Ký ức thời vàng son
Những điều ấy nay chỉ còn là âm vang, là kỷ niệm, là chút hụt hẫng hay khắc khoải nào đó về một ánh hào quang một nguồn vui đã mất. Mời quí vị trò chuyện cùng một vài nghệ sĩ trong làng cổ nhạc Miền Nam, những người từng một thời làm sáng lên ánh đèn sân khấu mà nay gần như chìm vào quên lãng.
Chặng dừng đầu tiên là Chùa Nghệ Sĩ ở Gò Vấp do nữ nghệ sĩ tài danh Phùng Há dựng lên, nơi có mộ phần của bà, bên cạnh những người đã yên nghỉ trước đó như nghệ sĩ Thanh Nga, nghệ sĩ Út Trà Ôn, soạn giả Hà Triều Hoa Phượng. Ông bầu Xuân của đoàn cải lương lừng danh Dạ Lý Hương, bây giờ coi như người hương khói tại chùa, tâm sự:
Bây giờ ở Sài Gòn này không còn đoàn hát nào hết, chỉ đoàn nhà nước của Trần Hữu Trang thôi, hết đoàn hát rồi, ở tỉnh thì còn. Mình nhớ nhứt chuyện lúc trước nghệ sĩ sửa sang ăn Tết, người này lo rước Tổ, cúng Tổ, lúc mình làm bầu thì 30 Tết đến lạy Tổ, mừng tuổi Tổ, còn hát xướng này kia thì bắt đầu mùng Một Tết. Nghệ sĩ có một buổi chúc Tết rất là rình rang. Cải lương thì tụi tôi có nhiều kỷ niệm lắm, có những kỷ niệm trong một buổi hát Tết.
Sáng mùng Một mình chuẩn bị diễn xuất hát đầu tiên, diễn một ngày 3 xuất là sáng, trưa rồi tối. Rộn ràng lắm em, phấn khởi lắm! Coi như những cái gì mới mình dành cho đầu năm hết, rất là nhiều, đi hát biết bao nhiêu vở.
NS. Diệp Tuyết Anh
Hát Tết quan trọng lắm, vào mùng Một Tết khai trương phải lựa tuồng hay, không được tuồng có chết chóc. Nhiều khi người ta đi bói đầu tuồng mùng Một Tết, kêu đi coi tuồng hên xui đó, nên mình lựa tuồng rất là kỹ, lựa tuồng vui hát cho họ chịu. Bây giờ thì không còn nữa, chỉ còn tổ chức "sô" (show) thôi. Tổ chức "sô" là anh em xung quanh xúm nhau làm một buổi hát cho đồng bào coi thôi mà.
Mình thấy cải lương càng ngày đi xuống vì nghệ sĩ bây giờ tan rã, không còn đoàn nào tập trung lớn hết. Tổ chức tập trung nhóm này nhóm nọ chỉ để hát một tuồng, lâu lâu lấy tuồng cũ hát lại vậy thôi, không làm cái gì được hết. Nghệ sĩ bây giờ cũng có một số giàu lắm nhưng mà ít thôi, còn số nghèo thì nhiều quá.
Nữ nghệ sĩ Kim Lệ Thủy hồi tưởng lại thưở vàng son của mình:
Nói về cái cuộc đời nghệ sĩ thì chị hát nhiều đoàn lắm. Đoàn Thanh Kim Huệ, hồi còn nhỏ chị hát chung với anh Minh Phụng, chị hát đoàn Thanh Hải - Út Trà Ôn, nhiều đoàn lắm. Tâm tư của chị là chị buồn lắm, chị ước có thật nhiều sức khoẻ để mà đi hát chỗ này chỗ nọ. Mà nói nào ngay, cái số của mình cũng không lấy gì làm may mắn. Sao cái đường đi hát với cái nghề nghiệp cầm ca của mình nó làm sao đâu! Hơn nữa, bây giờ chị không có người đỡ đầu thành thử ra chị không được đi hát, không còn được chuộng như ngày xưa nữa. Bây giờ lâu lâu chị hát từ thiện ở Quận 7, chỗ này chỗ kia người ta cũng kêu chị đi.
