NSƯT Thanh Điền - Thanh Kim Huệ duyên dáng tái hiện lại 'Ngao sò ốc hến'
Chương trình giỗ tổ sân khấu của nhà hát Trần Hữu Trang với sự có mặt của nhiều ngôi sao khách mời nổi tiếng cũng như những
nghệ sĩ của nhà hát
cải lương Trần Hữu Trang. Sau đêm diễn mừng tổ này, nhà hát cải lương Trần Hữu Trang sẽ tiến hành nghi thức cúng tổ vào buổi sáng ngày 12.9 tức 12.8 âm lịch tại Nhà hát Hưng Đạo.
Ngao sò ốc hến là vở diễn được xếp vào hàng kinh điển của sân khấu cải lương Việt Nam. Qua vở diễn này cặp đôi vợ chồng NSƯT Thanh Điền, NSƯT Thanh Kim Huệ trở thành những ngôi sao lớn từ thập niên 1980. Năm nay, nhà hát cải lương Trần Hữu Trang mừng ngày giỗ tổ sân khấu sớm qua chương trình cải lương có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ của đoàn cũng như các khách mời ngôi sao trong đó có cặp đôi NSƯT Thanh Điền và NSƯT Thanh Kim Huệ. Họ đã đưa khán giả trở về thời kỳ vàng son của chính mình cũng như của nghệ thuật cải lương bằng trích đoạn Thị Hến (NSƯT Thanh Kim Huệ) vào huyện đường gặp quan huyện (NSƯT Thanh Điền).
NSƯT Thanh Điền và NSƯT Thanh Kim Huệ rất duyên dáng trong trích đoạn Ngao sò ốc hến
Mặc dù hiện tại cả hai nghệ sĩ đã gần 70 tuổi nhưng giọng ca của họ vẫn còn khỏe khoắn và cái duyên sân khấu còn mặn mà. NSƯT Thanh Kim Huệ vẫn thể hiện trọn vẹn cái lẳng lơ của Thị Hến qua giọng nói, tiếng hát và dáng điệu. NSƯT Thanh Điền vẫn rất sinh động trong hình ảnh một ông quan mê gái và sợ vợ. Cặp đôi nghệ sĩ gạo cội đã khiến khán giả cười nghiêng ngã và sống lại với những kỷ niệm đẹp của thời Ngao sò ốc hến đang tung hoành từ Nam chí Bắc.
Tiến sỹ NSND Bạch Tuyết rất ấn tượng với vai diễn: "Bà hội đồng" trong Đời cô lựu
Nói về cảm xúc của mình NSƯT Thanh Điền chia sẻ: ”Ở thời kỳ đỉnh cao, chúng tôi đã diễn đi diễn lại vở này hàng trăm lần, nhưng cũng lâu rồi vợ chồng tôi không diễn lại vở tuồng kinh điển này. Năm nay, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang mời chúng tôi diễn mừng giỗ tổ, chúng tôi rất vinh dự và chọn ngay vở diễn ruột của mình. Chúng tôi rất vui mừng là cái duyên ngày xưa vẫn còn và được khán giả nhiệt tình ủng hộ. Xem như tổ còn độ và chúng tôi đã không làm tổ buồn”.
NSƯTLê Tứ (giữa), bé Hồng Quyên (trái), và bé Nhựt Đăng trong trích đoạn "Chiếc áo thiên nga"
Ngay sau trích đoạn Ngao sò ốc hến, tiến sỹ NSND Bạch Tuyết, NSƯT Kim Tử Long và cô đào trẻ Mỹ Linh tái hiện lại trích đoạn kinh điển Đời cô lưu. Nếu như ngày xưa NSND Bạch Tuyết đã lấy nước mắt khán giả qua vai bà hội đồng thì giờ đây, bước vào tuổi thất thập bà vẫn giữ được phong độ trong diễn xuất và lời ca. Cái sự khổ đau của người mẹ gặp con trai trong cảnh nghèo nàn dù chỉ diễn ra trong vài phút ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm khán giả mủi lòng. Theo đó, NSUT Kim Tử Long cũng vào vai Minh Luân hiền đến mức khù khờ rất ngọt.
