Gặp cơ duyên may mắn có người biết đờn, phát hiện giọng ca tốt đó nên tình nguyện dạy cho học ca đúng nhịp, đúng bài bản, Gặp thời buổi hòa bình, có nhiều đoàn #cailuong# đang cần nhiều diễn viên cải lương nên có dịp may để tiến thân, Bản thân luôn cố gắng học hỏi, mong muốn trở thành #nghesi#.
Thanh Nguyệt cũng xuất thân giống như các #nghesi# tài danh Lệ Thủy, Hồng Nga, Ngọc Giàu, Kim Ngọc…, Thanh Nguyệt được cha mẹ gởi vào thánh thất Cao Đài Bạc Liêu để học đạo và học chữ.
Nhờ có giọng tốt, Thanh Nguyệt được vô Ban Đồng Nhi ca trong các buổi cúng lễ, khi được 8 tuổi Thanh Nguyệt bắt chước ca bài Lắng Tiếng Chuông Ngân của nữ #nghesi# Thanh Nga trong diã hát, giọng ca của Thanh Nguyệt khiến cho ông nhạc sĩ đàn kìm Năm Nhu trong thánh thất chú ý nên ông tìm đến nhà Thanh Nguyệt để xin thu nhận Thanh Nguyệt làm đệ tử. Ông dạy cho Thanh Nguyệt ca đủ các Bài bản cổ nhạc và vọng cổ.
Thanh Nguyệt tên thật là Nguyễn Thị Thanh Nguyệt, sanh ngày 17 tháng 9 năm 1947, quê ở xã Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Cha là ông Nguyễn văn Xinh, thợ xây cất nhà, mẹ là bà Vưu Thị Lành, buôn bán. Năm 1961, Thanh Nguyệt được 14 tuổi, thầy Năm Nhu hướng dẫn cho Thanh Nguyệt ca cổ nhạc ở Đài Phát Thanh Bạc Liêu.
Năm 1962, ông Mười Ô, bạn của ba cô Thanh Nguyệt giới thiệu cô vào đoàn hát Hoa Sen. Ông Bầu Bảy Cao sau khi nghe thử giọng ca, ông nhận Thanh Nguyệt vào đoàn hát và giao Thanh Nguyệt cho nữ #nghesi# đàn tranh Tuyết Mai rèn luyện thêm theo lối ca hát trên #sankhau#. Đêm đêm Thanh Nguyệt ngồi bên cánh gà, theo dõi và học các lối diễn của các #nghesi# đàn anh đàn chị.
Đoàn hát Hoa Sen của ông bầy Bảy Cao là một đoàn hát đại ban, lúc đó Hoa Sen đã không còn hát các tuồng chiến tranh mà chuyễn qua diễn các tuồng xã hội cận đại như: tuồng Bến hẹn năm xưa, Sanh Dưỡng đạo đồng, Người thám tử què, Người Mẹ Việt Nam....
Thanh Nguyệt tên thật là Nguyễn Thị Thanh Nguyệt, sanh ngày 17 tháng 9 năm 1947, quê ở xã Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Cha là ông Nguyễn văn Xinh, thợ xây cất nhà, mẹ là bà Vưu Thị Lành, buôn bán. Năm 1961, Thanh Nguyệt được 14 tuổi, thầy Năm Nhu hướng dẫn cho Thanh Nguyệt ca cổ nhạc ở Đài Phát Thanh Bạc Liêu.
Thành phần nam #dienvien# có: Bảy Cao, Việt Kiều, Minh Luông, Huỳnh Minh, Tuấn KIệt, Vân Nam, Điền Sơn, Đắc Thành, hề Văn Hường, Phượng Hoàng,… nữ #dienvien# có Kim Luông, Ngọc Hạnh, Ánh Hồng, Diệu Hiền, Kim Loan, Thùy Lan….
Đào chánh đoàn Hoa Sen, nữ #dienvien# Ngọc Hạnh bất ngờ xin nghĩ, ông Bầu Bảy Cao cấp tốc tập cho Thanh Nguyệt thế vai của Ngọc Hạnh trong tuồng Bến Hẹn Năm Xưa. Lần đầu tiên bước ra #sankhau#, Thanh Nguyệt lại phải hát thế một vai đào chánh, nhờ từ lâu Thanh Nguyệt theo dõi và học tuồng bên cánh gà nên Thanh Nguyệt thành công trong vai diễn. Ông Bầu Bảy Cao giao cho Thanh Nguyệt hát chánh thêm trong các tuồng Sanh Dưỡng Đạo Đồng, Người Mẹ Việt Nam.
Cuối năm 1962, đoàn Hoa Sen hát ở Vạn Giả, Thanh Nguyệt được tin mẹ mất. Cô hát ở đoàn Hoa Sen không có contrat, tuy hát vai chánh nhưng ông Bầu xem như cô đang học hát, nên phát lương thấp, cô không tiền về quê. Các #nghesi# trong đoàn chung đậu lại giúp cho Thanh Nguyệt, cô bạn thân tên Phi tháp tùng đi với Thanh Nguyệt về quê thọ tang thì mẹ của cô đã mất 9 ngày rồi.
