hội để sàn diễn cải lương sáng đèn đang là thử thách lớn cho nhiều người làm nghề

Xem chi tiết 
Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều

Sang Mỹ thăm con gái, nghệ sĩ Hồng Nga bị cảnh sát giam ô tô vì chạy ngược chiều  1771

 11/10/2021 7:00:52 SA

Theo lời kể của nghệ sĩ Hồng Nga, bà bị cảnh sát giam ô tô khi đi lạc trên xa lộ tại tiểu bang California – Mỹ, tối 29 Tết.

Xem chi tiết 
Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991

Nghệ sĩ Thanh Hằng nhớ cuộc thi Trần Hữu Trang năm 1991  900

 24/09/2021 8:02:26 SA

Tối nay (26-10), vòng chung kết cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020" sẽ khai mạc tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM). Nghệ sĩ Thanh Hằng tâm sự về mùa giải đầu tiên mà chị được vinh danh cùng các đồng nghiệp năm 1991.

Xem chi tiết 

Quảng cáo

lam web seo
thu mua đồ cũ
thanh lý máy lạnh cũ giá cao
kem flan
xuong may dong phuc
ve sinh may lanh quan 8
xe o to 2019
dinh duong the hinh
truyện tội phạm học
tan co giao duyen mp3
công ty seo
thiet ke web mien phi

Tôi yêu cải lương

Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...