nghệ sĩ Hoa Lan" src="http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/minhnguyet/2015_11_17/hungminh_AMAH.jpg?w=665" >
NSƯT Hùng Minh và người vợ thứ hai, #nghesi# Hoa Lan
Từ vai quân sĩ không thoại đến kép độc
Ít ai biết được rằng con đường đến với nghệ thuật của NSƯT Hùng Minh đầy gian nan. Khi cha mất, ông theo mẹ vào Sài Gòn lập nghiệp và cư ngụ ở quận 4, TP.HCM. Năm 16 tuổi, ông xin đi theo đoàn hát Thái Bình của ông bầu Thới hát tại đình Lý Nhơn. Ban đầu, NSƯT Hùng Minh chỉ được làm quân sĩ đứng canh gác, không nói một lời nào.
Không bao lâu sau, đoàn Thái Bình ngưng hoạt động. Không dám trở về nhà, không có nghề nghiệp gì khác, Hùng Minh đành sống lang thang bữa đói bữa no. Sau đó, ông đến gánh hát Ánh Sáng của bầu Tập để xin theo học hát nhưng người ta không cho, vậy là ông đành trở về đình Tân An tạm trú. Rất may, #nghesi# Nam Sơn biết hoàn cảnh khốn khổ của ông nên nhận làm con nuôi, dạy hát rồi đặt cho ông nghệ danh là Hoàng Bé.
Tường nhà treo đầy những bằng khen, giải thưởng...
Năm 1960, NSƯT Hùng Minh được đoàn hát Song Kiều - Thúy Nga mời về hát với tiền lương tương đối cao. Sở hữu giọng ca hay, dáng cao to, ông tỏ ra phù hợp với nhiều loại vai và được đoàn Song Kiều - Thúy Nga giao cho nhiều vai chính. Đến vai trung úy Hoa Lộc Trung trong vởNó là con tôicủa soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng thì ông được trao giải Thanh Tâm. Sự nghiệp cũng thăng tiến từ đó.
Trong số rất nhiều vai diễn, Hùng Minh vẫn thích nhất vở #cailuong#Bóng tối và ánh sáng(tác giả kịch bản cải lương Ngọc Linh). Ông được giao vai Nguyễn Thế Nam, một tay trùm tư bản, giấu bên trong bộ mặt đạo đức là những thủ đoạn đen tối. Trong vở diễn này, lớp cha con đối thoại, tranh luận với nhau về chữ tâm trong sáng là lớp diễn hay nhất.
NSƯT Hùng Minh kể: “Diễn vai này tôi nhớ cố NSƯT Thanh Nga. Chị ngồi trên chiếc xe lăn, điềm đạm nhưng có cái thần dữ dội. Ở đó, nhân vật của chị là ánh sáng, còn tôi là bóng tối. Khi diễn vai này tôi đặt mình vào nhân vật để người xem thấy rằng nếu sống “giả” thì sẽ “gặt” một hậu quả dữ dội”.
Hùng Minh cho biết để diễn vai kép độc cần nghiên cứu nhiều thứ. Ông nhấn mạnh: “Diễn kép độc không phải chỉ la hét, dữ tợn mà cái ác phải xuất phát từ bên trong nhân vật. Muốn thực hiện tốt một vai diễn phải hiểu rõ thông điệp của #tacgia# muốn nhắn gửi. Điều quan trọng nhất là học hỏi kinh nghiệm từ các bậc tiền bối để tìm ra nét riêng cho mỗi #nghesi#”.
... và ảnh kỷ niệm chụp cùng đồng nghiệp trong các vở #cailuong# nổi tiếng
|
"Không có gì đau đớn bằng việc làm #nghesi# mà không được diễn"
Nếu so với #nghesi# ở các lĩnh vực nghệ thuật khác thì đời sống của #nghesi# #cailuong# chật vật hơn rất nhiều bởi số lượng các chương trình, vở diễn ngày càng thưa dần theo thời gian. Họ phải làm siêng đi hát đình, chùa, miếu vào mùa lễ hội với mức cát sê ít ỏi nên không ít người phải làm thêm công việc khác. NSƯT Hùng Minh là một trong những minh chứng rõ ràng nhất.