Cố NS Nhân dân Phùng Há. Photo courtesy of Wikipedia Photo courtesy of Wikipedia
Chị nhớ kỷ niệm đầu tiên chị đi đoàn Út Trà Ôn, lúc đó chưa có ai biết gì nhiều về chị đâu. Hôm đó mới vô tập sự làm tỳ nữ, ngồi kế chị Ngọc Bích là đệ tử của Út Trà Ôn, nghe chị Ngọc Bích nói một lát xong rồi thì mình đi thâu nốt cái tuồng gì đó, tự nhiên có một ý nghĩ trong đầu liền, chị xin chị Ngọc Bích cho đi theo, "Chị Bích ơi, em nghe nói chị đi thâu dĩa, phải không? Chị cho em theo với, nếu em thử được thì em ca, chớ em ước mơ dữ lắm." Chị Bích xoay qua bên ông Út Trà Ôn nói "Cho nó đi theo đi cậu", cậu Mười Út Trà Ôn đồng ý nên chị đi theo. Bắt đầu vô thử nghe, mắc cười lắm, cái người ta nói kêu ba má chị lên ký giao kèo liền bởi vì lúc đó mới hai mươi tuổi, thế rồi thâu một loạt quá trời luôn, thâu một loạt tuồng quá xá luôn.
Bây giờ chị ca cho em nghe một câu trong "Xin một lần yêu nhau", ca không có trống không có đờn: "...Chúng mình còn trong lứa tuổi ngây thơ, đời sống đẹp và vui. Nhưng thời gian qua giết lần tuổi ngọc, định mệnh tạo ra bao nỗi đau sầu cho từng số kiếp con người.
Đến bây giờ em số phận lẻ loi như chim chiều lạc giữa chiều thu, biết tìm đâu trong bóng tối đêm về, chờ qua hết một ngày ... Rồi những buổi hoàng hôn khi màu trời nhuộm tắt ở phương Tây, đêm chạy theo đuổi bắt vầng dương đã mất, cho đến khi sức cùng lực kiệt thì mới hay mình đã chạy theo một ảo ảnh xa vời..."
Từ Bình Dương, nữ nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh, từng là đào chánh của đoàn Thanh Minh Thanh Nga 2, tiếng hát vẫn mượt mà ngọt lịm dù không còn đứng trên sàn diễn, chị cho biết:
Vui buồn ngày Xuân thì cũng nhiều lắm. Hồi xưa diễn 3 tiếng đồng hồ hay 3 tiếng rưỡi đồng hồ, người ta ngồi coi. Bây giờ vở diễn 2 tiếng trở lại, người ta không còn ngồi coi say mê như ngày xưa nữa.
Gia đình chị lập đoàn Minh Bằng - Việt Tùng, chị hát đào chánh đoàn nhà, rồi chị qua đoàn đầu là hợp đồng với Thanh Minh Thanh Nga. Chị sống với đoàn chị Nga là 7 năm. Tết đó, 25 là mình đưa Ông về Trời, rồi anh em chia tay nhau về nhà sắm sửa, rồi tối rước Ông, tối giao thừa mình ở đoàn cũng rước Ông, rồi sáng mùng Một mình chuẩn bị diễn xuất hát đầu tiên, diễn một ngày 3 xuất là sáng, trưa rồi tối. Rộn ràng lắm em, phấn khởi lắm! Coi như những cái gì mới mình dành cho đầu năm hết, rất là nhiều, đi hát biết bao nhiêu vở.
Chị có đi đoàn Thanh Minh, cái vở đầu tiên chuẩn bị Tết thì của chú Tám Vân, đó là cái vở "Mùa Xuân sen trắng nở". Chị Thanh Nga diễn vai chánh, còn chị thì bên đoàn 2. Thanh Kim Huệ lúc đó làm con gái. Năm nay chị sáu mươi mấy rồi, thỉnh thoảng chị có về Bến Tre, chị có đi đoàn cải lương của anh em hay về hát ở Bến Tre, những đoàn hát cũ đó, lâu lâu họ ăn liên hoan hay họ khai trương một kịch bản mới, họ mời mình đi dự. Rồi thỉnh thoảng ngồi chung bàn với nhau mình ca những bài ca kỷ niệm của mình, như "Lý huynh ơi, có những buổi chiều vàng thoi thóp nắng, ai có nghe trong mấy tiếng tim đau, hay có những đêm trời trở ánh sao rơi, có dòng lệ rạt rào tuôn chảy mãi, lời muốn nói sao đôi môi khép lại, nói gì đây ai hiểu được lòng ta.