Trước đó, NSUT Lê Tứ cùng con trai và bé Hồng Quyên con gái NSƯT Tú Sương cũng rất tròn vai trong trích đoạn Chiếc áo thiên nga. Qua trích đoạn này, khán giả rất bất ngờ trước sự trưởng thành của bé Hồng Quyên thế hệ thứ sáu của gia đình bầu gánh Minh Tơ – Thanh Tòng, và bé Nhựt Đăng thế hệ cải lương thứ ba của gia đình NSƯT Lê Tứ.
Chương trình còn có sự tham gia của nhiều ngôi sao khách mời nổi tiếng cũng như những nghệ sĩ của nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Sau đêm diễn mừng tổ này, nhà hát cải lương Trần Hữu Trang sẽ tiến hành nghi thức cúng tổ vào buổi sáng ngày 12.9 tức 12.8 âm lịch tại Nhà hát Hưng Đạo.
Tin và ảnh: Nguyễn Huy - MTG
XEM THÊM HÌNH ẢNH & VIDEO TẠI ĐÂY
Nghệ sĩ Hà Nội tề tựu đông đủ nhân ngày Giỗ tổ sân khấu
Từ các nghệ sĩ gạo cội như Trần Hạnh, Lê Mai...tới những thế hệ nghệ sĩ sau này đề có mặt đông đủ, cùng nhau thắp hương, đón một Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu theo truyền thống với không khí ấm áp, thân mật.
Sáng nay, tại Nhà văn hóa Học sinh sinh viên Hà Nội, các nghệ sĩ Hà Nội đã có mặt đông đủ, cùng nhau thắp hương, đón một Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu theo truyền thống với không khí ấm áp, thân mật. Trong ảnh là ông Lê Văn Tiến, phó chủ tịch câu lạc bộ nghệ sĩ sân khấu thắp hương khấn tổ nghiệp.
Có thể nhìn thấy ở Lễ giỗ tổ là những gương mặt hết sức thân quen với công chúng Việt Nam, từ các loại hình nghệ thuật sân khấu khác nhau. Trong ảnh là NSƯT Trần Hạnh bên các đồng nghiệp
NSƯT Lê Chức - giọng đọc quen thuộc với nhiều thế hệ khán - thính giả Việt.
NSƯT Trần Hạnh thắp hương khấn tổ nghiệp
NSƯT Lê Mai
Diễn viên Chu Hùng - "Bắc đại bàng" của "Cảnh sát hình sự" năm nào bên NSƯT Minh Vượng
"Bà cố vấn" - NSND Minh Hòa
Dàn nghệ sĩ tề tựu đông đủ trong ngày giỗ tổ nghề
"Ngọc hoàng" - NSƯT Quốc Khánh
NSƯT Kim Oanh, NSƯT Xuân Bắc bên các đồng nghiệp
. Lễ Giỗ tổ nghiệp năm nay được thực hiện khá công phu, chỉn chu, với phàn lễ nghiêm trang mà thân thiện, ban thờ giỗ tổ được thiết kế đậm màu sắc sân khấu, uy nghiêm. Tại Lễ giỗ Tổ, Hội nghệ sĩ sân khấu Hà Nội cũng đã trao bằng khen cho các nghệ sĩ có thành tựu trong sự nghiệp, và có các phần quà hỗ trợ các nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn.
Lễ Giỗ tổ do Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và CLB nghệ sĩ sân khấu tổ chức, chủ trì là nguyên thứ trưởng bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch, NSND Lê Tiến Thọ cùng các nghệ sĩ trong CLB Nghệ sĩ sân khấu đứng ra thực hiện.
Các nghệ sĩ đã cùng nhau thành kính dâng lên tổ nghiệp nén nhang thơm bày tỏ lòng biết ơn, và cầu mong sẽ được tổ nghiệp ưu ái cho chặng đường đi tiếp tới của họ trong nghệ thuật.