Với hơn 60 năm gắn với bộ môn nghệ thuật #cailuong#, NSƯT Hùng Minh có hàng trăm tuồng hát, hàng nghìn suất diễn trên các #sankhau#. Thế nhưng ít ai biết được rằng ông đã ở nhà thuê suốt 15 năm qua và đang mang trong mình căn bệnh tim có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào.
Đến một con hẻm nhỏ trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp, TP.HCM), hỏi thăm nhà NSƯT Hùng Minh ai cũng biết rất rõ, bởi hoàn cảnh sống “thiếu trước hụt sau” của gia đình.
Căn nhà thuê của NSƯT Hùng Minh chỉ vỏn vẹn 30 m2nhưng lại là nơi sinh sống của 5 thành viên trong gia đình. NSƯT Hùng Minh là người cáng đáng hết cuộc sống của cả nhà. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, căn bệnh tim đã khiến ông phải ngừng hẳn những công việc nặng nhọc vì đi lại khó khăn.
Căn nhà có diện tích vỏn vẹn 30 m2
|
Thu nhập thì bấp bênh nhưng chi phí thuê nhà mỗi tháng của gia đình cũng lên đến 4 triệu đồng. Chia sẻ về cuộc sống khó khăn, NSƯT Hùng Minh cho biết: “Để kiếm kế sinh nhai, tôi phải đi #phim# nhưng bây giờ cũng không được như trước. Do lớn tuổi nên việc nhận vai diễn cũng khó khăn hơn, chỉ những vai phù hợp thì người ta mới mời. Ngoài ra, tôi cũng tham gia diễn kịch cho #sankhau# Phú Nhuận, trung bình khoảng hai tuần diễn một suất mới được 1 triệu đồng nhưng cũng không thường xuyên vì còn phụ thuộc vào lịch diễn của các #nghesi# trẻ. Vừa qua, các #nghesi# trẻ bận rộn nhiều show diễn ở nước ngoài nên tôi phải nghỉ gần 5 tháng”.
Trước năm 1975, NSƯT Hùng Minh và vợ là #nghesi# Thanh Hương ở nhà tập thể dành cho các #nghesi# có quá trình làm việc trong đoàn hát Phước Chung. Sau đó, cả hai quyết định thành lập gánh hát Thanh Hương - Hùng Minh nhưng không lâu sau #nghesi# Thanh Hương qua đời vì sinh khó nên sau đó đoàn hát rã gánh. NSƯT Hùng Minh phải đi thuê nhà ở chợ Vườn Chuối (quận 3, TP.HCM) và đến nay đã chuyển qua không biết bao nhiêu căn nhà thuê, phòng trọ.
Số tiền trợ cấp hàng tháng của NSƯT Hùng Minh là 380.000 đồng
Từng có thời điểm NSƯT Hùng Minh hợp tác với đoàn Thanh Minh - Thanh Nga và được giữ vị trí kép quan trọng trong đoàn hát. Những tưởng việc này sẽ chấm dứt những ngày tháng long đong, phải thay đổi chỗ ở và đoàn hát liên tục như trước nhưng rồi nữ #nghesi# Thanh Nga mất, đoàn Thanh Minh - Thanh Nga lâm vào cảnh khó khăn. Nghệ sĩ Hùng Minh cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.
Không chỉ sống thiếu thốn, NSƯT Hùng Minh còn đang mang trong mình căn bệnh tim hơn 20 năm qua. Mỗi tháng hai lần, ông phải vào một bệnh viện ở quận 11 (TP.HCM) để khám bệnh theo dạng bảo hiểm y tế.
Trước tình cảnh hẩm hiu của bộ môn nghệ thuật cải Lương, NSƯT Hùng Minh trầm ngâm: “Sau 5 suất diễn tại Nhà hát Bến Thành trong chương trình kỷ niệm 64 năm ngày thành lập đoàn #cailuong# Thanh Minh - Thanh Nga, có thể thấy khán giả vẫn còn thương, vẫn còn yêu thích #cailuong# lắm. Không có gì đau đớn bằng việc làm #nghesi# mà không được diễn cùng đồng nghiệp vì hiện nay đang thiếu một #sankhau# đúng nghĩa. Tôi mong một ngày nào đó được thấy một #sankhau# đẹp như thời trước, để cùng các đồng nghiệp tái dựng lại không khí của một thời”.
Bàn thờ tổ nghiệp được gia đình gìn giữ cẩn thận hơn 50 năm qua
|
Bài, ảnh: Linh Huỳnh