Mẹ mất, các em của Thanh Nguyệt sống bơ vơ vì cha của Thanh Nguyệt tái giá để có người chăm sóc hai đứa em sinh đôi mới 6 tuổi, còn một đứa 8 tuổi và đứa nữa 10 tuổi. Thanh Nguyệt quyết định chịu trách nhiệm về tiền bạc nuôi các em, cô nhờ chị 2 ở nhà chăm sóc chúng cùng với con của chị, như vậy Thanh Nguyệt mới đi hát mà phải cung cấp tiền nuôi dưỡng cho 6 người ở quê nhà.
Cuối năm 1963, các em của Thanh Nguyệt ngã bịnh, cô mượn tiền của ông Bầu Bảy Cao để lo thang thuốc cho các em nhưng ông Bầu bảo không có tiền. Lúc đó đoàn Hoa Sen hát gần đoàn Kim Chưởng, một đoàn nổi danh: “ Anh hùng lưu diễn miền Trung”, không ngờ đoàn Hoa Sen hát complet, thu hút khách hơn đoàn Kim Chưởng. Bà Bầu Kim Chưởng cho người đến xem hát, phát hiện giọng ca và sắc vóc của Thanh Nguyệt, biết có thể đào tạo thành #nghesi# tên tuổi nên bà Bầu Kim Chưởng mời Thanh Nguyệt đến nói chuyện.
Thanh Nguyệt thật thà kể lại việc hát không contrat và lương thấp ở đoàn Hoa Sen, bà Kim Chưởng hứa tăng lương gắp đôi và đưa cho Thanh Nguyệt 20.000 đồng, bảo ký vào một tờ giấy, cam kết nếu Thanh Nguyệt hát không đúng hai năm cho đoàn Kim Chưởng thì phải bồi hoàn cho đoàn 200.000 đồng. Đó là một cách ràng buộc người #nghesi# phải giữ đúng như đã cam kết. Vì các em đau đang cần tiền và cũng vì muốn theo đoàn Kim Chưởng học hát nên Thanh Nguyệt ký nhận 20.000 đồng.
Thanh Nguyệt xin nghĩ hát đoàn Hoa Sen, ông Bầu biết việc Thanh Nguyệt ký contrat với Kim Chưởng, ông bảo Thanh Nguyệt ở lại hát cho Hoa Sen, ông sẽ ra 200.000 đồng để thối lại đoàn Kim Chưởng. Thấy cách đối xử của ông Bầu Cao không tình cảm, khi mẹ mất, Thanh Nguyệt chỉ mượn một ngàn để về quê thọ tang, ông không cho, bây giờ nói ra 200.000 để giữ Thanh Nguyệt lại, không hiểu rồi ông sẽ đày ải cô đến thế nào. Vì vậy Thanh Nguyệt cương quyết rời đoàn để gia nhập đoàn Kim Chưởng.
Thanh Nguyệt về hát trên #sankhau# Kim Chưởng từ năm 1964. Thành phần #dienvien# đoàn Kim Chưởng có nam #nghesi# Phương Quang, Thanh Nhàn, Trường Xuân, Dũng Thanh Lâm, Diệp Lang, Phi Hùng, Hề Minh, hề Vui, nữ #dienvien# có Phượng Liên, Trương Ánh Loan, Kim Liên, Thanh Nguyệt…
Thanh Nguyệt đã hát qua những vở: Người Gọi Đò Bên Sông( vai Nhật Thường Dung), Mười Đêm Hương Lửa( vai Cát Dung), Qủy Bảo( vai Thất Hồn Nhân), Và Thanh Nguyệt nổi danh qua vai Tiểu Long Nữ trong tuồng Song Long Thần Chưởng, cô được giới thiệu tham gia giải Thanh Tâm năm 1964.
Đến vòng chung kết, Thanh Nguyệt đứng hàng thứ ba, sau #nghesi# Lệ Thủy và Thanh Sang. Năm 1964, giải thưởng Thanh Tâm chỉ phát hai giải huy chương vàng nên Lệ Thủy và Thanh Sang được chấm. Thanh Nguyệt rớt năm đó. Thanh Nguyệt vẫn phấn đấu cho năm kế tiếp, cô nổi danh qua vai Gia Cát Anh, tuồng Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm và đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1965.
Thanh Nguyệt đã hát qua những vở: Người Gọi Đò Bên Sông( vai Nhật Thường Dung), Mười Đêm Hương Lửa( vai Cát Dung), Qủy Bảo( vai Thất Hồn Nhân), Và Thanh Nguyệt nổi danh qua vai Tiểu Long Nữ trong tuồng Song Long Thần Chưởng, cô được giới thiệu tham gia giải Thanh Tâm năm 1965
Chỉ mới sau ba năm đi hát qua hai đoàn Hoa Sen và Kim Chưởng, nữ #nghesi# Thanh Nguyệt đã vinh dự đoạt được huy chương vàng giải Thanh Tâm, một giải thưởng #sankhau# mà các nam nữ #nghesi# #cailuong# đều mơ ước.