NSND Hoàng Cúc, NSND Lê Khanh bên hai nữ diễn viên thế hệ sau
Photo: Quang Minh
Nghệ sĩ hải ngoại cúng Tổ nhớ ơn Thầy
Ngày 11 và 12-9, hòa cùng niềm vui chung của các thế hệ nghệ sĩ trong nước chào mừng ngày Truyền thống Sân khấu VN, đông đảo nghệ sĩ hải ngoại đã tổ chức cúng Tổ tại các nước: Mỹ, Pháp, Úc…
NSƯT Ngọc Đáng và NS Bạch Liên (chị ruột NSƯT Thành Lộc) trong lễ cúng Tổ tại San Jose - Mỹ
Trong ngày này, các nghệ sĩ hải ngoại đã nhắc đến những người thầy dìu dắt họ đến với nghề, mà nói theo NS lão thành Văn Chung “không đợi gì đến ngày lễ tết mới bày tỏ tấm lòng tri ân với thầy, mà ngày giỗ Tổ sân khấu chính là ngày người nghệ sĩ tri ân công đức của các bậc tiền nhân đi trước, đã mở đường, khai lối cho nghệ thuật vĩnh bền. Tình cảm đối với thầy mãi ở trong tim nghệ sĩ chúng tôi”.
NSƯT Phương Hồng Thủy thắp hương nhớ ơn Tổ nghiệp và nhớ mãi lời dạy của thầy dạy – đó là NSND Viễn Châu: “Đạo đức nghề hát phải được xem là điều phải lưu tâm. Thầy tôi luôn dạy phải tôn trọng và khiêm nhường trong cách xử sự với đồng nghiệp. Vinh quang rồi sẽ qua, điều còn đọng lại chính là niềm tin vững bền vào nghề, và phải truyền lại cho thế hệ mai sau những gì được học”.
NSƯT Kim Tiểu Long thắp hương bàn thờ Tổ tại sân khấu trước giờ biểu diễn nhân mùa giổ tố năm nay
Và mùa Giỗ Tổ sân khấu năm nay, NSƯT Phương Hồng Thủy cùng với ba bạn trẻ, trong đó có con gái của chị, bé Hồng Vân và Lê Đạt, Bảo Châu, hoạch định nhiều dự án để thực hiện tiếp chương trình “Cải lương tôi yêu” tại thành phố Atlanta – Mỹ.
NSƯT Ngọc Đáng chia sẻ, bà luôn nhớ đến thầy Minh Tơ, khi còn ở Đồng ấu Minh Tơ, “thầy dạy chúng tôi với trách nhiệm người nghệ sĩ, phải luôn khiêm nhường, xem những góp ý thẳng thắn là bài học quý, để không ỷ lại, mà lúc nào cũng rèn luyện” – NSƯT Ngọc Đáng cho biết.
NS Kim Phụng thường xuyên gửi tiền ủng hộ các hoạt động từ thiện trong nước
NSƯT Kim Tử Long thì nhớ ơn người thầy, đó là đạo diễn Hồng Dung – Phó chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM, khi đạo diễn Hồng Dung dàn dựng cho anh trích đoạn Lục Vân Tiên, giúp anh đoạt HCV giải Trần Hữu Trang. “Chị Dung là con gái của cô hai Kim Cúc, vợ của NSND Năm Châu, người đã chỉ dạy cho chi và nhiều nghệ sĩ biểu diễn diễn thành công những tác phẩm, trong đó là vai “Lục Vân Tiên” của NSND Ngọc Giàu tạo tiếng vang lớn trong sự nghiệp nghệ thuật của bà. Cô hai là người thầy đáng kính. Không chỉ dạy cho má Giàu diễn vai Lục Vân Tiên, cô hai còn dạy NSƯT Minh Vương diễn vai Nguyễn Trãi trong vở “Rạng ngọc Côn Sơn”.
MC Thanh Tùng và vợ chồng NS Bạch Liên, cùng vui mừng gặp lại NSƯT Ngọc Đáng trong ngày Giổ tổ sân khấu năm nay
NS Kim Phụng thuộc nhóm Xương rồng trắng ở Arizota thì nhớ về danh cầm – NSƯT Văn Giỏi. Mỗi lần chị về VN đều đến thăm thầy, một trong những bậc thầy của nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ: “Thầy và trò chúng tôi đã có những cuộc trãi nghiệm trong ngôi nhà ĐCTT Nam Bộ với bao nhiêu vui buồn đong đầy... Đến hôm nay tôi thật sự đồng cảm với lời thầy Văn Giỏi, đó là phải biết san sẻ những lộc đời, để tình thương yêu trong cuộc sống ngày càng lớn thêm. Hãy hướng về sân khấu cội nguồn để làm việc thiện, góp phần chăm lo cho những mãnh đời bất hạnh còn ở trong nước, đang cần nhiều bàn tay giúp đỡ”.
