Sáng 5/7, theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá TP HCM yêu cầu ban tổ chức Mystery of Human body (Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người) giải trình. Đây là triển lãm đầu tiên về cơ thể người được tổ chức ở TP HCM, diễn ra từ ngày 21/6 và dự kiến kéo dài tới 31/12. Sự kiện đang gây tranh cãi khi trưng bày 137 mẫu vật là bộ phận cơ thể người thật, được nhựa hóa nhờ công nghệ bảo tồn xác người Plastination.
|
Một mẫu vật được trưng bày tại triển lãm "Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người". Ảnh: Xuân Mai. |
Nhiều khán giả ám ảnh, thậm chí cho rằng đây là hành động phản cảm, phi nhân đạo. Nhà thiết kế Hà Nhật Tiến chia sẻ cảm giác sợ hãi khi tới khu trưng bày về hệ tuần hoàn sơ sinh. Để mô tả sự phát triển của bào thai, ban tổ chức để xác của một người mẹ mang thai đứa con 5 tháng. Cả hai qua đời do tai nạn. Bụng của người mẹ mổ phanh để khán giả thấy thai nhi bên trong. Toàn bộ xác người, bộ phận cơ thể để lộ thiên chứ không trưng bày trong lồng kính.
Ngoài ám ảnh khi tiếp cận trực diện mẫu vật, Hà Nhật Tiến băn khoăn về nguồn gốc các bộ phận, xác người trong triển lãm. "Tôi có hỏi nhân viên nhưng họ nói đây là thông tin bí mật, chỉ khẳng định tất cả được hiến tự nguyện để phục vụ mục đích khoa học", Hà Nhật Tiến cho biết. Nhiều người có chung thắc mắc và cho rằng triển lãm không phù hợp văn hóa Á Đông nói chung, Việt Nam nói riêng. Họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - nói: "Người Việt Nam luôn tôn trọng người đã mất. Trưng bày các bộ phận cơ thể người là phản nhân văn, không nên khuyến khích".
Một chuyên gia truyền thông văn hóa cho biết triển lãm các bộ phận cơ thể người đã có từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Tại Pháp, có bảo tàng lưu trữ tất cả bào thai, xương người, hình dáng của con người… Năm 1970, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng cũng từng thực hiện bức tranh Chứng tích làm từ xương, mảnh sọ, ruột người… để lên án tội ác chiến tranh tại Việt Nam. "Triển lãm để mọi người đến xem rút ra những câu chuyện, bài học cho riêng mình, giúp cuộc sống lành mạnh hơn là điều nên làm. Nhưng mỗi nước có truyền thống văn hóa khác nhau. Yếu tố tâm linh trong truyền thống người Việt Nam vẫn còn rất mạnh. Xét về khía cạnh này, triển lãm không ổn”, chuyên gia nói.
Vì triển lãm bán vé, một số khán giả còn cho rằng đây là hình thức kinh doanh phản cảm, "núp bóng" danh nghĩa khoa học.
* Khán giả xem triển lãm cơ thể người ở TP HCM
<##videovongco
cải lương id="media-video-208967" preload="none" playsinline="" webkit-playsinline="" src="https://v.vnecdn.net/giaitri/video/web/mp4/2018/06/27/trien-lam-co-the-nguoi-that-gay-xon-xao-o-tp-hcm-1530085111.mp4" type="video/mp4" style="width: 100%; height: 100%;" data-240="https://v.vnecdn.net/giaitri/video/web/mp4/240p/2018/06/27/trien-lam-co-the-nguoi-that-gay-xon-xao-o-tp-hcm-1530085111.mp4" data-360="https://v.vnecdn.net/giaitri/video/web/mp4/360p/2018/06/27/trien-lam-co-the-nguoi-that-gay-xon-xao-o-tp-hcm-1530085111.mp4" data-480="https://v.vnecdn.net/giaitri/video/web/mp4/480p/2018/06/27/trien-lam-co-the-nguoi-that-gay-xon-xao-o-tp-hcm-1530085111.mp4" data-720="https://v.vnecdn.net/giaitri/video/web/mp4/2018/06/27/trien-lam-co-the-nguoi-that-gay-xon-xao-o-tp-hcm-1530085111.mp4" max-mode="720" active-mode="720" ads='' adsconfig='{"adlist":[{"type":"preroll","tag":"https:\/\/pubads.g.doubleclick.net\/gampad\/live\/ads?sz=640x360|400x300|480x70|640x480|320x180&iu=\/27973503\/video.vnexpress.net\/Giaitri&impl=s&gdfp_req=1&env=vp&output=vast&unviewed_position_start=1&url=[referrer_url]&description_url=[description_url]&correlator=[timestamp]","skipOffset":"00:00:06","duration":"00:00:30"},{"type":"overlay","tag":"","script":"%3Cscript%3Eif(!window.googletag%7C%7C!googletag.apiReady)%7Bvar%20googletag%3Dgoogletag%7C%7C%7Bcmd%3A%5B%5D%7D%2Csb%3Ddocument.getElementsByTagName(%22script%22)%5B0%5D%2Csa%3Ddocument.createElement(%22script%22)%3Bsa.setAttribute(%22type%22%2C%22text%2Fjavascript%22)%3Bsa.setAttribute(%22src%22%2C%22https%3A%2F%2Fwww.googletagservices.com%2Ftag%2Fjs%2Fgpt.js%22)%3Bsa.setAttribute(%22async%22%2C%22true%22)%3Bsb.parentNode.appendChild(sa)%7D%3Bgoogletag.cmd.push(function()%7Bgoogletag.defineSlot(%22%2F27973503%2Fvnexpreess.net%2FDesktop%2Foverlay%2Foverlay.standard%22%2C%5B%22fluid%22%2C%5B1%2C1%5D%2C%5B480%2C70%5D%5D%2C%22div-gpt-ad-1529985620955-overlay-standard-1%22).addService(googletag.pubads())%3Bgoogletag.pubads().enableSingleRequest()%3Bgoogletag.enableServices()%7D)%3B%3C%2Fscript%3E%3Cdiv%20id%3D%22div-gpt-ad-1529985620955-overlay-standard-1%22%20style%3D%22height%3A70px%3Bwidth%3A480px%3B%22%3E%3Cscript%3Egoogletag.cmd.push(function()%7Bgoogletag.display(%22div-gpt-ad-1529985620955-overlay-standard-1%22)%3B%7D)%3B%3C%2Fscript%3E%3C%2Fdiv%3E","size":"480x70","offset":"30%","skipOffset":"00:00:01","duration":"00:00:15"}]}' data-ex="st=1&bs=0&pt=0">
Triển lãm cơ thể người thật gây xôn xao ở TP HCM
Một luồng ý kiến khác cho rằng triển lãm đem lại cho họ cách tiếp cận khác về cơ thể người. Khán giả Lê Anh Duy - một bác sĩ nhi tại TP HCM - cho biết anh không cảm thấy rùng rợn. "Ở góc độ khoa học, đây là cơ hội hiếm để người thường có thể tiếp cận các mẫu vật từ cơ thể người thật, từ đó có thêm kiến thức. Ngay cả sinh viên trường y cũng ít có dịp nhìn ngắm trực quan, mà các mẫu trong trường học cũng không được trang trí sinh động như thế này", anh Duy nói. Tuy vậy, anh cho rằng triển lãm nên giới hạn đối tượng khán giả bởi người bình thường dễ bị sợ hãi bởi các mẫu vật quá sống động.
Chị Nhung Phan (29 tuổi, TP HCM) cho biết khi xem những bào thai từ một đến chín tháng tuổi, chị "lạnh người" vì thấy chúng rất thiêng liêng. Chị hiểu được cảm giác của một người mẹ và thấy yêu bản thân hơn, muốn thay đổi những thói quen không lành mạnh ảnh hưởng sức khỏe. Chị nói: "Tôi hoàn toàn biết chúng là từ xác người thật. Triển lãm đem lại cho tôi nhiều kiến thức bổ ích".
Vũ Ngọc Thành - chuyên gia về nhựa xác hóa động vật - giải thích triển lãm gây bức xúc vì còn mới ở Việt Nam. "Các bộ phận cơ thể đã được nhựa hóa. Người Việt Nam chưa quen với loại hình triển lãm này. Tôi nghĩ nên khuyến khích mọi người đến xem để hiểu rõ cấu tạo cơ thể. Nhưng cần có cảnh báo trẻ em và mọi người chuẩn bị tâm lý trước khi vào xem", ông nói. Bên cạnh đó, ông Thành cho rằng ban tổ chức phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc của các bộ phận cơ thể người được trưng bày và tính pháp lý của việc hiến tạng.