Trong tấc gang dâng mấy dặm quan hà, ngày dằng dặc như là muôn thế kỷ, ...... người em yêu dấu, em mơ chăng hay thất vọng chuyện gì, người chiến binh không được phép cuồng si thì em đừng bó chuyện Chúc Anh Đài - Lương Sơn Bá. Không, anh không bao giờ biết được chuyện tình duyên của ai cả thì đừng vội khinh rẻ chuyện tình của Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài".
Nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết. Photo courtesy of nsbachtuyet.com Photo courtesy of nsbachtuyet.com Nói cho đúng chị về đoàn Thanh Minh Thanh Nga chị coi chị Nga là một người chị trong nghề nghiệp và một người thầy, tại vì hồi đó chị ở đoàn nhà của chị là một đoàn ở dưới quê, như đoàn hát nhỏ vậy đó, rồi mình nghe mấy cái dĩa "Chàng Ốc bán than" của anh Phước với chị Thanh Nga, rồi mình ước mơ hát chung với những nghệ sĩ có tên vậy đó. Rồi sau này chị về thành phố rồi chị được người ta giới thiệu qua đoàn chị Nga thành ra chị ở sát cánh với đoàn chị Nga 7 năm đó. Sau này Thanh Minh Thanh Nga lập ra hai đoàn, đoàn 1 thì chị Nga với anh Được, anh Phuớc, đoàn 2 thì bên chị diễn với Thanh Sang .
Chị cũng rất cảm động và tự hào một người nghệ sĩ như chị không còn ca diễn nữa nhưng mà cuối đời lại ca cho một người không biết mặt mà chỉ biết tên. Chị ca nhưng chị rất là xúc động. Tại sao tới buổi này mà lại có người biểu mình ca cho người ta nghe nữa? Ai thèm dòm tới mình. Mình đã bỏ nghề lâu rồi. Già quá trời, ai kêu mình ca? Cảm ơn em rất là nhiều.
Đối với soạn giả Viễn Châu, tác giả kịch bản cải lương của nhiều vở tuồng nổi tiếng, thì sân khấu cải lương những ngày Tết bây giờ sao mà giống những buổi chợ chiều, ít có ai muốn nán lại đó để cảm thấy nỗi trơ trọi và muộn màng:
Tôi viết đủ loại hết. Thí dụ loại tình cảm thì tôi có viết "Yêu em đã muộn rồi" hay "Chuyện tình Hàn Mạc Tử", "Tình mẫu tử sau bức màn nhung". Có mấy chục tuồng xã hội. Còn về cổ trang thì có "Giọt máu quân vương", "Quân vương và thiếp", rồi "Hoa Mộc Lan" … nhiều lắm, đủ loại. Vui buồn ngày Xuân thì cũng nhiều lắm, nhứt là tuồng "Hoa Mộc Lan" luôn luôn liên tục, Tết nào thì "Hoa Mộc Lan" cũng diễn khai trương, diễn luôn mấy xuất, một ngày hai xuất, sân khấu Thanh Minh Thanh Nga hồi xưa diễn 3 tiếng đồng hồ hay 3 tiếng rưỡi đồng hồ, người ta ngồi coi.
Không biết tôi có chủ quan không chớ tôi thấy lớp trẻ bây giờ hát cải lương rất mùi làm tuôn rơi nước mắt, hội trường lúc nào cũng chật cứng. Tôi nghĩ làm sao mà cải lương nó chết được?
NS. Ngọc Mai
Bây giờ vở diễn 2 tiếng trở lại, người ta không còn ngồi coi say mê như ngày xưa nữa. Cải lương nó khi vậy khi khác hoài. Bao nhiêu năm rồi, hơn nửa thế kỷ nó cứ vậy à, có lúc nó đông đảo khán giả đến rạp hát, còn có khi nó sao đâu á, làm như thời tiết thay đổi khi nóng khi lạnh vậy đó. Rạp thì không phải rạp đồ sộ đầy đủ như hồi xưa, chỉ là chỗ thu gọn lại một khung cảnh nhỏ nhỏ để mà diễn được vậy thôi. Tuồng cũ nó không hát nữa, không có diễn nữa. Tuồng thì hầu hết là tuồng vui không à, nặng về hài hước. Bây giờ rạp hát chỉ còn rạp Hưng Đạo của nhà hát Trần Hữu Trang thôi, nhà hát của chính phủ chớ đâu có cho tư nhân làm đâu nào.