NS Kiều Lệ Mai và ca sĩ cải lương Belly Kim tại Paris - Pháp trong ngày cúng Tổ sân khấu
Và NS Kim Phụng, NS Khánh Minh và các nghệ sĩ thuộc nhóm Xương rồng trắng, thường xuyên làm công tác thiện nguyện, mỗi mùa Giỗ Tổ sân khấu đã vận động khán giả kiều bào đóng góp để chuyển quà về VN, giúp đỡ những người nghèo khó, trong đó có nghệ sĩ già yếu, neo đơn.
NSƯT Vũ Luân luôn nhớ ơn người thầy đáng kính của giới sân khấu - tác giả Lê Duy Hạnh
NS Cẩm Thu nhớ ơn người thầy, đó là NS Bo Bo Hoàng, người đã truyền nhiều kinh nghiệm ca diễn để chị đoạt HCV giải Trần Hữu Trang, chị kể: “Kiến thức kỷ năng biểu diễn mà cô Bo Bo Hoàng đã trao cho tôi đó là những phong cách biểu diễn nội tâm cộng với ngẫu hứng đầy sáng tạo. Những kinh nghiệm đó đến nay tôi không cho phép mình quên và phải truyền lại cho thế hệ trẻ”.
NSƯT Thanh Thanh Tâm và NS Tuấn Châu biểu diễn trong ngày Giỗ tổ sân khấu
Nghệ sĩ Vũ Luân luôn xem tác giả Lê Duy Hạnh là thầy, trong ngày Giỗ tổ sân khấu, anh đã nhắc lại: “Tôi đã được sự quan tâm, dìu dắt, khuyên bảo của ông qua những lần tham gia hội diễn, liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Ông đã cho tôi nhiều bài học quý trong cuộc sống và sự nghiệp. Khi tôi tham gia giải thưởng Trần Hữu Trang, tôi nhận HCV xuất sắc với vai Nguyễn Quyết trong vở “Trời Nam” do ông sáng tác. Tôi đã học được từ ông qua cách phân tích tâm lý nhân vật, cách lột tả nội tâm và hơn hết là thẩm thấu tính văn học thông qua kịch bản, để từ đó đặt diễn xuất vào đúng quỹ đạo mà ông cấu trúc. Khi tôi tổ chức nhóm xã hội hóa sân khấu, dàn dựng các vở tuồng mới, ông trực tiếp góp ý, điều chỉnh để chủ đề tư tưởng, tính sáng tạo và hành động của các vai diễn sáng đẹp hơn. Những bài học này sẽ theo tôi trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật”.
Các nghệ sĩ tề tựu trong ngày Giỗ tổ sân khấu tại Mỹ
NSƯT Mỹ Châu trong ngày Giỗ tổ sân khấu đã nhớ đến người thầy mà bà tôn kính, đó là đạo diễn NSND Huỳnh Nga. “Ông là người đã dàn dựng nhiều tác phẩm mà tôi tham gia, mỗi vở diễn đều để lại cho tôi bài học quý. Ông đã nâng cao tính thẩm mỹ trong ca diễn, để nghệ thuật cải lương giữ đúng chất mộc mạc, chân phương nhưng giàu trí tuệ”.
Thanh Hiệp (ảnh do NSCC)
Cận cảnh tiệc giỗ Tổ của "nghệ sĩ nghèo" trong showbiz Việt
Bị xếp vào danh sách những nghệ sĩ nghèo nhất showbiz Việt nhiều năm qua - Bạch Long bất ngờ tổ chức tiệc giỗ Tổ lớn nhất sau gần 50 năm làm nghề.
Gần 50 năm làm nghề, đào tạo ra nhiều nghệ sĩ ưu tú cho nhà nước, học trò của anh nhiều người giành huy chương vàng Trần Hữu Trang nhưng đây là lần đầu tiên nghệ sĩ Bạch Long làm lễ giỗ Tổ hoành tráng như thế.
Mọi năm, Bạch Long đều tổ chức lễ giỗ Tổ đơn giản tại căn nhà anh thuê trọ nhưng năm nay anh... đặt 8 bàn tiệc ở một nhà hàng sang trọng kế bên Nhà hát Bến Thành, đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1.