|
Một mẫu vật được tạo dáng theo tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Hy Lạp - "Người ném đĩa" (The Discobolus). Ảnh: Quỳnh Trần. |
Chị Nguyễn Hồng Hạnh - đại diện truyền thông của đơn vị tổ chức - thừa nhận êkíp Hàn Quốc sơ suất khi không nghiên cứu kỹ văn hóa, tập quán bản địa, quan điểm về giá trị đạo đức, tâm linh. Về nguồn gốc các mẫu cơ thể, ban tổ chức khẳng định được hiến tặng nhưng không cho biết gia đình người hiến tặng có đồng ý triển lãm hay không. Họ cũng không tiết lộ danh tính từng mẫu vật với lý do bảo mật.
Trước ý kiến cho rằng đơn vị dùng cơ thể người để kinh doanh, êkíp giải thích bất cứ mô hình phục vụ nghiên cứu, học tập nào đều cần chi phí duy trì hoạt động. Ban tổ chức cũng miễn tiền vé cho trẻ em cao dưới 90 cm và sinh viên ngành y trong một số ngày nhất định. Đơn vị tổ chức cho biết họ từng mở triển lãm ở Hàn Quốc, Philippines và nhận đánh giá về việc các mô hình có đáng sợ hay không chứ không bị phản ứng về quan điểm đạo đức, tâm linh.
Theo ban tổ chức, đây là triển lãm giáo dục, sức khỏe kết hợp kỹ thuật, y học hiện đại và công nghệ truyền thông nhằm mang đến những trải nghiệm chân thực về cấu trúc sinh học của cơ thể người. Họ muốn nâng cao nhận thức của khán giả về ranh giới giữa lối sống tốt và không tốt.
Trước đó, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM khẳng định họ cấp giấy phép cho triển lãm đúng quy trình. Đầu năm nay, Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - ông Vi Kiến Thành - từng từ chối cấp phép tại Hà Nội. Đại diện cơ quan quản lý đánh giá triển lãm này "ghê rợn, phản cảm về hiệu ứng thị giác và có thể gây ghê sợ cho người xem". Họ chỉ đồng ý cấp phép nếu trưng bày tại các trường đại học y khoa để phục vụ nghiên cứu.
Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người diễn ra từ ngày 21/6, dự kiến kéo dài đến 31/12. Triển lãm được chia thành tám chủ đề gồm hệ cơ, hệ xương, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ tuần hoàn sơ sinh. Đại diện ban tổ chức cho biết triển lãm từng đạt kỷ lục với hơn 40 triệu lượt khách tham quan tại 60 thành phố trên thế giới.
* Ảnh: Không gian triển lãm cơ thể người tại TP HCM
Plastination (bảo tồn tử thi bằng kỹ thuật plastic hóa) do bác sĩ - nhà giải phẫu học người Đức Gunther Von Hagens sáng chế. Hagens sinh ra tại Ba Lan năm 1945. Ông mắc hemophilia (bệnh rối loạn đông máu) từ nhỏ. Nhập viện khi tuổi còn trẻ, ông dần bị lôi cuốn với công việc của bác sĩ, y tá. Lớn lên, khi học bác sĩ nội trú ở bệnh viện Y khoa Lubeck, Tây Đức, ông phát triển kỹ thuật xử lý tử thi, dùng polymer để bảo tồn xác người. Mục đích ban đầu là để bảo tồn nguồn cung cấp cơ quan nội tạng cho các trường y khoa, vì lúc này rất khó để giữ lại các xác chết cho mục đích học tập dài lâu.
Từ đó, nhiều triển lãm cơ thể người thật được mở ra trên khắp thế giới như The Exhibition and Our Body: The Universe Within (Triển lãm và thân thể người: Vũ trụ bên trong) tại Mỹ, Bodies Revealed (Tiết lộ thân thể người) tại Anh, Body Exploration (Khám phá thân thể người) tại Trung Quốc, Mysteries of the Human Body (Bí ẩn thân thể người) tại Hàn Quốc... Những triển lãm này từng gây ra tranh cãi ở nhiều nơi trên thế giới. Không ít người đặt câu hỏi về xuất xứ của các cơ thể được dùng để nhựa hóa và việc nên hay không nên đưa cơ thể người thật ra trưng bày.
Vũ Đức Nhật
Nguồn: giaitri.vnexpress.net