Cải lương vẫn sống
Nhưng có thật là ngành cổ nhạc hay cải lương ở Việt Nam đang mai một dần đi? Không hẳn là như thế, đó là lời khẳng định của Ngọc Mai, nữ nghệ sĩ ưu tú đã và đang đào tạo bao nhiêu tiếng ca trẻ cho làng nghệ thuật cổ truyền.
Nữ nghệ sĩ Ngọc Mai nói: Ngọc Mai nghĩ là sân khấu cải lương nói riêng của Miền Nam hay nói chung của cả nước thì nó không bao giờ mất đi, tại vì không có một bài nào khi mà cất lên hát mà người ta vỗ tay tới năm sáu lần. Vô một cái điệu lý chiều chiều thì người ta vỗ tay, vô câu vọng cổ, câu một đó, thì vỗ tay, dứt câu hai vỗ tay là 3 lần, kế hát "Trang thu dạ khúc" vỗ tay, vô câu năm vỗ tay, và dứt bài vỗ tay, tức là một bài vỗ tay tới 6 lần. Trên thế giới này không có bài nào mà vỗ tay như vậy.
Người ta nói là sân khấu đi xuống thì Mai nghĩ là không phải nó đi xuống. Cái gì nó cũng vậy, có lúc thăng, có lúc trầm, đời con người ta cũng vậy và nghệ thuật nó cũng vậy. Còn bây giờ bạn biết không? Có nhiều loại hình lắm. Ngày xưa chỉ có cải lương thôi thì coi cái gì bây giờ?
Cố Nghệ sĩ Thanh Nga. Photo courtesy of Wikipedia Photo courtesy of Wikipedia
Tối ngày đi coi cải lương chớ coi cái gì! Còn bây giờ nó muôn hình vạn trạng, ngay như ở trên làn sóng của đài truyền hình mấy chục kênh thì làm sao mình coi cho hết! Rồi bây giờ cái tốc độ người ta sinh hoạt nó nhanh, nó theo cái công nghiệp, nó theo cái kinh tế thị trường, con người ta nó hối hả như vậy, về nhà đôi khi người ta oải quá rồi và người ta không có đi coi nữa, chớ chưa hẳn nghệ thuật cải lương đi xuống, nó vẫn âm ỉ cháy ở trong lòng mỗi người.
Mà tôi nói cho bạn nghe là ngay như cái chỗ của tôi đừng có nói là các cụ già mà ngay như các em bé, bạn có tin là một em bé 3 tuổi mà nó lên sân khấu nó hát điệu lý con sáo và nó hát hai câu vọng cổ "Điệu buồn phương Nam" không rớt một nhịp nào, và nó hát mà khán giả vỗ tay muốn bể hội trường ra, thì làm sao mà cải lương chết được? Tôi không biết là nghĩ như thế nào, tôi tạm thời cho là nó lắng xuống.
Không biết tôi có chủ quan không chớ tôi thấy lớp trẻ bây giờ - sinh viên các em vẫn cứ hát, khán giả của Đài Tiếng Nói Nhân Dân, chúng tôi nói là 2/3 là sinh viên và những người lao động tự do có bạn hát cải lương rất mùi mà đi bán cá viên chiên, rồi có em thợ hồ nó lên nó hát làm tuôn rơi nước mắt, hội trường lúc nào cũng chật cứng. Tôi nghĩ làm sao mà cải lương nó chết được?
Tết của nghệ sĩ cải lương cũng là hy vọng cho một ngày hồi sinh của nền cổ nhạc có thời được coi là đại chúng.
Chúc quí thính giả hưởng một Mùa Xuân an bình với nhiều kỷ niệm ngọt ngào.
"...Bạn cười đi cho tôi vui cùng mai mốt chúng mình gặp nhau... Mai sẽ đưa Trúc đi thăm những cây đa cây đề trong làng nghệ thuật... Soạn giả, nhà thơ Kiên Giang, rồi bác Viễn Châu, những người giỏi giang của dất nước quê nhà. Nếu có thì giờ mình sẽ đi viếng mộ nhà thơ Sơn Nam."
Thanh Trúc
Nguồn: cailuongvietnam.com