Nghệ sĩ Bạch Long cho biết, Đồng Ấu Bạch Long thường cúng tổ nghề sân khấu vào 3 ngày: 10, 11 và 12-8 âm lịch hàng năm theo truyền thống của Đoàn cải lương tuồng cổ Khánh Hồng - Minh Tơ.
Ngày 10 sẽ cúng chay, ngày 11 cúng mặn và 12 là tiệc để các nghệ sĩ về dự. Dù điều kiện không cho phép nhưng nghệ sĩ Bạch Long vẫn giữ truyền thống đó nhiều năm qua.
Nghệ sĩ Bạch Long tổ chức lễ cúng Tổ chay tại nhà riêng từ ngày 10-8 âm lịch.
Riêng năm nay, anh tổ chức tiệc cúng Tổ hoành tráng với sự có mặt đông đủ của mọi thế hệ học trò mà anh đào tạo tại Đồng Ấu Bạch Long hơn 20 năm qua. Học trò của anh, có người còn làm nghề, có người không nhưng tất cả đều nhớ ngày giỗ Tổ để quay về tỏ lòng thành kính, tri ân.
"Ở nhà tôi chật chội quá nên năm nay tôi bung ra ngoài cho rộng rãi và học trò cũng có chỗ vui chơi. Mọi năm tôi đều tổ chức cúng Tổ ở nhà, đây là năm đầu tiên tôi bung ra ngoài", nghệ sĩ Bạch Long cho biết.
Chia sẻ về lý do tổ chức tiệc cúng Tổ đình đám năm nay, nghệ sĩ Bạch Long nói: "Báo chí nói tôi là nghệ sĩ nghèo nhất showbiz Việt, tôi nghe mắc cười.
Chẳng qua tôi không có nhà thôi chứ tôi vẫn có thu nhập, tôi vẫn đi diễn, vẫn có tiền để thuê được một chỗ ở đàng hoàng, mỗi tháng 3.5 triệu mà. Tôi đâu có phải ở gầm cầu, hè phố đâu mà nghèo. Chừng nào tôi ở gầm cầu mới là nghèo chứ.
Còn chuyện tôi tổ chức lễ giỗ Tổ lớn là vì cách đây không lâu, tôi khấn xin ông Tổ cho một cái show lớn lớn để năm nay cúng Tổ được đàng hoàng. Không ngờ ông Tổ linh quá cho tôi cái show diễn lớn quá trời vào ngày 14 này nên tôi làm lễ cúng lớn để tri ân Tổ nghiệp".
Nhưng năm nay, anh quyết định làm lớn. Anh đặt 8 bàn tiệc tại một nhà hàng sang trọng để có chỗ vui chơi cho học trò và tri ân Tổ nghiệp đã cho anh những vai diễn đẹp trên sân khấu và được khán giả yêu thương. (Ảnh: Đỗ).
Thực đơn mỗi bàn tiệc gồm 6 món gồm: súp bắp cua gà, dồi trường xào ngũ quả, cải thìa sốt tỏi gà xé, cá tai tượng chiên xù, cơm hấp lá sen, trái cây thập cẩm.
Heo quay, gà ta luộc do các nghệ sĩ mang tới cúng Tổ sau tuần nhang được nhà hàng xẻ ra để đãi thực khách nên bàn tiệc khá thịnh soạn.
Trong khuôn khổ chương trình, các nghệ sĩ về dự lễ cúng Tổ còn góp vui bằng các tiết mục ca nhạc, trích đoạn tuồng cổ.
Nghi lễ cúng Tổ vừa kết thúc thì trời Sài Gòn đổ mưa lớn. Các nghệ sĩ reo hò vui sướng. Bạch Long cười tiết lộ "Nghệ sĩ chúng tôi có quan niệm, đang giỗ Tổ mà có mưa là có lộc, tiền vô như nước".