Buổi phát giải Thanh Tâm 1965, Thanh Nguyệt hát trên #sankhau# Dạ Lý Hương qua vở Bụi Mờ Ải Nhạn, được khán giả và ký giả kịch trường nhiệt liệt khen ngợi.
Năm 1966, hết contrat Kim Chưởng, Bầu Long Kim Chung mời Thanh Nguyệt về hát với một contrat 250.000 đồng, hát trong đoàn Kim Chung 1 với các #nghesi# Kim Chung, Bích Hợp, Kim Tuyến, Như Ngọc, Tấn Tài, Thanh Hải, Hoài Trúc Phương, Minh Đạt, Ngọc Toàn, Quang Hữu, hề Văn Hường và Ba Hội.
Thanh Nguyệt đã hát ở đoàn Kim Chung 1 các tuồng: Đường Minh Hoàng – Dương Quí Phi, Lưới Tình, Kiếm khách Cao Đại Sơn, Thoại Ba Công Chúa, Tóc gởi sân chùa.
Năm 1968, Thanh Nguyệt sang hát ở đoàn Kim Chung 5 qua các tuồng Bão Cát, 14 đêm tình, Thằng điên và nàng công chúa.
Năm 1971, Thanh Nguyệt cộng tác với đoàn Thái Dương của bà Bầu Tiêu Thị Mai và năm 1972, được mời đi biểu diễn #cailuong# ở Hội Chợ nước Lào.
Năm 1974, hát ở đoàn Tiếng Hát Dân Tộc của bầu Năm Cư qua các tuồng Tuổi Hồng Cho Em, Chuyện Tình An Lộc Sơn, Mạnh Lệ Quân, Mùa Thu Lá Bay….
Sau năm 1975, Thanh Nguyệt về hát cho các đoàn hát Trung Hiếu, Thanh Minh, Saigon 1, Trần Hữu Trang, đoàn 2-84 và thu nhiều vở vidéo #cailuong#: Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, Qua Cầu Đắng Cay, Lan và Điệp, Nước Biển Mưa Nguồn…
Nữ #nghesi# Thanh Nguyệt được mời thu vidéo #cailuong# thật nhiều, chuyên đóng các vai bà mẹ nông dân suốt đời chịu thương chịu khó hy sinh vì chồng vì con. Thanh Nguyệt đã diễn rất hay, lấy nước mắt khán giả vì số phận của Thanh Nguyệt cũng giống như số phận những vai bà mẹ hiền mà cô thủ diễn nên Thanh Nguyệt nhập vai dễ dàng, diễn xuất sâu lắng và tinh tế.
Về gia đình thì Thanh Nguyệt gá nghĩa với soạn giả Mộc Linh, một soạn giả nổi danh trong giới #cailuong#, có một con trai tên Thế Phi. Mộc Linh bay bướm làm cho hạnh phúc gia đình gảy đổ. Thanh Nguyệt sống hẩm hiu, mỗi khi đi hát xa, cô phải gởi con cho người thân trông nuôi giúp, khi được ngưng show diễn một hai ngày là cô mua vé máy bay bay về thành phố thăm con ngay.
Sau đó nhiều năm, Thanh Nguyệt tái giá với #nghesi# Quốc Nhỉ, đồng nghiệp trong đoàn hát Thanh Minh. Quốc Nhỉ rất thương Thế Phi, chăm sóc dạy dỗ như con ruột của mình. Thế Phi cũng yêu thương Quốc Nhĩ như cha ruột của mình.
Cháu Thế Phi có thời gian học hát trong đoàn Đồng Ấu Trần Hữu Trang, hợp cùng với Bảo Ngọc thành một cặp #dienvien# đầy triển vọng. Thế Phi sáng tác vổ tuồng Khúc Nhạc Tương Phùng, được thu vidéo và được khán giả và báo chí ngợi khen. Thế Phi đã nối nghiệp cha ( ML ) làm nghề soạn giả tuồng #cailuong#. Sau năm 1975, Mộc Linh bị bắt đi học tập cải tạo ở Hàm Tân vì anh có một thời gian làm chủ bút nhật báo Sóng Thần. Mộc Linh ra tù, bịnh hoạn, mất sớm
Hiện nay hai vợ chồng Thanh Nguyệt - Quốc Nhỉ là một cặp vợ chồng hạnh phúc, đầm ấm nhất. Hai anh chị thường chung có mặt trong các show diễn #cailuong# hoặc cùng đèo nhau đi hát chùa gây qủy từ thiện. Giới #nghesi# và khán giả quen biết rất ái mộ cuộc sống hạnh phúc và chuyên làm việc từ thiện của Thanh Nguyệt và Quốc Nhỉ.
SG Nguyễn Phương