Xem thêm một số hình ảnh tại tiệc cúng Tổ của nghệ sĩ Bạch Long:
Học trò của nghệ sĩ Bạch Long có nhiều độ tuổi. Có người còn làm nghề, có người không nhưng tới ngày lễ Tổ ai cũng thu xếp công việc để về dự. (Ảnh: Đỗ)
Một góc bữa tiệc cúng Tổ ở Đồng Ấu Bạch Long. (Ảnh: Đỗ)
Đến giờ khai tiệc vẫn có rất nhiều nghệ sĩ tới thắp nhang bàn thờ Tổ. (Ảnh: Đỗ)
Giỗ Tổ cũng là dịp để các nghệ sĩ được gặp gỡ và cùng ôn lại nhiều kỷ niệm, chia sẻ chuyện nghề, chuyện đời. (Ảnh: Đỗ)
Vì bận nhiều việc, Tú Sương đến khá trễ. (Ảnh: Đỗ)
Thực đơn bữa tiệc. (Ảnh: Đỗ)
Ca sĩ Thanh Ngọc đến khá sớm và góp vui một tiết mục văn nghệ cùng thầy Bạch Long.
Trí Thức Trẻ
Nghệ sĩ sân khấu trang trọng giỗ Tổ
Trong 2 ngày 11 và 12-9 (nhằm ngày 11 và 12-8 âm lịch), các thế hệ nghệ sĩ sân khấu thuộc nhiều lĩnh vực: hát bội, cải lương, kịch nói, âm nhạc... đã tổ chức mừng Ngày Truyền thống Sân khấu Việt Nam 2016.
Tiếp nhận ý kiến của thế hệ đi trước, NSƯT Hoài Linh cho biết mỗi tháng sẽ thực hiện một chuyên đề sân khấu, mời các nghệ sĩ lão thành đến giao lưu, sinh hoạt văn hóa. “Chuyên đề đầu tiên mà chúng tôi tổ chức sau giỗ Tổnghiệp là “Nghệ thuật hóa trang trong hát bội” do NSND Đinh Bằng Phi thực hiện. Sau đó, chúng tôi lần lượt thực hiện chuyên đề cải lương, kịch nói, múa... Tôi rất vui khi thấy các nghệ sĩ hào hứng về dự án này, người trẻ thì phấn khởi vì có thêm điểm hẹn cùng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm” - NSƯT Hoài Linh tâm sự.Nhà thờ Tổ nghiệp (phường Long Phước, quận 9, TP HCM) do NSƯT Hoài Linh xây dựng đã khánh thành ngày 11-9, thu hút đông đảo nghệ sĩ đến dâng hương. NSND Đinh Bằng Phi kỳ vọng nhà thờ Tổ nghiệp này không chỉ đón nghệ sĩ tham quan mà còn là điểm hẹn văn hóa của công chúng.
Tiết mục ca cảnh “Oai hùng đất Việt” trong chương trình giỗ Tổ tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cũng tổ chức chương trình giỗ Tổ nghiệp rất sôi nổi. Bên ngoài nhà hát, hoạt động đờn ca tài tử thu hút khá đông khán giả. Bên trong, đạo diễn Quốc Kiệt và Lê Trung Thảo dàn dựng các tiết mục biểu diễn ấn tượng. Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, phát biểu: “Nỗi lo không có sân khấu để biểu diễn nghệ thuật cải lương phần nào đã được tháo gỡ. Sau giỗ Tổ này, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang sẽ sáng đèn với những tác phẩm được dàn dựng mới, trong đó là chuỗi tác phẩm của soạn giả Trần Hữu Trang.”.
Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP HCM, Nhà hát Nghệ thuật hát bội, IDECAF, Phú Nhuận, Nụ Cười Mới, Nhà hát Kịch TP HCM, Kịch Sài Gòn, Lê Hoàng, Trịnh Kim Chi, Hoàng Thái Thanh... cũng đồng loạt tổ chức cúng Tổ nghiệp rất trang trọng. “Chúng tôi dâng hương lên Tổ nghiệp với lời nguyện ước phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp chung của nghề trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Chúng tôi vui mừng khi thấy có một thế hệ diễn viên trẻ biết quý trọng Tổ nghiệp!” - NSND Kim Cương bày tỏ.
Cách đây 7 năm, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chọn ngày 12-8 âm lịch hằng năm là Ngày Truyền thống Sân khấu Việt Nam. Giỗ Tổ nghiệp còn có ý nghĩa động viên các thế hệ nghệ sĩ sáng tạo, mang lại nhiều thành quả cho văn hóa nghệ thuật.
Bài và ảnh: Thanh Hiệp
Nguồn: cailuongvietnam.com